Powered by Techcity

Khơi dậy tiềm năng đất đồi Thường Xuân

Huyện miền núi Thường Xuân có quỹ đất đồi rừng sản xuất khá lớn, nhưng đa phần chưa phát huy hết tiềm năng để phát triển kinh tế. Thời gian gần đây, có nhiều hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đã đầu tư khoa học, phát triển các mô hình kinh tế đồi rừng hiệu quả.

Khơi dậy tiềm năng đất đồi Thường XuânTrang trại cây ăn quả công nghệ cao được xây dựng trên đất đồi xã Ngọc Phụng.

Với 10 ha đất đồi rừng sản xuất, trước đây, gia đình anh Lê Hoàng Hiệp ở thôn Thống Nhất 3, xã Xuân Dương vẫn trung thành với cây keo, còn lại là cây tạp và nhiều diện tích hoang hóa xen lẫn. Mỗi lứa keo kéo dài 5 đến 7 năm, đem về nguồn thu tương đương chỉ gần 10 triệu đồng/ha/năm. Từ năm 2018, anh đi tìm hiểu nhiều nơi, rồi trở về quyết tâm bỏ dần keo để canh tác những cây trồng cho hiệu quả cao hơn. Những vườn mắc ca, bưởi Luận Văn, sim rừng được thế chỗ cho cây keo từng gắn bó nhiều năm. Cùng với đó là những đàn dê duy trì từ 30 đến 50 con, đàn gà trên dưới 100 con mỗi lứa được nuôi thả trong vườn đồi của gia đình.

“Tôi đi học tập ở một số trang trại có điều kiện về nông hóa, thổ nhưỡng tương đồng và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Sau đó tự thiết kế quy hoạch chi tiết trang trại, từ chuồng trại đến luống cây cụ thể để làm định hướng phát triển. Đến nay, việc xóa bỏ dần cây keo đã chứng minh đúng hướng, nhiều người dân địa phương cũng học tập làm theo, dám đầu tư khoa học – kỹ thuật để phát triển kinh tế vườn rừng” – anh Lê Hoàng Hiệp, chia sẻ.

Theo hạch toán của chủ trang trại tổng hợp này, doanh thu từ trồng trọt và chăn nuôi của gia đình anh trong 2 năm gần đây mỗi năm đều đạt khoảng 390 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 260 triệu đồng, giúp cho kinh tế gia đình có đột phá hơn so với việc trồng rừng keo trước kia. Tuy tính bình quân thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao, nhưng việc phá bỏ cây trồng kém hiệu quả để hình thành mô hình kinh tế tổng hợp đã bắt đầu khơi dậy được tiềm năng quỹ đất nơi đây. Hiện gia đình anh Hiệp đang tiếp tục cải tạo quỹ đất để phát triển kinh tế, chỉ còn 4 ha keo. Mô hình của anh Hiệp đã bước đầu tạo được sự lan tỏa và góp phần thay đổi tư duy sản xuất đồi rừng của nhiều người dân địa phương.

Tại thôn Minh Quang, xã Lương Sơn, gia đình ông Lê Đình Vui đã biến vườn rừng của gia đình thành mô hình kinh tế tổng hợp cho doanh thu hơn 12 tỷ đồng mỗi năm. Khu sản xuất của gia đình được triển khai trên 2 khu đất, trong đó khu xung quanh nhà ở có diện tích 1 ha để trồng các cây ngắn ngày như ngô, sắn, chăn nuôi gà và đặt hàng chục đàn ong. Khu còn lại cách con đường trên triền đồi với diện tích tới 6 ha, từng là dây leo, bụi rậm, từ năm 2018, được gia chủ cải tạo trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Hiện gia đình có khu nuôi lợn sinh sản quy mô 120 nái và 6 chuồng trại nuôi lợn thương phẩm, xuất chuồng khoảng 220 con lợn thịt mỗi năm.

Lấy ngắn nuôi dài, tiền lãi hàng năm được tái đầu tư nên đến nay, gia đình ông Vui đã đầu tư tới 8,2 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng chăn nuôi và sản xuất. 600 cây bưởi, 160 cây mít Thái cũng cho gia đình ông thêm nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Với những thành công trong hoạt động chăn nuôi và trồng trọt trên đất đồi rừng, năm 2022 và 2023, gia đình ông Vui đều có doanh thu trên 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 930 triệu đồng. Nếu chia trung bình cho 7 ha đất đồi rừng, mỗi ha đất sinh lời hơn 132,8 triệu đồng, là con số đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế vườn rừng. Không những vậy, mô hình kinh tế tổng hợp này còn góp phần giải quyết 10 việc làm cho lao động địa phương.

Theo bà Lê Thị Hường, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Thường Xuân: “Là huyện miền núi, Thường Xuân có diện tích đất rừng sản xuất lớn, với khoảng 23.000 ha. Những năm gần đây, rất nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được gây dựng nhờ sự khuyến khích của huyện và các xã. Tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng có thể khẳng định có hàng trăm mô hình kinh tế vườn hộ, vườn đồi đã khẳng định hiệu quả. Những vùng đồi hoang, cây rậm dần được cải tạo thành những mô hình kinh tế, giúp khơi dậy tiềm năng quỹ đất”.

Bài và ảnh: Lê Đồng

Nguồn

Cùng chủ đề

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Những mô hình trang trại tuần hoàn khép kín cho thu nhập cao

Trang trại tổng hợp của gia đình anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn) có diện tích 1,6ha, được quy hoạch thành 2 khu vực sản xuất chăn nuôi và trồng trọt áp dụng công nghệ cao (CNC) trong nhà lưới, ở giữa là ao thả cá.Cây ăn quả được trồng dọc lối đi vào khu vực chăn nuôi của anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn).Trong lối đi vào khu vực chăn nuôi trồng...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 72 triệu đồng

Sáng 16/12, HĐND huyện Hoằng Hoá khoá XXI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 24 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, thảo luận mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, đồng thời xem xét nhiều nội dung quan trọng khác.Quang cảnh kỳ họp.Theo báo cáo của UBND huyện trình bày tại kỳ họp, năm 2024 kinh tế huyện Hoằng Hóa tiếp tục tăng...

Cùng tác giả

Tăng cường hỗ trợ, kết nối hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá

Chiều 4/1, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Lương Trọng Thành, Tỉnh uỷ viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND TP Thanh Hoá, VCCI Chi nhánh Thanh Hoá - Ninh Bình, các hiệp hội doanh nghiệp, các trường đại học cùng đông đảo hội viên Hiệp hội.Toàn cảnh hội...

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng góp ngân sách hơn 24.700 tỉ đồng

Một góc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Ảnh: HÀ ĐỒNG Ngày 4-1, thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, trong năm 2024, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã hoạt động ổn định với công suất trung bình đạt 113%. Doanh nghiệp đã chế biến được 83 triệu thùng – tương đương 11,4 triệu tấn dầu thô. Từ nguồn dầu thô này, công ty đã sản xuất và...

Cảnh báo ngộ độc khi sử dụng bột hạt sang chữa bệnh dạ dày, đại tràng

Hạt sang – Ảnh minh họa từ Internet Theo Sở Y tế Thanh Hóa, vừa qua sở này nhận được thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai về trường hợp bệnh nhân có địa chỉ tại huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) bị ngộ độc nặng sau khi dùng bột hạt sang. Qua kiểm tra, rà soát của Sở Y tế tại huyện Hậu Lộc, hiện nay nhu cầu sử dụng hạt sang tăng nhanh vì có thông tin được lan truyền...

Nạn nhân đã tử vong

Liên quan đến vụ hành hung người giữa đường sau va chạm giao thông tại TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương, ngày 4-1, người nhà của nạn nhân N.T.B. (SN 1986, quê Thanh Hóa, hiện ngụ tại TP Bến Cát), cho biết anh B. đã tử vong sau hơn 4 ngày điều trị tại bệnh viện. Nạn nhân bị đánh dã man sau va chạm giao thông Trước đó, anh B. bị đối tượng Lê Văn Hiền (SN 1988, quê An...

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Cùng chuyên mục

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, thời gian này, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đang hối hả “chạy đua” với thời gian để chuẩn bị sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh với hy vọng có một vụ hoa thuận lợi, được giá.Vườn trồng lan tại TP Thanh Hóa.Là người có thâm niên trồng cây cảnh nhiều năm nay, theo xu thế của thị trường, thay vì nhập về...

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Ngọc Phụng

Những năm qua xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), xây dựng, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.May túi xuất khẩu ở Công ty TNHH Phát triển thương mại Phú Vinh, xã Ngọc Phụng.Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về...

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Giá vé máy bay nội địa tối đa 4 triệu đồng/chiều

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định ban hành mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam.Giá vé máy bay nội địa hạng ghế phổ thông vẫn nằm trong khung giá trần được Nhà nước quy định. (Ảnh: PV/Vietnam+)Dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định...

Hành trình 10 năm cho những gắn kết vững bền

Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12/2015, xuyên suốt một thập kỷ với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa và có sức lan tỏa sâu rộng, “Tháng trí ân khách hàng” đã góp phần tạo sợi dây gắn kết bền vững giữa ngành điện với cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng người dân. Sợi dây bền chặt này chính là tiền đề quan trọng...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất