Powered by Techcity

Khai quốc công thần Nguyễn Lý

Nguyễn Lý (1374-1445), người làng Dao Xá, hương Lam Sơn, huyện Lương Giang (nay là khu phố Giao Xá, thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân), không chỉ là khai quốc công thần nhà Lê, mà còn là 1 trong 18 người cùng dự Hội thề Lũng Nhai với Lê Lợi.

Khai quốc công thần Nguyễn Lý - Vị tướng tài baLê Lý, khai quốc công thần vương triều Hậu Lê được đề danh trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Nếu cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo được tiến hành trong lúc nội tình đất nước không yên, chính quyền không được lòng dân, thì khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi lãnh đạo không chỉ khắc phục những hạn chế của cuộc kháng chiến trước đó, mà còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật quân sự. Đại đa số nghĩa quân là những người “mạnh lệ” – những người nghèo khổ bị bọn xâm lược và phản động áp bức, theo tiếng gọi của chủ tướng Lê Lợi đã đến tập hợp, trở thành những nghĩa binh dũng cảm.

Nguyễn Lý – một người có mặt ngay từ những ngày đầu gian khó và trong mọi trận chiến của Lê Lợi nhưng đến nay tài liệu về ông còn khá ít ỏi. Sách 35 vị khai quốc công thần Lam Sơn (NXB Thanh Hóa, 2017) vỏn vẹn hơn 3 trang; “Lam Sơn thực lục” cũng chỉ vài ba dòng viết về ông.

Năm 1418, khi Lê Lợi vừa phát lệnh khởi nghĩa thì lập tức quân Minh đàn áp gay gắt. Trong cuộc đọ sức không cân xứng này, nghĩa quân Lam Sơn đã chịu khá nhiều tổn thất. Lê Lợi buộc phải rút hết lực lượng về sách Mường Một (nay là vùng Bát Mọt, huyện Thường Xuân) và sau đó rút lên Linh Sơn (còn gọi là núi Chí Linh). Giặc vừa chấm dứt cuộc vây hãm Linh Sơn, Lê Lợi liền cho quân sĩ trở về Lam Sơn củng cố đội ngũ, tăng cường tích trữ lương thực và sắm sửa thêm vũ khí để chiến đấu lâu dài. Nhưng, trở lại Lam Sơn trong vài ngày, Lê Lợi đã phải đối phó với những cuộc tấn công đàn áp quyết liệt hơn, nên đành cho quân rút về Lạc Thủy.

Tại Lạc Thủy, Lê Lợi dự đoán rằng quân Minh nhất định sẽ dốc sức đuổi gấp theo. Để ngăn chặn cuộc truy đuổi ráo riết của quân Minh, Lê Lợi quyết định bố trí một trận đồ mai phục hết sức lợi hại ngay tại Lạc Thủy. Nguyễn Lý từ Thứ thủ trong vệ kỵ binh đã vinh dự được trao chức phó chỉ huy trận mai phục này. Ngoài Nguyễn Lý còn có một số tướng lĩnh xuất sắc như: Lê Thạch, Lê Ngân, Đinh Bồ và Trương Lôi.

Sau những trận thắng nhỏ, quân giặc chủ quan, chúng rầm rộ tiến vào Lạc Thủy với hy vọng sẽ đập tan hoàn toàn lực lượng Lam Sơn. Lợi dụng tình thế chủ quan, quân mai phục của Lê Lợi bất ngờ xông ra. Sách “Đại Việt thông sử” đã chép về trận thắng này: Ta đã “chém được vài ba ngàn tên, quân trang khí giới bắt được kể có đến hàng ngàn”. Tướng chỉ huy quân Minh trong trận này là Mã Kỳ phải một phen thực sự kinh hoàng. Đây là trận thắng lớn đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn, mở ra nhiều trận đại thắng sau này. Trong đó, tên tuổi của Nguyễn Lý ngày càng nổi bật.

Năm 1420, Lê Lợi cho quân đóng ở Mường Thôi. Lần này, hai tướng cao cấp của giặc là Lý Bân và Phương Chính đem trên 10 vạn quân, đánh thẳng vào khu căn cứ mới của Lê Lợi. Kẻ dẫn đường cho quân Minh là tên việt gian Cầm Lạn, người đang giữ chức Đồng Tri châu ở Quỳ Châu (Nghệ An). Để giành thế chủ động tấn công và đánh địch một trận thật bất ngờ, Lê Lợi phái các tướng Lý Triện, Phạm Vấn và Nguyễn Lý đem quân đến mai phục sẵn ở vị trí rất hiểm yếu, trên tuyến đường dẫn vào Mường Thôi.

Đúng như dự kiến của Lê Lợi, Lý Bân và Phương Chính không chút nghi ngờ, lực lượng tiên phong của chúng vừa lọt ổ mai phục, thì Nguyễn Lý, Phạm Vấn và Lý Triện liền hạ lệnh cho quân sĩ bốn bề nhất loạt xông ra. Trong trận đánh này, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt được một bộ phận khá lớn sinh lực của giặc, khiến “bọn Lý Bân và Phương Chính chỉ chạy thoát lấy thân”.

Từ năm 1424 đến 1426, nghĩa quân Lam Sơn liên tục tổ chức nhiều trận tấn công vào khu vực quân Minh đóng ở Nghệ An. Nguyễn Lý là một trong những tướng có vinh dự tham gia ở hầu hết các trận lớn như Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải… Nhờ lập nhiều công lao, ông được Lê Lợi cho thăng dần đến hàm Thiếu úy. Tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), Nguyễn Lý cùng Trần Nguyên Hãn đánh chiếm được thành Xương Giang, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc và ba vạn quân địch. Từ đây, quân Minh ngày một suy yếu, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy.

Khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê, lấy hiệu là Thuận Thiên ông đã ban thưởng cho những người vào sinh ra tử với mình. Nguyễn Lý được tấn phong là Tư mã, có quyền tham dự triều chính, được xếp vào hàm Suy Trung tán Trị Hiệp mưu Công thần, cho mang Quốc tính (họ vua) và có chiếu biểu dương “Lê Lý (Nguyễn Lý) kinh dinh bốn phương, phía Bắc đánh giặc Minh, phía Nam đuổi Ai Lao. Hễ đi đến đâu đều lập công đến đó, khéo biết lấy yếu đánh mạnh, lấy ít thắng nhiều”. Từ đó sử chép ông mang tên Lê Lý. Năm 1429, triều Lê dựng biển khắc tên 93 khai quốc công thần, tên của Lê Lý được xếp vào hàng thứ 6.

Khi vua Lê Thái Tổ băng hà, vua Lê Thái Tông lên ngôi, lúc này đại tư đồ Lê Sát nắm binh quyền, lại không ưa Lê Lý đẩy ông ra làm tổng đốc lộ Thanh Hóa, sau đó lại đổi làm đồng tổng đốc lộ Bắc Giang hạ. Đến năm 1437, tư đồ Lê Sát bị bãi chức, rồi bị giết, Lê Lý được gọi về triều làm Nhập nội Thiếu úy tham tri việc quân các vệ thuộc tây đạo (gồm các châu lộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa).

Năm 1445, Lê Lý qua đời. Vua Lê Nhân Tông ban tên thụy là Cương Nghị, biểu dương đức tính cứng rắn, nghị lực của ông và có sắc cho dựng đền thờ ở Lâm La. Lăng mộ của Nguyễn Lý được táng ở Cốc Xá, làng Dựng Tú, Lương Giang (nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là lý do tại Ba Si, xã Kiên Thọ, hằng năm người dân và con cháu họ Nguyễn vẫn thường dâng hương trên ngôi mộ nhỏ vào những ngày lễ. Năm Giáp Thìn (1484), vua Lê Thánh Tông truy phong cho ông làm “Thái sư, Dụ Quận công”, sau lại gia thăng “Dụ Quốc công”. Các đời vua Lê về sau đều phong Lê Lý làm “Trung đẳng Phúc thần Đại vương”.

“Có lẽ do những binh biến của thời cuộc mà ở làng Giao Xá (nay thuộc thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân), được chép là quê của Nguyễn Lý, hiện tại không còn chút hồ sơ, tài liệu, chính sử ghi về ông”, anh Nguyễn Văn Thủy, công chức văn hóa thị trấn Lam Sơn cho biết. Tên Lê Lý trên đất Thanh Hóa giờ chỉ còn được đề ở Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Giới thiệu với chúng tôi, bà Trình Thị Luận, Trưởng phòng Nghiệp vụ Ban Quản lý di tích Lam Kinh chỉ trên những tấm biển ghi thân thế và sự nghiệp của 18 người đã dự Hội thề Lũng Nhai với Lê Lợi. “Những dòng lý lịch đơn giản nhưng đủ để chúng ta hiểu phần nào về danh tướng Lê Lý. Đáng tiếc là tài liệu chép về ông quá ít ỏi. Hy vọng rằng giai đoạn tiếp theo, với sự phát triển của công tác sưu tầm, lưu trữ văn bản, chúng ta sẽ có thêm nhiều nguồn tư liệu của các vị tướng thời Hậu Lê, trong đó có Lê Lý”.

Bài và ảnh: Kiều Huyền

Nguồn

Cùng chủ đề

Gặp mặt, làm việc với đoàn công tác huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Nhân dịp đoàn công tác của Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Sơn, Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam về tham dự Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2025 và kỷ niệm 1020 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hoàng Đế Lê Đại Hành (8/3 năm Ất Tỵ 1005 - 08/3 năm Ất Tỵ 2025). Chiều 4/4/2025, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân tổ chức buổi gặp mặt, làm việc với đoàn công tác huyện Quế Sơn,...

Dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ

Sáng 5/4, tại Quần thể Di tích lịch sử Quốc gia điện Thừa Hoa và Phúc Quang Từ đường (xã Định Hòa, Yên Định), Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ.Nghi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thu hút con cháu họ Ngô ở nhiều địa phương trong cả nước tham gia.Trong không khí trang nghiêm của buổi...

Khai trương máy gửi rút tiền tự động

Chiều 3/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã khai trương và đưa vào hoạt động máy gửi rút tiền tự động - Autobank (CDM) tại địa chỉ Khu 1, thị trấn Thọ Xuân (Thọ Xuân), góp phần đa dạng các dịch vụ, gia tăng tiện ích, đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của khách hàng.Agribank Thanh Hóa khai trương và đưa vào hoạt động...

Khơi dậy động lực, tinh thần sáng tạo góp phần nâng tầm VHNT Thanh Hóa

Sáng 28/3, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác VHNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; trao giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông, giải thưởng VHNT năm 2024 và phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc “Tự hào xứ Thanh”.Dự hội nghị có các đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật...

Khơi dậy động lực, tinh thần sáng tạo góp phần nâng tầm VHNT xứ Thanh

Sáng 28/3, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác VHNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; trao giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông, giải thưởng VHNT năm 2024 và phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc “Tự hào xứ Thanh”.Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ...

Cùng tác giả

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập

Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.Bên cạnh diện tích tự nhiên, dân số, các tiêu chí khi sáp nhập cũng tính đến yếu tố về quốc phòng, an ninh, phát triển...

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất