Powered by Techcity

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Sáng 22/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Cùng dự và điều hành hội nghị có các đồng chí: Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các hội, hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến công nghiệp văn hóa; cùng các chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối từ trụ sở Chính phủ tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của tỉnh.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định hướng đi đối với sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Các đại biểu dự hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Nhấn mạnh về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng. Sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt NamHội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua. Nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi, đột phá, nhất là các giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập hiện nay về cơ chế, chính sách, quy hoạch, thu hút nguồn lực xã hội; phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa…

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng báo cáo kết quả triển khai Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Báo cáo kết quả triển khai Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ: Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là thành phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời chỉ đạo, và phê duyệt các kế hoạch, đề án, quy hoạch liên quan đến phát triển 12 ngành công nghiệp văn hóa.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Từ đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công nghiệp văn hóa đã từng bước được nâng cao. Kết quả cho thấy, giá trị của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế đất nước giai đoạn 2018-2022 bình quân đạt khoảng 44 tỷ USD. Lực lượng lao động thuộc các ngành công nghiệp văn hóa tăng khá nhanh, bình quân 5 năm lao động tăng 7,4%/năm.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu thảo luận. (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã đi sâu phân tích những kết quả đạt được trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; những tồn tại, hạn chế, như: công tác phối hợp, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra còn chưa hiệu quả; thiếu cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu thảo luận. (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Việc huy động các nguồn lực, thu hút nhà đầu tư tham gia còn gặp vướng mắc, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam; phát triển hạ tầng phục vụ khai thác các khu, điểm văn hóa để hình thành sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trong nước và quốc tế còn gặp nhiều khó khăn; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu phát triển…

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu thảo luận. (Ảnh VGP/Nhật Bắc).

Các đại biểu cũng đề xuất giải pháp để các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển. Cụ thể, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị, báo cáo và các ý kiến phát biểu tại hội nghị. Đồng thời giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, sớm hoàn thiện báo cáo trung tâm, với tinh thần là sau hội nghị này tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư duy và hành động, tạo ra sản phẩm, kết quả cụ thể đối với phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ 5 cơ sở chính trị quan trọng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, gồm: Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phân tích, khái quát những kết quả đạt được đáng trân trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Nổi bật là phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam đã có sự thống nhất chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thể hiện qua các nghị quyết, chiến lược, văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; từ đó nhận thức trong xã hội về phát triển công nghiệp văn hóa đã được nâng lên. Các cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến công nghiệp văn hóa được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với tình hình và bối cảnh mới. Ngành công nghiệp văn hóa đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Trên cơ sở phân tích, chỉ rõ những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng Chính phủ đã nêu các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Về các quan điểm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phát triển các công nghiệp văn hóa phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ; các nghị quyết chuyên đề, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII và XIII của Đảng, Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943; phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Phát triển công nghiệp văn hóa phải góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng; phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, kết nối các hoạt động sáng tạo, văn hóa, nghệ thuật với sản xuất, kinh doanh, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa, dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các ngành công nghiệp văn hóa phải được tiếp cận bình đẳng với các ngành công nghiệp khác về tiếp cận vốn, đất đai, thuế và các ưu đãi khác. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, sáng tạo, có tính cạnh tranh cao, đồng thời đa dạng hóa, liên kết đa ngành, đa lĩnh vực; phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường và xu thế của thời đại.

Phát triển công nghiệp văn hóa phải gắn liền với việc quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa phải đảm bảo đáp ứng được các yếu tố “Sáng tạo – Bản sắc – Độc đáo – Chuyên nghiệp – Lành mạnh – Cạnh tranh – Bền vững”, trên nền tảng “Dân tộc – Khoa học – Đại chúng”, từng bước tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ mang tầm quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phải đồng bộ, quyết liệt, kiên trì, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các chính sách có tính chất đột phá nhằm chuyển hóa tài nguyên văn hóa “tiềm năng” thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng cạnh tranh cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đó là các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm; chủ động, phối hợp chặt chẽ, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa; khuyến khích mọi sự tìm tòi, sáng tạo, tôn trọng tự do sáng tạo; chú trọng những ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phần mềm và các trò chơi giải trí, để đến năm 2030 giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp cao vào GDP. Đồng thời phải tập trung tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý Nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, cách tiếp cận phù hợp, bình đẳng về chính sách thuế, đầu tư, đất đai, tiếp cận tín dụng và các chính sách khác để đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Trần Thanh

Nguồn

Cùng chủ đề

Cơ chế “trói buộc” nông nghiệp

Ruộng đồng được coi là “không gian sinh tồn” của người nông dân, song đang bị bỏ hoang ở nhiều nơi. Nguyên nhân chính vẫn là hiệu quả kinh tế kém do những cây trồng, vật nuôi truyền thống khó có đầu ra, cách làm nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ không còn phù hợp. Vấn đề đặt ra là phải tích tụ để phát triển sản xuất quy mô lớn, hiện đại hơn, hoặc chuyển đổi sang mô...

Ngành nông nghiệp sẵn sàng phát huy lợi thế cùng với đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 27/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.Các đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị; lãnh đạo các bộ, ban,...

Chuẩn bị tốt các điều kiện để nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa

Sáng 27/12, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa đã có buổi làm việc với TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn về tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

Thanh Hóa bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương

Sáng 27/12, tại Sở Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao quyết định và tặng hoa chúc mừng tân Giám đốc Sở Công Thương.Dự buổi lễ công bố có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Thanh Hóa có tân Giám đốc Sở Công Thương

Sáng 27/12, tại Sở Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao quyết định và tặng hoa chúc mừng tân Giám đốc Sở Công Thương.Dự buổi lễ công bố có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Cùng tác giả

Mỗi giọt máu cho đi

Tham gia hiến máu là hạnh phúc của tôiĐại uý Hoàng Đình Trung, đoàn viên thanh niên Chi đoàn Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh, tham gia hiến máu tại Ngày hội hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ lần thứ XVII- năm 2025”.Đại uý Hoàng Đình Trung, đoàn viên thanh niên Chi đoàn Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh chia sẻ: Qua theo dõi thông tin trên mạng xã hội, báo, đài... tôi đã...

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C

   Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế nhiệt độ trung...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 29/12/2024

Hôm nay (29/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ sáu về sắp xếp bộ máy của Chính phủ; bế mạc Giải bóng đá nhi đồng miền Bắc năm 2024 tại Thanh Hóa; Hội LHPN tỉnh tổ chức gặp mặt và trao quà Tết cho trẻ mồ côi...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-29-12-2024-235171.htm

Độc đáo những cung đường mang tên các loài “hoa” ở LAMORI

LAMORI Resort & Spa không chỉ có những công viên hoa rực sắc 4 mùa mà “Kỳ quan nghỉ dưỡng” này còn có những cung đường rất đặc biệt, khi tên gọi nơi đây được đặt theo tên các loài hoa. Điều đó đã tạo thêm sức hấp dẫn, lãng mạn cho khu nghỉ dưỡng mới nổi này.Ngất ngây cung đường đẹp như tranh.Xưa nay người ta vốn quen với tên các con đường gắn liền với các nhân...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 29/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 29/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-29-12-2024-235162.htm

Cùng chuyên mục

Mỗi giọt máu cho đi

Tham gia hiến máu là hạnh phúc của tôiĐại uý Hoàng Đình Trung, đoàn viên thanh niên Chi đoàn Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh, tham gia hiến máu tại Ngày hội hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ lần thứ XVII- năm 2025”.Đại uý Hoàng Đình Trung, đoàn viên thanh niên Chi đoàn Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh chia sẻ: Qua theo dõi thông tin trên mạng xã hội, báo, đài... tôi đã...

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C

   Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế nhiệt độ trung...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 29/12/2024

Hôm nay (29/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ sáu về sắp xếp bộ máy của Chính phủ; bế mạc Giải bóng đá nhi đồng miền Bắc năm 2024 tại Thanh Hóa; Hội LHPN tỉnh tổ chức gặp mặt và trao quà Tết cho trẻ mồ côi...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-29-12-2024-235171.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 29/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 29/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-29-12-2024-235162.htm

Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Theo quy định tại Điều 64 của Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước sẽ có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Khẳng định chủ quyền quốc gia trên không gian mạng Sau gần 5 năm đàm phán, “Công ước Hà Nội” ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng...

Chỉ thị của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan:a) Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, ổn...

Thẩm định xã biên giới Mường Chanh đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 28/12, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã tổ chức đoàn thẩm định kiểm tra thực tế, tổ chức hội nghị thẩm định đạt chuẩn NTM cho xã Mường Chanh (Mường Lát).Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại trường THCS Mường Chanh.Tại đây, đoàn thẩm định đã đi kiểm tra tình hình phát triển các mô hình sản xuất, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng hệ thống...

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thăm, chúc tết doanh nghiệp và tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 28/12 đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh do đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà, chúc tết một số doanh nghiệp (DN) có đông công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh.Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Võ Mạnh Sơn tặng quà Công ty TNHH Sakurai Việt Nam.Đoàn đã đến thăm, tặng quà và chúc...

Làm tốt công tác thanh tra để phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế

Sáng 28/12, Thang tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác thanh tra năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu chủ trì hội nghị. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy...

[Infographics] – Các chỉ tiêu phát triển kinh tế

Ngày 14/12/2024, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 592/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, có các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.Nguồn: Nghị quyết số 592/NQ-HĐND ngày 14/12/2024 của HĐND tỉnh Thanh Hóa.Mai Huyền Nguồn: https://baothanhhoa.vn/infographics-cac-chi-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-chu-yeu-cua-tinh-thanh-hoa-nam-2025-234538.htm

Tin nổi bật

Tin mới nhất