Powered by Techcity

Khơi dậy tiềm năng du lịch ở Nga Sơn

Những ngày tháng 4, chúng tôi có dịp về thăm di tích đền thờ Mai An Tiêm nằm trên địa bàn xã Nga Phú (Nga Sơn). Ngôi đền thiêng tựa lưng vào núi Mai An Tiêm, phía trước đền thờ là cánh đồng lúa trải dài, hai bên là dãy núi cao mang dáng hình con rồng uốn lượn. Ngôi đền với không gian thoáng đãng, bình yên là chốn dừng chân của du khách đến dâng hương, vãn cảnh.

Khơi dậy tiềm năng du lịch ở Nga SơnLễ hội Mai An Tiêm năm 2023.

Cụ thủ từ Đặng Văn Thiết đã có hơn 20 năm trông coi ngôi đền, hướng dẫn chúng tôi dâng hương, thăm khuôn viên di tích đền thờ Mai An Tiêm. Những ngày đầu tháng 4 cũng là thời điểm huyện Nga Sơn đang tích cực chuẩn bị cho lễ hội Mai An Tiêm năm 2024 với quy mô cấp huyện sẽ diễn ra vào ngày 19 và 20/4 (tức ngày 11 và 12/3 âm lịch). Lễ hội không chỉ tôn vinh công lao to lớn, tinh thần anh dũng, cần cù trong lao động, sản xuất của đức thánh Mai An Tiêm. Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân. Lễ hội cũng là dịp đẩy mạnh các hoạt động phát triển du lịch, thu hút du khách, góp phần giới thiệu quảng bá nét đẹp của vùng đất, con người Nga Sơn tới bạn bè trong và ngoài nước. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển kinh tế – văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Nga Sơn, cho biết: Nga Sơn là huyện giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, với nhiều tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch. Vùng quê Nga Sơn hội tụ rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng gắn với những câu chuyện huyền thoại như sự tích Mai An Tiêm và quả dứa hấu đỏ; Từ Thức gặp Giáng Hương; chùa Tiên xứ Phật cõi trần, cảnh đẹp hồ Đồng Vụa; chùa Thạch Tuyền; chùa Bạch Tượng. Dọc đôi bờ sông Hoạt theo dãy núi Tam Điệp còn có nhiều cảnh quan kỳ thú như động Lục Vân, động Trúc Sơn, cửa Thần Phù, núi Bia Thần, núi Lã Vọng. Theo các tài liệu, nơi đây từ xưa đã có rất nhiều nhà sử học, bác học như Phan Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát; các vua, chúa như Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông, chúa Trịnh Sâm và cả thái tử nước Lào… vãn cảnh, tức cảnh đề thơ trên núi. Vùng đất Nga Sơn còn hội tụ những di tích lịch sử như: Chiến khu Ba Đình; đền thờ Trần Hưng Đạo; đền Thờ Triệu Quang Phục; đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa; đền thờ danh tướng Trịnh Minh; đền thờ Thám hoa Mai Anh Tuấn,… thu hút du khách về với địa phương.

Toàn huyện có 285 di tích, có 49 di tích được xếp hạng (trong đó có 7 di tích cấp quốc gia, 42 di tích cấp tỉnh, 8 di tích lịch sử cách mạng); 24 lễ hội truyền thống gắn với lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được công nhận, trong đó có lễ hội Mai An Tiêm được huyện tổ chức hằng năm. Cùng với di tích, lễ hội, Nga Sơn còn biết đến với nhiều làng nghề và các sản phẩm tiêu biểu như sản phẩm thủ công mỹ nghệ chiếu, cói; các sản phẩm ẩm thực nổi tiếng như gỏi cá nhệch, rượu nếp Nga Sơn, dê núi ủ trấu; các sản phẩm dưa lưới Vạn Hoa, rượu đông trùng hạ thảo; dưa hấu Mai An Tiêm; mắm tôm, mắm tép Bạch Câu. Nhiều công trình văn hóa tôn giáo có giá trị như chùa Hàn Sơn (Nga Điền); chùa Tiên (Nga An); chùa Bạch Tượng (Nga Giáp)… cũng là điểm đến tham quan tâm linh hấp dẫn du khách. Với những giá trị đặc trưng riêng về văn hóa, lịch sử, các làng nghề, ẩm thực đã tạo nên một bức tranh du lịch đa sắc, là nguồn lực quan trọng để Nga Sơn khai thác, phát triển du lịch.

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành văn hóa, công tác quản lý nhà nước về du lịch, di sản văn hóa của huyện Nga Sơn đã được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội, làng nghề truyền thống đã và đang được phát huy, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của Nhân dân, từng bước trở thành những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hấp dẫn, thu hút ngày càng đông khách du lịch. Huyện đã xây dựng cụm pano ảnh giới thiệu tại các di tích trọng điểm trên địa bàn; chỉ đạo hoàn thành, nghiệm thu dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng, cải tạo rào chắn, lối đi đảm bảo an toàn cho khách du lịch đến động Từ Thức (xã Nga Thiện); đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch. Năm 2023, du khách đến với huyện Nga Sơn ước tính hơn 67.880 lượt khách (chủ yếu là khách tham quan thắng cảnh, tham gia lễ hội, tâm linh, ẩm thực…); tổng thu du lịch ước đạt 4 tỷ 250 triệu đồng. Trong 2 tháng đầu năm 2024, Nga Sơn ước đón hơn 11.540 lượt khách.

Để du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, huyện Nga Sơn đang xây dựng đề án phát triển du lịch giai đoạn 2024-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là căn cứ quan trọng xác định hướng phát triển du lịch của huyện; đồng thời kêu gọi thu hút đầu tư vào các điểm di tích trọng điểm trên địa bàn; xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch lịch sử, về nguồn, du lịch làng nghề trên địa bàn huyện; nâng cao chất lượng, số lượng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động từ hoạt động du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn

Nguồn

Cùng chủ đề

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Dáng vóc đô thị “tựa núi, bên sông,  hướng biển”

Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, tọa lạc trên vùng đất cổ của hai nền văn hóa Núi Đọ và Đông Sơn, TP Thanh Hóa địa thế “rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân thành”. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, TP Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, đáng tự hào. Đặc biệt, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, quy mô diện tích và dân số của TP Thanh...

Trên đất làng cổ Quần Thanh

Làng cổ Quần Thanh thuộc xã Khuyến Nông (Triệu Sơn) ngày nay. Nơi đây có đền thờ Thành hoàng làng là võ tướng Trần Huệ - người đã có công khai khẩn lập nên vùng đất này.Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Quần Thanh.Ảnh: Khắc CôngThế kỷ thứ III, cuộc khởi nghĩa do anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh khởi xướng lấy vùng núi Nưa làm căn cứ. Để bảo vệ căn...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 6/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (6/12), Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thứ 31; Hội chợ Thương mại du lịch miền Tây Thanh Hóa năm 2024 khai mạc tại huyện Thường Xuân. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-6-12-2024-232527.htm

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Cùng tác giả

Năm 2025, chuyển 2 bệnh viện tại Thanh Hóa thành bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội

Theo Quyết định số 1704/QĐ-TTg, giai đoạn đến hết năm 2025, Bộ Y tế sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện: Bệnh viện 71 Trung ương, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương chuyển thành các bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội.Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương tại Thanh Hóa.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày...

Hai địa phương của Thanh Hóa được đầu tư gần 103 tỷ đồng xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1696/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1). Theo quyết định, tỉnh Thanh Hóa có 2 địa phương được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Toà án nhân dân cấp huyện.Sẽ xây dựng trụ sở làm việc TAND TP...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn...

Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết “Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”. Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn,...

Văn hóa khẳng định vai trò “nền tảng”

Trên con đường hiện thực hóa khát vọng trở thành tỉnh kiểu mẫu, Thanh Hóa đã phát huy vai trò của văn hóa. Qua đó, từng bước tạo “động lực” cho sự phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.Người dân TP Thanh Hóa tham gia Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024.Những “trái ngọt” từ mạch nguồnXứ Thanh được ví như “cái nôi” văn hóa với nền văn hóa Đông Sơn - một...

Sôi động các công trình trọng điểm

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thanh Hóa đã “quyết thắng” cùng cả nước đưa những công trình kiến thiết kỳ vĩ “thần tốc” về đích, đưa khát vọng “vươn cao, bay xa”...Đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa.Niềm vui toàn dân tộc trong “khúc ca khải hoàn” ngày Quốc Khánh năm nay vỡ òa trong “tin chiến thắng”, khi cả nước hân hoan khánh thành công trình trọng điểm - Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng...

Cùng chuyên mục

Văn hóa khẳng định vai trò “nền tảng”

Trên con đường hiện thực hóa khát vọng trở thành tỉnh kiểu mẫu, Thanh Hóa đã phát huy vai trò của văn hóa. Qua đó, từng bước tạo “động lực” cho sự phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.Người dân TP Thanh Hóa tham gia Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024.Những “trái ngọt” từ mạch nguồnXứ Thanh được ví như “cái nôi” văn hóa với nền văn hóa Đông Sơn - một...

Rộn ràng ngày đầu năm mới 2025 tại các khu, điểm du lịch

Ghi nhận trong ngày đầu tiên của năm mới 2025, tại nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh nhộn nhịp đón khách tham quan. Trong đó, các điểm đến nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi, giải trí và văn hóa lịch sử, tâm linh được đông đảo du khách lựa chọn.Sau bữa tiệc Countdown chào năm mới vào tối qua, buổi sáng đầu tiên của năm mới 2025 tại Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Samson...

Trao giải Cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”

Sau 6 tháng phát động cuộc thi, đến ngày 28/3/2024, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 16 mẫu phác thảo của 13 tác giả/nhóm tác giả trên cả nước. Hội đồng nghệ thuật đã họp, xét chọn 10 tác phẩm của 9 tác giả tham gia vào bước 2 và xếp giải.Các đại biểu tham dự lễ trao giải.Chiều 31/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ công bố và trao giải...

Về một số từ láy “nôn nao”, “cồn cào”, “cơ cực”, “cục cằn”

Trong chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa số trước, chúng tôi đã nêu ra bốn từ ghép bị Từ điển từ láy tiếng Việt nhận lầm là từ láy: cãi cọ, cay cú, cắm cúi, câu kéo. Trong bài này chúng tôi tiếp tục phân tích nghĩa đẳng lập của 4 từ: nôn nao, cồn cào, cơ cực, cục cằn (phần để trong ngoặc kép sau số mục là nguyên văn của Từ điển từ láy tiếng Việt...

Ngọc Lặc phát triển phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng

Phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc ngày càng phát triển sâu rộng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút đông đảo người dân tham gia luyện tập, từ đó góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.Hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao được UBND xã Thạch Lập tổ chức, thu hút đông...

Độc đáo những cung đường mang tên các loài “hoa” ở LAMORI

LAMORI Resort & Spa không chỉ có những công viên hoa rực sắc 4 mùa mà “Kỳ quan nghỉ dưỡng” này còn có những cung đường rất đặc biệt, khi tên gọi nơi đây được đặt theo tên các loài hoa. Điều đó đã tạo thêm sức hấp dẫn, lãng mạn cho khu nghỉ dưỡng mới nổi này.Ngất ngây cung đường đẹp như tranh.Xưa nay người ta vốn quen với tên các con đường gắn liền với các nhân...

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất