Powered by Techcity

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số


Trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển thương hiệu số trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, nhiều chính sách được triển khai, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số

Cơ sở sản xuất thịt lợn muối An Tâm tại xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá và phân phối sản phẩm.

Tính hết năm 2024, Thanh Hóa có hơn 21.350 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 90% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Tỷ lệ doanh nghiệp CĐS đạt 29,65%, tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh hiện có 5.550 doanh nghiệp được khảo sát đánh giá mức độ hoàn thành CĐS cùng với 337 doanh nghiệp công nghệ số theo quy định. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình CĐS, nền tảng số, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp, UBND tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp CĐS, trong đó Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 28/3/2023 là một trong những bước đi quan trọng. Kế hoạch này đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 100 doanh nghiệp số và đến năm 2030, con số này sẽ đạt ít nhất 150 doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã dành gần 2,5 tỷ đồng trong năm 2023 để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong việc CĐS, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Số tiền này sẽ được sử dụng để tư vấn CĐS và áp dụng công nghệ số cho doanh nghiệp, giúp khoảng 15 DNNVV cải thiện quy trình sản xuất, kinh doanh; đồng thời hỗ trợ 25 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chi phí thuê hoặc mua các giải pháp CĐS để tự động hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mức hỗ trợ tối đa cho mỗi hợp đồng tư vấn giải pháp CĐS là 50% giá trị hợp đồng, không quá 55 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và 110 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa. Những chính sách hỗ trợ này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả sản xuất và mở rộng thị trường.

Nhờ sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền, nhiều doanh nghiệp tại Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển thương hiệu số. Nhiều cơ sở kinh doanh và hộ cá nhân đã sở hữu các website bán hàng trực tuyến uy tín cho sản phẩm của mình, tiêu biểu như cơ sở sản xuất nem chua Hiền Quyết tại xã Quảng Hòa (Quảng Xương). Sau khi được chứng nhận đạt OCOP 3 sao vào năm 2023, cơ sở này đã tham gia các lớp tập huấn về quảng bá sản phẩm trên nền tảng số. Nhờ đó, sản phẩm nem chua của cơ sở này đã được giới thiệu rộng rãi trên các kênh trực tuyến, giúp tăng sản lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Hiện, nhiều cơ sở sản xuất khác cũng đang đẩy mạnh phát triển thương hiệu số. Điển hình như cơ sở sản xuất miến gạo Phúc Thịnh (Yên Định) đã lập trang facebook, zalo, tiktok để tiếp cận khách hàng, triển khai hình thức livestream bán hàng, giúp doanh số tăng hơn 50% chỉ trong năm 2024. Cùng với đó, các đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh như chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, nước mắm Ba Làng cũng dần khẳng định vị thế trên thị trường nhờ thương mại điện tử và chiến lược tiếp thị số.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Thanh Hóa hiện chỉ có khoảng 300 website thương mại điện tử bán hàng; số lượng tổ chức, thương nhân và cá nhân đăng ký tên miền trong giao dịch thương mại còn khá hạn chế và chưa đạt được các tiêu chí cần thiết để xây dựng một thương hiệu số bền vững. Điều này cho thấy, nhiều tổ chức và cá nhân tại tỉnh ta vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trên nền tảng số. Họ mới chỉ bắt đầu hình thành tư duy phát triển thương hiệu số một cách sơ khai, thiếu chiến lược rõ ràng và bài bản. Hơn nữa, việc bảo vệ thương hiệu trên môi trường số còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa có đủ các biện pháp bảo vệ, như việc bị đánh cắp thương hiệu, làm giả, nhái sản phẩm, hoặc lợi dụng uy tín thương hiệu đã được xây dựng một cách công phu. Vì vậy, việc triển khai các giải pháp bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số và nâng cao nhận thức về thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số và xây dựng chính quyền số. Đồng thời, chú trọng nâng cao nhận thức và kỹ năng về CĐS cho cộng đồng doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đổi mới, ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu số là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh kinh tế số ngày càng phát triển. Nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy CĐS và phát triển thương hiệu số bền vững.

Bài và ảnh: Chi Phạm



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ho-tro-doanh-nghiep-phat-trien-chuyen-doi-so-244598.htm

Cùng chủ đề

Tạo đà thu ngân sách Nhà nước

Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu dự toán tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh là 44.268 tỷ đồng, tăng 27% so với dự toán năm 2024. Ngay trong quý I, thu ngân sách tỉnh đã có kết quả tích cực, với tổng thu đạt 12.572 tỷ đồng. Kết quả này đã tạo đà để hoàn thành mục tiêu thu cả năm.Đội thuế liên huyện Hoằng Hóa-Nga Sơn-Hậu Lộc hướng dẫn người...

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số

Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để các địa phương tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.Sản phẩm tương ớt Phúc Lộc Thọ được Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) quảng bá mạnh mẽ trên các...

Nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất

Hội nông dân (HND) các cấp trong tỉnh đã ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong công tác, giúp hoạt động hội ngày càng hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp cận công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.Lãnh đạo Trung ương HND Việt Nam thăm gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội.Để hỗ...

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Để hàng Việt được tin dùng

Trong những năm qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, góp phần thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng của người dân. Nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ hàng Việt và chiến dịch tuyên truyền đã giúp người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sản phẩm trong nước. Để đạt được kết quả này,...

Cùng tác giả

Tạo đà thu ngân sách Nhà nước

Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu dự toán tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh là 44.268 tỷ đồng, tăng 27% so với dự toán năm 2024. Ngay trong quý I, thu ngân sách tỉnh đã có kết quả tích cực, với tổng thu đạt 12.572 tỷ đồng. Kết quả này đã tạo đà để hoàn thành mục tiêu thu cả năm.Đội thuế liên huyện Hoằng Hóa-Nga Sơn-Hậu Lộc hướng dẫn người...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 12/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 12/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-12-4-2025-245334.htm

Góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt vai trò cầu nối giữa các HTX, doanh nghiệp với thành viên trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng thời, xây dựng nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể (KTTT), HTX của tỉnh phát triển bền vững.Mô hình trồng lan ứng dụng công nghệ cao tại HTX dịch vụ cơ giới hóa...

Đoàn công tác của Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI) Hoa Kỳ khảo sát thực tế tại huyện Như Xuân 

Ngày 11/4, đoàn công tác của Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI) Hoa Kỳ do ông Doseba Tua Sinay, Trưởng đại diện Tổ chức WVI tại Việt Nam cùng đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế các chương trình, dự án do WVI tài trợ tại huyện Như Xuân.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi cùng đoàn công tác của Tổ chức WVI đã đi kiểm tra thực tế công trình 4 phòng...

Cơ cấu thị trường khách du lịch đến Thanh Hóa đã thực sự đa dạng?

Với việc làm mới sản phẩm hiện có và đưa vào khai thác một số sản phẩm mới, hấp dẫn, cơ cấu thị trường khách đến Thanh Hóa đang từng bước có sự đa dạng. Tuy nhiên, lượng khách từ các thị trường mới hiện vẫn chủ yếu tập trung tại một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh.Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn - điểm đến được đông đảo du khách yêu...

Cùng chuyên mục

Tạo đà thu ngân sách Nhà nước

Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu dự toán tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh là 44.268 tỷ đồng, tăng 27% so với dự toán năm 2024. Ngay trong quý I, thu ngân sách tỉnh đã có kết quả tích cực, với tổng thu đạt 12.572 tỷ đồng. Kết quả này đã tạo đà để hoàn thành mục tiêu thu cả năm.Đội thuế liên huyện Hoằng Hóa-Nga Sơn-Hậu Lộc hướng dẫn người...

Góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt vai trò cầu nối giữa các HTX, doanh nghiệp với thành viên trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng thời, xây dựng nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể (KTTT), HTX của tỉnh phát triển bền vững.Mô hình trồng lan ứng dụng công nghệ cao tại HTX dịch vụ cơ giới hóa...

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số

Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để các địa phương tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.Sản phẩm tương ớt Phúc Lộc Thọ được Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) quảng bá mạnh mẽ trên các...

Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững và có trách nhiệm

Ngày 11/4, tại TP Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững và có trách nhiệm. Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&MT; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Thủy sản và Kiểm ngư.Toàn cảnh hội nghị.Hội...

PC Thanh Hóa thúc đẩy thanh toán điện tử, từng bước thay thế điểm thu qua đối tác trung gian

Hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt, đặc biệt là hình thức trích nợ tự động, vừa qua, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đã có buổi làm việc với đối tác trung gian là Bưu điện tỉnh Thanh Hóa nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác trong công tác thu hộ tiền điện, trên cơ sở hợp đồng dịch vụ thu hộ tiền điện giữa...

Cụ thể hóa cam kết

Một tin vui vừa đến với Thanh Hóa, tại Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024, Thanh Hóa xếp vị trí thứ 2, vượt qua nhiều tỉnh, thành thuộc hàng đầu tầu kinh tế đất nước.Điểm số mà Thanh Hóa có được là 34,13/40 điểm, trong khi điểm số trung bình của 63 tỉnh, thành cả nước chỉ ở...

Nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất

Hội nông dân (HND) các cấp trong tỉnh đã ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong công tác, giúp hoạt động hội ngày càng hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp cận công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.Lãnh đạo Trung ương HND Việt Nam thăm gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội.Để hỗ...

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức công đoàn từ cấp tỉnh đến cơ sở đã nghiêm túc quán triệt, triển khai tổ chức học tập, xây dựng chương trình hành động và kế hoạch thực hiện theo từng...

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Tin nổi bật

Tin mới nhất