Powered by Techcity

Hoằng Hóa phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Vùng đất ven biển Hoằng Hóa không chỉ thơ mộng với núi, sông, lạch, biển hội tụ mà còn có những làng nghề truyền thống đi vào sử sách, thơ ca. Trải qua những thăng trầm của thời gian, các làng nghề tiếp tục được gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống.

Hoằng Hóa phát huy giá trị làng nghề truyền thốngNghề mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà bận rộn những ngày cuối năm.

Đi qua cánh cổng làng đồ sộ, ghé vào làng Đạt Tài, xã Hoằng Hà, từ xa xa đã nghe tiếng đục đẽo, tiếng máy cưa, máy cắt, máy bào hòa lẫn trong tiếng ù ù của máy CNC khắc gỗ. Những âm thanh quen thuộc của làng nghề mộc như thúc giục, hối hả hơn trong những ngày cuối năm.

Nghề mộc Đạt Tài là nghề truyền thống của xã Hoằng Hà, được nằm trong danh sách những làng nghề mộc nổi tiếng của Hoằng Hóa. Theo các cụ cao niên, nghề mộc Đạt Tài đã có tiếng từ cách đây khoảng 500 năm. Nghề vốn có gốc từ Nam Định, do người thợ cả của một toán thợ mộc vào đây làm nhà, rồi lấy vợ người làng Đạt Tài. Khi định cư tại đây, ông đã truyền nghề cho dân làng Đạt Tài. Từ đây, nghề đã lan sang các làng khác trong vùng. Với tay nghề khéo léo, những người thợ mộc nơi đây đã đi khắp nơi làm nghề, rồi để lại “tiếng thơm” cho đời.

Ngày nay, nghề truyền thống của làng Đạt Tài vẫn được duy trì và phát triển. Ông Nguyễn Viết Thiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Hà, cho biết: Trong xã, hiện có hơn 70 hộ gia đình làm nghề mộc, tập trung ở 3 thôn Đạt Tài 1, Đạt Tài 2, Hà Thái, thu hút 178 hộ tham gia, chiếm 7% tổng số hộ dân toàn xã. Ngoài giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nghề mộc đem lại doanh thu khoảng 73 tỷ đồng/năm, chiếm hơn 70% giá trị sản xuất của xã. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, nghề mộc cũng bị tác động nhiều, song nhờ vào tay nghề vốn đã nổi tiếng từ lâu, những người thợ, cơ sở sản xuất đồ gỗ ở làng Đạt Tài vẫn duy trì và hoạt động ổn định nhờ vào thị trường mộc dân dụng và xây dựng.

Tương tự, ở làng nghề mây tre đan truyền thống xã Hoằng Thịnh, trải qua những thăng trầm theo thời gian, nghề này vẫn luôn có chỗ đứng trên thị trường. Toàn xã hiện có 520 hộ/1.950 hộ tham gia làm nghề với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/lao động/tháng. Điều đặc biệt ở nghề mây tre đan đó là thu hút sự tham gia lao động ở nhiều lứa tuổi, tranh thủ thời gian nông nhàn để có thêm thu nhập. Khoảng 2 năm trở lại đây, ứng dụng máy móc, công nghệ, nhiều cơ sở sản xuất đã dùng máy chẻ nan, máy làm mây, thay cho việc sử dụng bằng tay. Sự tham gia của máy móc đã tiết kiệm được khoảng 50% thời gian để hoàn thiện 1 sản phẩm, tăng 20% năng suất lao động. “Ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân. Máy móc, công nghệ và các giao dịch trực tuyến đã mở ra cơ hội tốt để duy trì, phát triển sản phẩm làng nghề”, ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh chia sẻ.

Theo thống kê của UBND huyện Hoằng Hóa, toàn huyện hiện có 12 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận. Trong đó có 3 nghề truyền thống, 2 làng nghề và 7 làng nghề truyền thống đang hoạt động theo các nhóm ngành nghề của từng lĩnh vực sản xuất như: thủ công mỹ nghệ, sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ. Mỗi nghề, làng nghề đều có những nét đặc sắc riêng thu hút nhiều lao động tham gia.

Huyện Hoằng Hóa đã sớm phát huy thế mạnh của địa phương, khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nghề trong tổng giá trị sản xuất ở khu vực nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Qua đó phân công lao động nông thôn theo hướng tiến bộ “ly nông, bất ly hương” trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội việc làm cho cư dân nông nghiệp. Huyện đã thực hiện nhiều giải pháp xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khu vực nông thôn nói chung, ngành nghề nông thôn nói riêng. Khuyến khích các làng nghề, cơ sở nghề truyền thống mở các lớp đào tạo nghề cho lao động, khuyến khích mời các nghệ nhân kèm cặp, bồi dưỡng truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ. Hỗ trợ các địa phương, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, HTX tại làng nghề xây dựng các trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm; hướng dẫn các chủ thể sản xuất tại các làng nghề tham gia vào Chương trình OCOP. Tính đến tháng 12/2023, toàn huyện đã có 29 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ các làng nghề như nước mắm, gỗ mỹ nghệ.

Do được quan tâm đúng hướng, phù hợp với thực tế địa phương mà các nghề, làng nghề truyền thống ở Hoằng Hóa vẫn luôn giữ được chỗ đứng quan trọng trong bức tranh kinh tế chung của huyện Hoằng Hóa. Duy trì và phát triển làng nghề đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho nhiều lao động, giúp tăng thu nhập, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người nghèo khu vực nông thôn. Hơn nữa, làng nghề còn mở ra nhiều cơ hội, sản phẩm cho phát triển du lịch, đóng góp vào chương trình XDNTM nâng cao, kiểu mẫu, phát triển giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu giữ tinh hoa nghệ thuật từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, trước những biến động của thời cuộc, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, ngành nghề nông thôn ở Hoằng Hóa còn phát triển chậm, giá trị sản xuất còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung, đa số các cơ sở quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn, một số nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một (nghề gốm, nghề làm hương) trước sự cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp cùng loại. Thực tế đó cũng đòi hỏi những trợ lực phù hợp để sản phẩm làng nghề ở Hoằng Hóa tiếp tục được khẳng định vị thế, lan tỏa giá trị trong đời sống hiện đại.

Bài và ảnh: Việt Hương

Nguồn

Cùng chủ đề

Kiên quyết không để tàu cá “3 không” ra khơi; xử lý dứt điểm tàu vi phạm mất kết nối hành trình

Sáng 20/9, Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chỉ đạo chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên cùng các...

Kiên quyết không để tàu cá “2 không”, “3 không” ra khơi; xử lý dứt điểm tàu vi phạm giám sát hành trình

Sáng 20/9, Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chỉ đạo chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên cùng các...

Báo động I trên sông Cầu Chày

Tối 19/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có công điện số 18 điện Chủ tịch UBND các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định phát lệnh Báo động I trên sông Cầu Chày tại Xuân Vinh.Nước sông Càu Chày đoạn qua huyện Thiệu Hóa đang lên.Ngày 19/9, mực nước trên sông Cầu Chày tại trạm Thủy văn Xuân Vinh là +7.60 m (dưới BĐI là 0.4 m).Theo...

Nguy cơ mất an toàn tại mặt bằng dự án khu dân cư đang triển khai thi công

Tình trạng nhếch nhác, hạng mục hạ tầng bị hư hỏng, nhiều công trình đang thi công xây dựng thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn, đang là những bất cập tại Dự án khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát (hay còn gọi là MB 584), phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa).Mặt bằng 584 đang trong quá trình xây dựng.Ghi nhận tại MB 584 cho thấy, bên cạnh các hộ dân đã hoàn thành xây...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Cùng tác giả

Đưa cơ sở sản xuất khỏi khu dân cư

Duy trì sản xuất phát triển kinh tế trong Nhân dân là nhu cầu thiết yếu, song với sự phát triển của xã hội, việc gây ô nhiễm hay ảnh hưởng ngay giữa đô thị, khu dân cư cần được dần xóa bỏ. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã nhìn nhận và ban hành đề án di dời cơ sở sản xuất ra các khu tập trung theo lộ trình.Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cơ sở làm...

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Kiên quyết không để tàu cá “3 không” ra khơi; xử lý dứt điểm tàu vi phạm mất kết nối hành trình

Sáng 20/9, Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chỉ đạo chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên cùng các...

Xúc động hình ảnh Công an xã Y Tý giúp dân sau bão lũ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc...

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Cùng chuyên mục

Đưa cơ sở sản xuất khỏi khu dân cư

Duy trì sản xuất phát triển kinh tế trong Nhân dân là nhu cầu thiết yếu, song với sự phát triển của xã hội, việc gây ô nhiễm hay ảnh hưởng ngay giữa đô thị, khu dân cư cần được dần xóa bỏ. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã nhìn nhận và ban hành đề án di dời cơ sở sản xuất ra các khu tập trung theo lộ trình.Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cơ sở làm...

Kiên quyết không để tàu cá “3 không” ra khơi; xử lý dứt điểm tàu vi phạm mất kết nối hành trình

Sáng 20/9, Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chỉ đạo chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên cùng các...

Kiên quyết không để tàu cá “2 không”, “3 không” ra khơi; xử lý dứt điểm tàu vi phạm giám sát hành trình

Sáng 20/9, Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chỉ đạo chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên cùng các...

Tập huấn phân biệt hàng thật

Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.Toàn cảnh hội nghị.Đại biểu tham gia tập huấn là các cán bộ công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường, Công an tỉnh và Sở khoa học và Công nghệ.Các đại biểu...

BĐBP Thanh Hóa triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống khai thác IUU

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và thông báo kết luận số 446-TB/VPTU, ngày 12/9/2024 của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy...

“Đạp bằng chông gai đi tới”…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, đã hơn một lần nhấn mạnh về bài học thành công, rằng “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy. Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân”. Đây cũng chính là bài học để Thanh Hóa soi vào và tiếp tục hành trình “dụng thế”, “tạo lực” mà “đạp bằng chông gai đi tới”...Thủ tướng...

Nguy cơ mất an toàn tại mặt bằng dự án khu dân cư đang triển khai thi công

Tình trạng nhếch nhác, hạng mục hạ tầng bị hư hỏng, nhiều công trình đang thi công xây dựng thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn, đang là những bất cập tại Dự án khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát (hay còn gọi là MB 584), phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa).Mặt bằng 584 đang trong quá trình xây dựng.Ghi nhận tại MB 584 cho thấy, bên cạnh các hộ dân đã hoàn thành xây...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và sản xuất vụ đông năm 2024-2025

Sáng 19/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và phương án sản xuất vụ đông năm 2024-2025. Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự có đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các công ty khai thác công trình thủy lợi,...

Tạo lực kéo “đoàn tàu” chuyển động…

Khi “đường ray” đã được tạo dựng, với “bộ khung” là những cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội, thì vấn đề còn lại là sự “điều khiển sắp đặt” ra sao để tạo lực kéo “đoàn tàu” tăng trưởng kinh tế - xã hội chuyển động.Lọc hóa dầu Nghi Sơn - dự án “xương sống” trong Khu Kinh tế Nghi Sơn. Ảnh: Minh Hằng“Mở khóa” tiềm năngTrước hết, cần nhận thức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất