Powered by Techcity

Khởi nghĩa Lam Sơn – dấu son rạng ngời sử sách (Bài 3): Hội thề Lũng Nhai

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phất cao ngọn cờ: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”, do đó đã quy tụ nhân tâm, thu phục được lòng người. Cũng từ ngọn cờ đại nghĩa ấy đã làm nên Hội thề Lũng Nhai – hội thề lịch sử, hội thề của tinh thần quyết chiến, quyết thắng!

Khởi nghĩa Lam Sơn - dấu son rạng ngời sử sách (Bài 3): Hội thề Lũng Nhai - hội thề lịch sử!Địa điểm được cho là nơi tổ chức Hội thề Lũng Nhai (thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân ngày nay). Ảnh: tư liệu

Trong nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, cùng với việc xác định được đội quân tiên phong, thì xây dựng được bộ tham mưu – cơ quan đầu não lãnh đạo – được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất, có tính quyết định nhất đến sự thành bại của cuộc khởi nghĩa. Điều này càng đúng với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (năm 1418), khi Lê Lợi không chỉ biết dựa vào lực lượng xã hội – quần chúng Nhân dân lúc bấy giờ là cơ bản; mà còn chọn được bộ tham mưu trung thành nhất. Để khi thời cơ đã điểm thì chính thức phất cờ khởi nghĩa, dựng nên cơ đồ đại nghiệp.

Theo các nhà nghiên cứu thì Hội thề Lũng Nhai được diễn ra vào một ngày đầu tháng 2 năm Bính Thân (1416). Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất đã đến làng Lũng Nhai (thuộc hương Lam Sơn xưa, nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) – một địa điểm kín đáo ẩn sâu trong rừng núi, thuộc hữu ngạn sông Âm, tả ngạn sông Chu, cách Lam Sơn khoảng 10km về phía Tây – để tổ chức tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em.

Hội thề trang nghiêm, được đất trời chứng giám: “Trời ban cho năm tốt lành, là năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão là ngày Sóc, đến ngày 12 là ngày Canh Dần.

Phụ đạo lộ Khả Lam, nước Nam, thần là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Nanh, Lê Kiệm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến, kính cẩn đem lễ vật, sinh huyết, thành kính dâng lời tấu cáo cùng: Hạo Thiên Thượng Đế, Hậu Thổ Hoàng Địa kỳ và đến các Tôn linh thần bậc Thượng, Trung, Hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin rủ lòng soi xét cho:

Rằng: Có bạn từ phương xa đến, kết giao vui vẻ, cốt giữ lòng tin, thì phải tấn cáo, đó là việc lễ vậy.

Nay ở trong nước, Phụ đạo chính thần là Lê Lợi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, tuy họ hàng, quê quán có khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như cùng một Tổ liền cành, phận vinh hiển tuy có khác nhau, nguyện tình nghĩa cùng chung một họ không khác.

Giả sử như có bằng đảng ra ý định xâm chiếm, bày chuyện xâm cướp [hay] tụ tập hống hách làm hại, như vậy, thì Lê Lợi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, sẽ đều chung sức, đồng lòng, chống giữ địa phương, để xóm làng được yên ổn. Sống chết cùng nhau, không quên lời thề son sắt. Chúng thần cúi xin:

Trời đất cùng các vị Thần linh chứng giám, ban cho trăm điều phúc lành tự mình cho đến nhà mình, tổ tông con cháu đều được yên vui, hưởng nhiều lộc trời.

Nếu như thần là Lê Lợi, cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, muốn theo đường khác, cầu ơn trước mắt, tối tăm quên nhau, không cùng một lòng, bỏ lời thề ước son sắt, thì bọn Thần cúi xin:

Trời Đất cùng các vị Thần linh giáng xuống trăm tai ương tự mình cho đến nhà mình, tổ tông con cháu đều bị tru diệt theo hình phạt của Trời.

Kính cẩn tấu cáo”.

Theo “Văn bản “Hội thề Lũng Nhai” – khảo đính và luận giải” của PGS. TS Nguyễn Minh Tường, bài “Văn thề” trên được viết vào tháng 2 năm Bính Thân (1416), để Lê Lợi và 18 nhân kiệt của ông thề: Cùng chung sức đồng lòng chống lại lũ “bằng đảng”, tức bọn Việt gian thời bấy giờ như Tri huyện Đỗ Phú, hay Tri phủ Lương Nhữ Hốt… Trong Văn thề Lũng Nhai chưa nói đến việc cùng nhau chống giặc Minh xâm lược, theo nhà nghiên cứu này vì 2 lẽ: một là, lực lượng quân sự của Lê Lợi bấy giờ chưa đủ để có thể nhắm tới nhiệm vụ trọng đại như vậy; hai là, dù cho mục đích cuối cùng của Hội thề Lũng Nhai là đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, thì về sách lược, Lê Lợi cũng cần che giấu, chưa để lộ ra làm gì.

Khởi nghĩa Lam Sơn - dấu son rạng ngời sử sách (Bài 3): Hội thề Lũng Nhai - hội thề lịch sử!Khởi nghĩa Lam Sơn – dấu son trong trang sử vàng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận, áng “Văn thề” đã toát lên tinh thần yêu nước và khẳng định quyết tâm đánh giặc cứu nước của chủ tướng Lê Lợi, 18 người thân tín, cũng như những người tham gia hội thề. Vì “Giả sử như có bằng đảng ra ý định xâm chiếm, bày chuyện xâm cướp [hay] tụ tập hống hách làm hại, thì Lê Lợi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, sẽ đều chung sức, đồng lòng, chống giữ địa phương, để xóm làng được yên ổn. Sống chết cùng nhau, không quên lời thề son sắt”! Hội thề Lũng Nhai là nơi bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn “dâng lễ vật”, “sinh huyết” và “lập lời thề son sắt” để tấu cáo cùng thần linh, trời đất. Đó là hành động mang “tính thiêng”, dựa trên chữ “tín” của bậc trượng phu và được người xưa hết sức tin tưởng, đề cao, coi trọng. Xuất phát từ điều đó nên hội thề này đã vượt ra ngoài khuôn khổ, phạm vi hạn hẹp và có ý nghĩa cũng như tác động sâu sắc đến lịch sử dân tộc. Thậm chí có nhà nghiên cứu còn ví, Hội thề Lũng Nhai có tính chất quốc gia, dân tộc tương tự như Hội thề Sông Hát được Hai Bà Trưng tổ chức vào mùa xuân năm Canh Tý (40 SCN).

Xuất phát từ ý nghĩa lớn lao đó của Hội thề Lũng Nhai, PGS Hà Đình Đức cho rằng, lời thề trong Hội thề Lũng Nhai trịnh trọng và thiêng liêng như một bản tuyên ngôn đầu tiên của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Kể từ đó Lê Lợi và những người cộng sự đã chiêu mộ nghĩa quân và bàn mưu kế đánh giặc. Các anh hùng hào kiệt và những người dân yêu nước bốn phương lần lượt hội tụ về Lam Sơn. Bọn tướng giặc Trương Phụ, Trần Trí, Mã Kỳ đã chú ý theo dõi và tìm cách mua chuộc. Bề ngoài, Lê Lợi lo lót của cải tỏ ra “quy phục”, nhưng bên trong vẫn ngầm chuẩn bị lực lượng chờ đợi thời cơ. Khi điều kiện đã chín muồi, Lê Lợi đã họp bộ tham mưu quyết định khởi nghĩa.

Từ sau Hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được đẩy mạnh và khẩn trương hơn. Núi rừng Lam Sơn thực sự trở thành nơi hội tụ sức mạnh của cả nước và vì thế cũng trở thành mục tiêu hàng đầu của quân Minh dồn sức tấn công tiêu diệt. Nhận thấy không còn thời gian và điều kiện tiếp tục hoạt động bí mật, trước khả năng quân Minh có thể đánh úp vào căn cứ nghĩa quân bất cứ lúc nào, Lê Lợi quyết định “đại hội tướng sĩ, bàn tính việc khởi binh”. Tháng 1 năm Mậu Tuất (1418), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Tinh thần của cuộc khởi nghĩa như Nguyễn Trãi đã khẳng định trong “Bình Ngô đại cáo”: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa/ Chốn hoang dã nương mình/ Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống/ Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời/ Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối/ Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh /Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ”. Đó cũng chính là tinh thần cốt lõi đã được nhấn mạnh trong “Văn thề” Lũng Nhai: “Giả sử như có bằng đảng ra ý định xâm chiếm, bày chuyện xâm cướp [hay] tụ tập hống hách làm hại, như vậy, thì Lê Lợi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, sẽ đều chung sức, đồng lòng, chống giữ địa phương, để xóm làng được yên ổn. Sống chết cùng nhau, không quên lời thề son sắt”.

Có thể khẳng định, Hội thề Lũng Nhai là nơi bộ tham mưu của khởi nghĩa Lam Sơn ghi tạc lời thề non sông – lời thề cứu nước, cứu giống nòi khỏi họa nô dịch tàn bạo, họa đồng hóa thâm độc của kẻ thù – đã được đất trời chứng giám, được lòng người thuận theo. Lời thề ấy đã trở thành “bệ đỡ tinh thần” giúp Lê Lợi và 18 vị nhân kiệt, cùng nghĩa quân Lam Sơn đi qua chặng đường 10 năm đấu tranh gian khổ, ác liệt để đi đến thắng lợi cuối cùng với chiến thắng Đông Quan lẫy lừng cuối năm 1427. Để rồi, cùng với khởi nghĩa Lam Sơn, Hội thề Lũng Nhai sẽ mãi ghi dấu ấn đậm nét vào trang sử vàng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Bài và ảnh: Trường Giang

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn).

Bài 4: Dấu tích khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa.

Nguồn

Cùng chủ đề

Thực hiện nghiêm, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính

Chiều 15/1, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ chín của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC năm 2024; phương hướng, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trong cả nước.Toàn cảnh phiên họp...

Các địa phương xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”

Sáng 14/1, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU) tổ chức hội nghị trực tuyến lần thứ XII với 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU chủ trì hội nghị.Điểm cầu Hà Nội và các...

Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”.Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương - Ảnh: VGP/Nhật BắcĐạt...

Nhẹ để “bay cao”

Chủ trương giảm biên chế theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ban, ngành và địa phương đang là câu chuyện thời sự hiện nay. Trong khi còn có những cán bộ chần chừ, tính toán, thì đã có rất nhiều cán bộ xung phong xin nghỉ trước tuổi để việc sắp xếp bộ máy được thuận lợi hơn.Thông tin từ báo chí cho thấy danh sách cán bộ xin nghỉ trước tuổi...

Chuẩn bị các điều kiện sản xuất lúa xuân

Trong không khí những ngày đầu năm mới, người dân các địa phương đang tích cực thu hoạch diện tích cây trồng cuối vụ đông; tranh thủ thăm đồng, gieo và chăm sóc mạ, chuẩn bị các điều kiện xuống đồng gieo cấy lúa vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất.Người dân xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) chăm sóc mạ. Ảnh: Lê NgọcTheo kế hoạch, vụ xuân 2025, huyện Thọ Xuân gieo cấy 7.850ha lúa, trong đó có...

Cùng tác giả

Nguy cơ quá tải của các tuyển thủ Việt Nam ở V-League

LỊCH THI ĐẤU DÀY ĐẶC khiến tuyển thủ mệt mỏi Bên cạnh những hào quang của chiến thắng, đã có 3 nhà vô địch AFF Cup 2024 phải nhập viện, trong đó có 2 chấn thương nặng của Xuân Son và Tấn Tài, còn Đình Triệu may mắn phát hiện vết đau ở ruột trước khi quá muộn. Điều này cho thấy đội tuyển VN đã phải trả giá không nhỏ. Hãy tưởng tượng, các cầu thủ VN đã phải...

Đại chiến sân Thiên Trường và Thanh Hóa

Ngày 17.1 diễn ra 2 cặp đấu giữa đội HAGL với CLB TP.HCM (17 giờ, sân Pleiku, trực tiếp FPT Play, HTV Thể thao), đội Bình Dương với đội Bình Định (18 giờ, sân Quy Nhơn, trực tiếp FPT Play, TV360+4). HAGL hiện có 12 điểm, xếp hạng 7 tại V-League còn CLB TP.HCM có 10 điểm, xếp hạng 10. Đây là cặp đấu được đánh giá cân tài cân sức, đội nào tận dụng cơ hội tốt hơn...

Cổ phiếu “họ nhà Vin” diễn biến ra sao trong ngày trọng đại?

Cặp đôi Á hậu Phương Nhi và doanh nhân Phạm Nhật Minh Hoàng (con trai thứ của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) đã chính thức “về chung 1 nhà”. Trước bối cảnh đó, cổ phiếu “nhà Vin” xuất hiện...

Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa

Chiều 15/1, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định bổ nhiệm đồng chí Thượng tá Trịnh Văn Giang, Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa...Thừa ủy quyền, Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công...

Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều 15/1, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, HHDL tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thu hút khách du lịch đến Thanh Hóa.Đáng chú ý là các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch như: tham gia gian hàng, tổ chức các chương trình...

Cùng chuyên mục

Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều 15/1, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, HHDL tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thu hút khách du lịch đến Thanh Hóa.Đáng chú ý là các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch như: tham gia gian hàng, tổ chức các chương trình...

Gió thổi lâng lâng – Thanh xuân lại đến

Mỗi độ xuân về, miền đất Thanh Hóa lại đón nhận những làn gió nhè nhẹ, mơn man như lời gọi mời bất tận. Ấy là thời điểm đất trời giao hòa, khi sắc xuân len lỏi khắp ngõ ngách, kết nối con người với thiên nhiên. Trong khung cảnh ấy, LAMORI Resort & Spa như một điểm sáng, nơi người ta có thể tìm đến để hít hà bầu không khí trong lành đậm hương xuân.Lưu giữ quá...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đi kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân nhân dịp Tết Nguyên đán...

Ngày 14/1/2025, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đã đi kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại thị xã Bỉm Sơn, Công ty Xi măng Bỉm Sơn, Công ty Xi măng Long Sơn, Sư đoàn 390-Quân đoàn I; huyện Hà Trung và Công ty Thuốc lá...

Thí sinh Cao Bằng Hoàng Châu Anh đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024

Hoàng Châu Anh, cô gái đến từ Cao Bằng đã xuất sắc vượt qua 30 thí sinh khác để trở thành tân Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024.Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024 là cuộc thi cấp quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với mong muốn tôn vinh chiếc áo dài Việt Nam.Cuộc thi được Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây và...

Vịnh ngọc một góc trời

Nằm giữa miền Thọ Xuân (Thanh Hóa), LAMORI Resort & Spa hiện lên như một “Vịnh ngọc” nằm khiêm tốn trọn vẹn giữa những dãy đồi bát úp thoai thoải kết nối với những cánh rừng xanh thẳm xa xa. Buổi chiều, lớp sương mờ giăng trên nương rẫy, khiến cảnh vật trở nên huyền ảo, gợi nhớ bức tranh sơn thủy hữu tình.Tương sinhHồ Vua Lê, trái tim của Resort được ví như một viên ngọc bích khổng...

Ông đồ ở góc chợ phiên

Mỗi dịp xuân sang lại vọng lên trong tôi bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên với hình ảnh ông đồ già uy nghiêm, khả kính. Với những ông đồ, tôi luôn dành sự tôn trọng bởi quan niệm rằng, những chữ mà ông viết ra đều là chữ được chắt từ gan ruột. Ấy là chữ thánh hiền.Nhưng dường như sự khả kính ấy chỉ còn trong ký ức khi mà đời sống phát triển cùng những...

Du lịch nông thôn – hướng đi đầy triển vọng

Với mạng lưới sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, du lịch Thanh Hóa đang từng bước định vị thương hiệu trên bản đồ du lịch quốc gia. Trong đó, phát triển du lịch vùng nông thôn, mà trọng tâm là sản phẩm du lịch nông nghiệp là một trong những định hướng quan trọng nhằm mở rộng mạng lưới điểm đến và hệ thống du lịch của tỉnh Thanh Hóa.Làng du lịch...

Du lịch xứ Thanh có gì trong tháng đầu tiên của năm mới?

Với quyết tâm nâng cao vị thế du lịch, trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch (gọi tắt là sự kiện). Trong đó có gần 20 sự kiện sẽ được tổ chức trong tháng 1, trọng tâm là các lễ hội mùa xuân mang đậm nét văn hóa truyền thống, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn.Đến với Bảo tàng tỉnh...

Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở khu vực miền núi

Sự ra đời của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa - văn nghệ quần chúng ở các huyện miền núi không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa cơ sở. Do đó, trong thời gian qua các địa phương ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để các CLB...

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thanh Hóa tổ chức vào ngày 11 và 12/2

Sáng 8/1, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XXIII, năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND thành phố Thanh Hóa cùng các đơn vị, các câu lạc bộ thơ.Họa sĩ Phạm Duy Phương, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh phát biểu tại hội nghị.Nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất