Powered by Techcity

Hoàng Bồng và niềm đam mê dành trọn cho chèo

Hơn 70 năm gắn bó với nghệ thuật chèo, tự sáng tác, đạo diễn, kiêm diễn viên của hàng trăm vở diễn, chèo với Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Hoàng Bồng đã gắn bó thân thiết như hơi thở cuộc sống. Bởi thế mà, dù đã ở tuổi 82, nghệ nhân vẫn có thể thả một làn điệu chèo mượt mà, sáng tác nhiều vở chèo hay, xúc động.

Hoàng Bồng và niềm đam mê dành trọn cho chèoỞ tuổi 82, NNƯT Hoàng Bồng vẫn miệt mài sáng tác chèo. Ảnh: Vân Anh

Ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân Hoàng Bồng nằm nép mình trong con ngõ số 8 đường Đỗ Hành, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa). Khi chúng tôi đến thăm, nghệ nhân vẫn đang miệt mài sáng tác trích đoạn chèo mới cho đội văn nghệ của phường.

NNƯT Hoàng Bồng đến với chèo từ khi còn nhỏ, mặc dù gia đình không có ai theo môn nghệ thuật truyền thống này. Thuở đó, chàng thiếu niên Hoàng Bồng thường cùng các bạn xem hát chèo ở sân làng Đại An (xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa). Chính những làn điệu chèo trầm bổng, da diết đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chàng trai trẻ. Để rồi sau mỗi lần xem, Hoàng Bồng tự ghi nhớ các làn điệu, lời hát và diễn lại, có những làn điệu được ghi nhớ khi nghe trên đài radio. Qua thời gian, cùng với sự chỉ dạy của nhiều người, Hoàng Bồng nắm vững hầu hết các làn điệu chèo, một số kỹ thuật hát và biểu diễn như phát âm, nhả chữ, luyến láy, nhịp phách, múa cơ bản theo tính cách nhân vật chèo và những làn điệu trong các vở chèo cổ. Cùng với vẻ ngoài điển trai, Hoàng Bồng trở thành nhân tố “cứng” trong đội văn nghệ làng, là diễn viên được quần chúng yêu thích.

Khi trưởng thành, theo lời khuyên của mọi người, Hoàng Bồng đi học trường sư phạm với ý định trở thành nhà giáo nhưng cái duyên chèo cứ quấn lấy, khiến ông phải nghỉ ngang để đi theo đam mê thực sự. Cứ thế, chèo và ông song hành trên mọi nẻo đường và theo ông trên cả bước đường quân ngũ. Với năng khiếu nghệ thuật thiên phú, nhiệt huyết tuổi trẻ và khả năng đạo diễn, Hoàng Bồng luôn được tín nhiệm bầu làm đội trưởng đội văn nghệ của đơn vị, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng. Trong đó, giai đoạn 1965 khi ông tái ngũ về Trung đoàn 57, Sư đoàn 304 đóng quân ở thị xã Bỉm Sơn, với vai trò đội trưởng đội văn nghệ, Hoàng Bồng cùng với đồng đội Lê Soái đồng sáng tác nhiều vở chèo như “Chiếc mũ nan”, “Đan lưới”, “Trở về đảo”, vở kịch nói “Những người trên đảo”… Những vở chèo không những thể hiện tình yêu Tổ quốc sâu sắc mà còn khắc họa nên hình ảnh người chiến sĩ kiên trung, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, thể hiện ý chí kiên cường của những người lính Cụ Hồ. Bên cạnh đó, diễn xuất của Hoàng Bồng khiến các vở diễn càng thêm xúc động, ấn tượng. Ông nhiều lần được chọn đi biểu diễn cho các phái đoàn, lãnh đạo cấp cao.

Với mỗi vai diễn, nghệ nhân Hoàng Bồng đều có cách “vào” riêng để thể hiện đúng chất nhân vật mà vẫn mang nét riêng của mình. Để vào vai Thúy Kiều trong hoạt cảnh chèo “Thúy Kiều bán mình chuộc cha”, ông đã phải tìm hiểu nhân vật, học thuộc hàng trăm câu Kiều, đồng thời tìm hiểu sự nghiệp và cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du. Đóng vai Thạch Sanh trong vở chèo “Thạch Sanh” ông thể hiện chất phóng khoáng, gan dạ trong từng câu hát, cử chỉ cùng ánh nhìn mạnh mẽ… Nhưng theo Hoàng Bồng, vai diễn ông thích nhất, cũng là vai diễn để đời chính là Nguyễn Viết Xuân trong vở chèo cùng tên. Đến nay, nghệ nhân vẫn nhớ như in từng lời hát, phân cảnh của vở diễn. Vừa kể lại vở diễn, nghệ nhân vừa cất lên những làn điệu và ở những phân cảnh xúc động chúng tôi nhận thấy đôi mắt ông lại ngấn lệ. “Có rất nhiều phân cảnh xúc động như đoạn anh hùng Nguyễn Viết Xuân từ biệt vợ để trở lại chiến trường, cảnh lúc Nguyễn Viết Xuân hy sinh… Cảm xúc lúc ấy chân thật đến nỗi những diễn viên đóng vai quần chúng, đồng nghiệp và khán giả đều khóc. Vai diễn này của tôi đã để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả, có những người sau nhiều năm gặp lại vẫn còn nhớ. Đây là điều hạnh phúc nhất của một diễn viên bởi trong cuộc đời làm nghệ thuật mà có những vai diễn khắc sâu trong lòng khán giả thì đó là thành công lớn nhất”, NNƯT Hoàng Bồng chia sẻ.

Trong suốt những năm binh nghiệp của mình, chèo vẫn luôn gắn bó với nghệ nhân như một người bạn tri kỷ. Nghệ nhân đã cùng với “bạn” của mình vừa cầm súng vừa cất cao tiếng hát, vừa tiêu diệt kẻ thù vừa mang đến niềm vui cho đồng đội.

Năm 1980, do hoàn cảnh gia đình, ông được cấp trên điều động về công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa, với chức vụ chính trị viên kiêm đội trưởng đội văn nghệ đơn vị. Ông tiếp tục cống hiến và phát triển phong trào văn nghệ của đơn vị đi lên trong 10 năm thì nghỉ hưu.

Khi đã nghỉ hưu, nghệ nhân có thời gian nghiên cứu, sưu tầm và làm sống lại nhiều làn chèo cổ đang dần bị mai một. Đến thời điểm hiện tại, ông có thể hát được khoảng 100 làn điệu chèo cổ và chèo cải biên. Đặc biệt, ông vẫn tiếp tục sáng tác nhiều vở chèo gắn với các ngày lễ lớn của tỉnh, đất nước như: hoạt cảnh chèo “Thăm lại Hạc Thành” được diễn trong dịp TP Thanh Hóa kỷ niệm 200 năm đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa (1804-2004), 10 năm thành lập TP Thanh Hóa (1994-2004). Vở chèo “Tình người Nam Ngạn” đạt Giải Nhất tại Hội diễn văn nghệ quần chúng toàn tỉnh. Vở chèo “Niềm vui đón Bác” nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20-2-1947 – 20-2-2012), được diễn ngay tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ngoài ra, ông còn sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng, chống thiên tai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, thường xuyên biên đạo các hoạt cảnh chèo cho đội văn nghệ phường.

Điểm đặc trưng trong những sáng tác chèo của NNƯT Hoàng Bồng xuyên suốt từ thời chiến đến khi hòa bình lập lại là tình yêu quê hương, đất nước. Ở thời chiến đó là vẻ đẹp của sự hy sinh, của quyết tâm giành độc lập cho dân tộc; còn trong thời bình, những sáng tác của ông ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và những đổi thay tích cực trên quê hương.

Với những người trẻ muốn học chèo, NNƯT Hoàng Bồng luôn sẵn sàng truyền dạy. Mong muốn của ông là ngày càng nhiều người biết đến các môn nghệ thuật truyền thống, để những ngày hội của phường tiếp tục vang lên tiếng mõ, tiếng trống chầu, làn điệu chèo… “Đó là niềm hạnh phúc nhất của tôi và những nghệ nhân nhân gian như tôi”, NNƯT Hoàng Bồng chia sẻ.

Vân Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Phối hợp chuẩn bị khẩn trương, chu đáo cho Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Sáng 8/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

[Infographics] – Dấu mốc sự kiện 70 năm cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024)

70 năm trước, hàng vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam đặt chân lên mảnh đất miền Bắc theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Thời điểm ấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa vinh dự là địa phương đầu tiên được tin tưởng giao nhiệm vụ đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.Mai Huyền Nguồn: https://baothanhhoa.vn/infographics-nbsp-dau-moc-su-kien-70-nam-can-bo-chien-si-mien-nam-tap-ket-ra-bac-1954-2024-228716.htm

Tổng duyệt chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 26/10, tại TP Sầm Sơn, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã tổng duyệt chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc; chương trình nghệ thuật với chủ đề “Quê Thanh - Nghĩa Bắc - Tình Nam”.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự buổi tổng duyệt.Bí thư...

Ngân nga… điệu chèo

Các câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ dân gian được xem như “hạt nhân” của phong trào văn nghệ quần chúng, thúc đẩy cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Và chính hoạt động sôi nổi, tích cực của các CLB này đã góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo.Các thành viên CLB chèo thờ đền Mưng,...

Kỷ niệm của tôi với Đoàn văn công Liên khu V cách đây 70 năm

Tôi nhớ, đoàn văn công Liên khu V sau khi tập kết ra Bắc đã đến đóng quân tại làng tôi gần một tháng. Tôi thích lắm. Tay bế em, suốt ngày tôi say sưa đứng xem các cô, các chú văn công tập hát, tập múa ở sân nhà tôi hoặc sân nhà bà bác.Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc tại điểm Cầu truyền hình Thanh Hóa tại Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam...

Cùng tác giả

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành thuế Thanh Hóa đạt nhiều kết quả nổi bật

Chiều 6/1, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tặng cờ thi đua của Bộ tài chính cho Chi cục thuế khu vực Quan...

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp tết

Để nguồn cung xăng dầu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 không bị đứt gãy, các ngành chức năng, đơn vị kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất, đi lại của người dân, doanh nghiệp trong dịp tết.Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên đán...

Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Sáng 6/1/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham dự theo hình thức trực tuyến. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn báo cáo tại hội nghị. Tại điểm cầu Thanh...

Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 6/1, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa khen thưởng 8 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển hội năm 2024.Năm 2024, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đạt kết quả cao các nhiệm vụ, chương trình, trong đó...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất