Powered by Techcity

Hương đất, hương tình Yên Cát

Nghề làm hương bài của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Trầu, thôn Cát Tiến, xã Yên Lễ (nay là khu phố Cát Tiến, thị trấn Yên Cát, Như Xuân) đã có từ lâu đời. Với họ, mỗi một thẻ hương được thắp lên mang theo hương đất, tình người lan tỏa, vươn xa…

Hương đất, hương tình Yên CátCông đoạn lăn bột bài trong quy trình sản xuất hương bài Yên Cát. Ảnh: H.L

Như Xuân là địa bàn sinh sống lâu đời của 4 dân tộc Thái, Thổ, Mường, Kinh; trong đó đồng bào dân tộc Thổ sinh sống chủ yếu ở thị trấn Yên Cát và một số xã như: Cát Tân, Cát Vân, Hóa Quỳ, Xuân Bình, Bãi Trành.

Đon đả đón chúng tôi là vợ chồng ông Lê Văn Thăng (64 tuổi), bà Hà Thị Oanh (60 tuổi) – những người đi đầu, kiên trì, quyết tâm trong việc gìn giữ và phát triển nghề làm hương bài truyền thống tại khu phố Cát Tiến, thị trấn Yên Cát. Chẳng biết nghề làm hương bài bám rễ ở Cát Tiến tự bao giờ, bởi lẽ, từ khi sinh ra, gia đình ông Thăng đã có truyền thống 2 đời gắn bó với nghề. Ông Thăng cứ thế lớn lên trong phảng phất hương thơm, không khí lao động sản xuất ấy. Theo một cách rất tự nhiên, từ những khi tuổi còn nhỏ, ông Thăng đã vọc vạch “học mà chơi, chơi mà học” rồi trở thành người thạo nghề, yêu nghề, say nghề. Theo guồng mưu sinh, từng có thời gian, gia đình ông Thăng thoát ly quê hương nhưng đến cuối cùng chẳng thấy nơi đâu hơn được quê nhà nên quyết định quay trở về, dốc lòng dốc sức phát triển nghề làm hương bài, cũng chính là mở hướng phát triển kinh tế gia đình. “Cái nghề đã thành cái nghiệp. Cái nghề thấm đẫm mồ hôi, công sức của ông, cha rồi tiếp đến mình, vợ con mình nữa, sao mà không nặng lòng, tâm huyết cho được” – ông Thăng chân thành bộc bạch.

Trong không gian thoang thoảng mùi thơm dịu nhẹ, khoan khoái của hương bài, ông Lê Văn Thăng hồi tưởng lại. Kỷ niệm về hành trình gắn bó với nghề có khi đậm, khi nhạt, vui buồn đan xen nhưng chạm đến đâu cũng thấy rưng rưng niềm yêu mến, trân trọng. Ông Thăng cho biết: Ở Cát Tiến vào khoảng những năm 60 – 70, làng Trầu này mới chỉ có lác đác vài hộ làm hương bài, rồi đến những năm 86 – 88, phát triển lên hàng chục hộ. Sản phẩm làm ra thời ấy chưa được trau chuốt, quy trình hoàn toàn thủ công nên sản lượng không cao, chủ yếu bán cho người dân quanh vùng. Không phương tiện vận chuyển, không dịch vụ ship hàng khắp mọi miền hiện đại, tiện lợi như bây giờ, người Thổ làng Yên Cát lúc bấy giờ vẫn miệt mài, chịu thương chịu khó quảy gánh hàng trên vai, nhập sản phẩm hương bài cho khắp các cửa hàng trong huyện và một số vùng lân cận.

Quy trình làm ra sản phẩm hương bài Yên Cát trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi sự khéo kéo của đôi bàn tay, kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, gồm 3 nguyên liệu chính: nhựa trám, than hoa, rễ cây hương bài. Theo ông Thăng, trước đây, khi chưa có sự hỗ trợ của máy móc, kỹ thuật, các công đoạn làm hương bài Yên Cát đều dựa cả vào đôi bàn tay. Nhựa trám cùng với than hoa được cho vào cối đá giã bằng tay cho thật nhuyễn, làm nóng hỗn hợp ở nhiệt độ thích hợp sau đó đem vuốt lên từng thẻ hương rồi lăn với bột bài. Những thẻ hương sau khi trải qua các công đoạn sẽ được mang đi phơi nắng, đóng gói, bảo quản. Với cách làm ấy, người thạo việc, nhanh tay cũng chỉ làm được khoảng hơn 1 nghìn thẻ/ngày, thu nhập khoảng 30.000 đồng.

Sản lượng, hiệu quả kinh tế không cao nên nhiều hộ gia đình dần không còn mặn mà với nghề. Vợ chồng ông Thăng bàn bạc với nhau: Nếu không chịu đổi mới thì sợ rằng chẳng thể đi đường dài với nghề và nghề làm hương bài truyền thống của làng Trầu, Cát Tiến sẽ dần mai một. Sau những trăn trở đó, bà Hà Thị Oanh quyết định khăn gói, tìm đến làng nghề lớn học hỏi thêm về kỹ thuật làm hương. Từ kinh nghiệm lâu năm vốn có cùng những kiến thức học hỏi được, vợ chồng ông Thăng, bà Oanh tiếp tục tìm tòi, đúc kết công thức làm hương bài riêng vừa phù hợp với điều kiện sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường mà vẫn bảo tồn, phát huy được giá trị truyền thống trong sản phẩm. Bà Oanh chia sẻ: “Đây là khoảng thời gian khó khăn của chúng tôi, mọi thứ cứ tự mày mò, tìm hiểu. Để có được công thức pha trộn với tỷ lệ nguyên liệu như hiện nay, chúng tôi không biết mình đã thử qua bao nhiêu lần, cứ sai lại sửa, lại tự điều chỉnh đến khi ưng ý mới thôi”.

Hương đất, hương tình Yên CátChị Lê Thị Hằng (bên phải), Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp – Hương bài Như Xuân giới thiệu sản phẩm hương bài Yên Cát với khách hàng tại Hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023 được tổ chức ở Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa). Ảnh: H.L

Hiện nay, nhờ có công cụ, máy móc hỗ trợ nên một vài công đoạn trong quy trình làm hương bài Yên Cát có sự thay đổi cho phù hợp. Nhựa trám được cho vào máy lọc; thay vì phải giã, xe hương bằng tay như trước đây, gia đình ông Thăng đã đầu tư máy xay, máy lăn. Để đảm bảo hoạt động sản xuất, chất lượng của sản phẩm trong những thời điểm thời tiết không thuận lợi, gia đình ông Thăng cũng đã đầu tư thêm lò sấy. Trung bình mỗi năm, gia đình ông Thăng sản xuất khoảng 4 triệu thẻ hương các loại, doanh thu ước đạt 1,2 tỷ đồng. Dẫu có nhiều đổi thay, duy chỉ có một điều gia đình ông Thăng luôn tâm niệm: “Làm nghề, phát triển nghề bằng cái tâm, không chạy theo lợi nhuận mà phá vỡ những nguyên tắc, chuẩn mực truyền thống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”.

Nhận thấy tiềm năng, lợi thế phát triển của nghề làm hương bài, thị trấn Yên Cát đã vận động các hộ dân thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp – Hương bài Như Xuân. Từ 7 thành viên ban đầu, đến nay, HTX đã thu hút được 17 thành viên tham gia, chủ yếu là các hộ gia đình trên địa bàn phố Cát Tiến. Chị Lê Thị Hằng (34 tuổi), con gái của ông Thăng, bà Oanh đảm nhiệm vai trò giám đốc HTX. Sự tiếp nối thế hệ ấy như càng tô thắm thêm giá trị văn hóa, truyền thống của nghề làm hương bài Yên Cát.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu “thuần tự nhiên”, phát triển nghề truyền thống, huyện Như Xuân đẩy mạnh mở rộng vùng nguyên liệu trồng cây hương bài. Trong đó, HTX dịch vụ nông nghiệp – Hương bài Như Xuân đăng ký trồng hàng chục ha, đồng thời thu mua nguyên liệu cho bà con trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề cho thế hệ trẻ… Với sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương cùng nỗ lực, cố gắng đầu tư máy móc, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường, hương bài Yên Cát ngày càng khẳng định thương hiệu, uy tín, thu hút nhiều khách hàng tin dùng. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, năm 2021, sản phẩm hương bài Yên Cát của HTX được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, mở ra cơ hội, động lực phát triển mới, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương.

Hương bài Yên Cát khi thắp lên có mùi thơm dịu, thoang thoảng, mang lại cảm giác dễ chịu, khoan khoái cho người dùng. Mỗi một thẻ hương bài Yên Cát đều thấm đẫm hương đất hòa cùng tấm lòng yêu mến, trân trọng, tâm huyết gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, nỗ lực vươn lên của người dân nơi đây.

Hoàng Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Những mô hình trang trại tuần hoàn khép kín cho thu nhập cao

Trang trại tổng hợp của gia đình anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn) có diện tích 1,6ha, được quy hoạch thành 2 khu vực sản xuất chăn nuôi và trồng trọt áp dụng công nghệ cao (CNC) trong nhà lưới, ở giữa là ao thả cá.Cây ăn quả được trồng dọc lối đi vào khu vực chăn nuôi của anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn).Trong lối đi vào khu vực chăn nuôi trồng...

“Đoàn kết – Nhân ái – Hội nhập

Sáng 20/12, Hội người mù tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội đại biểu khóa VIII, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có đồng chí Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; và 128 đại biểu chính thức đại diện cho 3.026 hội viên thuộc Hội người mù tỉnh Thanh Hóa.Các đại biểu dự đại hộiNhiệm kỳ 2019 – 2024, trong điều kiện gặp không...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Các ngân hàng bàn giao nhà ở cho hộ nghèo ở huyện Như Xuân

Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025”, ngày 18/12 các đơn vị thuộc cụm thi đua số 14, gồm Agribank Nam Thanh Hóa, BIDV Thanh Hóa và BIDV Lam Sơn đã khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa...

Cùng tác giả

Thực hiện Nghị quyết số 18 với tư duy “vừa chạy vừa xếp hàng”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Vận động cán bộ nghỉ hưu trước tuổi để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đào Xuân YênPhát biểu tham luận tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên thống nhất với nội dung báo cáo được trình bày tại hội nghị, đồng thời đề nghị trong bốn bài học mà dự thảo báo cáo đã nêu, cần bổ sung thêm một bài học về việc bố trí...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Những dấu ấn thành tựu

Quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương - trách nhiệm - hành động - sáng tạo - phát triển”, ngay từ đầu năm, các cấp ủy đảng, chính quyền TP Thanh Hóa đã bước vào thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm lớn, trách nhiệm cao. Nhờ đó, năm 2024, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển với nhiều dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.Mô hình trồng hoa của...

Tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18). Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất