Powered by Techcity

Hiệu quả thi hành Luật Lâm nghiệp


Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành đã tạo ra khung pháp lý vững chắc, thúc đẩy bảo vệ rừng bền vững, đem lại lợi ích trên các mặt kinh tế – xã hội và môi trường, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả thi hành Luật Lâm nghiệpCán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm lâm Trung Lý thuộc Hạt Kiểm lâm Mường Lát phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ và Nhân dân tuần tra, bảo vệ rừng.

Khi Luật thấm sâu vào cuộc sống

Luật Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua vào ngày 15/11/2017 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Ngay sau khi Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực, UBND tỉnh đã ban hành đầy đủ hệ thống văn bản nhằm quán triệt, triển khai việc thực hiện hiệu quả Luật trên địa bàn tỉnh; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều đợt phổ biến, quán triệt, tuyên truyền về nội dung của luật, nghị định, thông tư hướng dẫn đến các cấp, ngành và các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hiểu và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2019-2023, toàn tỉnh đã tổ chức trên 28.800 hội nghị tuyên truyền Luật Lâm nghiệp với hơn 130.000 lượt người tham gia; tuyên truyền trên loa truyền thanh trên 80.000 lần; đăng tải hơn 500 tin, bài phản ánh hoạt động của lực lượng kiểm lâm trên Website Kiểm lâm Thanh Hóa; xây dựng và duy trì hoạt động của 1.607 tổ tuyên truyền thôn (bản); duy trì 810 mô hình khu dân cư “3 không” trong bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ở 214 xã/27 huyện, thị xã, thành phố; tổ chức cho trên 120 ngàn lượt hộ gia đình ký cam kết BVR, PCCCR; tổ chức “Diễn đàn Kiểm lâm lắng nghe ý kiến Nhân dân” về công tác bảo vệ và phát triển rừng; đưa gần 250 đối tượng vi phạm pháp luật lâm nghiệp ra kiểm điểm trước cộng đồng; sửa đổi, bổ sung 1.805 bản hương ước phù hợp với phong tục, tập quán cộng đồng…

Qua công tác tuyên truyền đã giúp cho người dân hiểu biết, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng. Đồng thời, góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được bảo đảm, các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, công tác phòng, chống cháy rừng được bảo đảm. Từ đó, người dân và các cộng đồng đã tích cực cùng với lực lượng chuyên trách tham gia trồng, chăm sóc và BVR.

Nhiều hộ giàu lên từ rừng

Chúng tôi đến gia đình ông Vi Văn Piên ở xã Tam Lư (Quan Sơn) trong một lần đi công tác tại địa phương. Đi từ xa, cán bộ xã Tam Lư chỉ cho chúng tôi đồi vầu xanh mướt mát của gia đình ông và nói: “Trước kia, khu đồi này chỉ là những cây rừng nghèo kiệt, nhưng từ khi có chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, gia đình ông Piên đã tiên phong trong việc cải tạo rừng nghèo kiệt sang trồng vầu, luồng và đã mang lại giá trị kinh tế cao”.

Để minh chứng cho những lời lãnh đạo xã nói, ông Piên dẫn chúng tôi đi thăm đồi vầu với những cây vầu thân thẳng tắp, cao hàng chục mét. “Cây vầu cho thu hoạch quanh năm và gần như không mất công chăm bón. Gia đình tôi có 6ha rừng, trong đó có 3ha vầu, 2ha luồng và đang khoanh nuôi bảo vệ 1ha rừng tự nhiên. Hằng năm, gia đình có nguồn thu nhập khoảng 100 triệu đồng từ đồi rừng”, ông Piên nói.

Theo cán bộ xã Tam Lư, toàn xã có trên 5.000ha cây lâm nghiệp, trong đó hơn 4.000ha cây vầu. Từ khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, người dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư trồng vầu, trồng luồng mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã là 40 triệu đồng/năm. Kinh tế rừng đang góp phần giảm nghèo và từng bước làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã.

Cùng như ông Piên, gia đình ông Phạm Đình Ba ở xã Giao An (Lang Chánh) đã thoát nghèo nhờ trồng rừng. Ông Ba cho biết: Khi bắt đầu trồng rừng, gia đình ông đã được UBND xã hỗ trợ phân bón, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trồng cây keo, cây lát… Đến nay, gia đình ông có 5ha cây keo, 4ha rừng luồng đang khai thác, mang lại nguồn thu nhập 120 triệu đồng/năm…

Góp phần tăng độ che phủ của rừng

Thực hiện quy định pháp luật về lâm nghiệp, tính đến ngày 31/12/2023 toàn tỉnh đã giao được 617.496,59ha/647.437,26ha rừng và đất lâm nghiệp, đạt 95,37% (trong đó, giao cho hộ gia đình, cá nhân 372.278,82ha/65.975 hộ và nhóm hộ (bình quân 5,64ha/hộ, nhóm hộ); giao cho cộng đồng 30.651,09 ha/651 cộng đồng; giao cho các tổ chức 214.566,68ha/53 tổ chức); còn lại 29.940,67ha rừng đang tạm giao cho UBND xã, chiếm 4,63%.

Giao đất, giao rừng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động hiệu quả mọi thành phần trong xã hội tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng. Khi được giao đất, giao rừng, các hộ gia đình và cá nhân có quyền khai thác và phát triển tài nguyên rừng một cách hợp pháp. Họ có thể trồng rừng kinh tế, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ, phát triển cây ăn quả, hoặc tham gia vào du lịch sinh thái… Thu nhập từ các hoạt động này giúp người trồng rừng nâng cao đời sống và ổn định kinh tế. Và, khi có quyền quản lý và khai thác, người dân coi rừng là tài sản của mình nên đã chủ động tham gia vào việc trồng rừng, chăm sóc và BVR. Điều này giúp tăng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện chất lượng rừng và nâng cao giá trị sinh thái của hệ sinh thái rừng. Độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh từ 53,40% năm 2019 tăng lên 53,75% vào năm 2023.

Trong giai đoạn 2019-2023 toàn tỉnh đã trồng rừng tập trung được 60.321ha rừng trồng các loại và trên 21 triệu cây phân tán các loại; bình quân năng suất rừng trồng tăng từ 15m3/ha/năm lên 17m3/ha/năm; sản lượng khai thác gỗ bình quân khoảng 759 nghìn m3/năm.

Tỉnh cũng đã chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị của rừng; trung bình hằng năm toàn tỉnh trồng trên 10.000ha rừng trồng tập trung; thực hiện hiệu quả việc cấp chứng chỉ rừng FSC theo đúng quy định. Đặc biệt, tỉnh đã ban hành chính sách riêng để hỗ trợ phát triển rừng trồng tập trung, phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất lâm nghiệp theo Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh (hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng cây giống nuôi cấy mô; hỗ trợ thâm canh rừng trồng luồng, nứa, vầu; hỗ trợ làm đường lâm nghiệp vùng trồng rừng sản xuất tập trung; hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững…

Từ những giải pháp cụ thể và kết quả đã đạt được cho thấy, Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã giúp Thanh Hóa xây dựng nền tảng vững chắc trong việc quản lý và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao nhận thức BVR cho cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân và góp phần vào bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Những hiệu quả này không chỉ giúp tỉnh đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế rừng, mà còn đảm bảo bảo tồn tài nguyên và hệ sinh thái rừng một cách bền vững.

Bài và ảnh: Ngân Hà



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hieu-qua-thi-hanh-luat-lam-nghiep-230281.htm

Cùng chủ đề

Tạo diện mạo mới cho thành phố

Để tạo diện mạo mới cho đô thị tỉnh lỵ vươn mình phát triển mạnh mẽ, những năm gần đây TP Thanh Hóa đã ưu tiên nguồn lực đầu tư các khu dân cư, khu đô thị mới hiện đại và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, khớp nối giữa nội thành với ngoại thành.Hạ tầng giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa ngày càng được đầu tư đồng bộ.Căn cứ định hướng phát triển không...

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm

Chiều 11/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị cho ý kiến vào việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm và một số nội dung quan trọng khác.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,...

Thanh Hóa kết thúc 8 đảng đoàn, 3 ban cán sự đảng cấp tỉnh; 1 đảng ủy, 1 ban và thành lập 2 đảng...

Sáng 11/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và cán bộ các Đảng bộ, cơ quan thuộc Tỉnh ủy.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đã trao các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tặng hoa chúc mừng Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dự hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên dự lễ kết nạp đảng viên tại Chi bộ Tổ dân phố Phú Thọ...

Chiều 10/2, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tới dự lễ kết nạp đảng viên tại Chi bộ Tổ dân phố Phú Thọ 2, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa). Quần chúng ưu tú Lê Doãn Hoàng Anh, Tổ dân phố Phú Thọ 2, phường Phú Sơn vinh dự được kết nạp đảng lần này.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực...

Đồng chí Trần Thế Kính giữ chức vụ Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa 

Sáng 10/2, tại tỉnh Thanh Hóa, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa.Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh và Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng tân Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh,...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 13/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 13/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-13-2-2025-239467.htm

Cần làm rõ hơn cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 12/2, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Toàn cảnh buổi thảo luận tại tổ.Dự án...

Chỉ thị về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Ảnh minh họa.Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp với nhiều yếu tố bất định, nhiều khó khăn, thách thức; song, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực,...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa thăng hạng trong bảng xếp hạng về chuyển đổi số

12/02/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV thảo luận,...

Thanh Hóa đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2.197 căn hộ nhà ở xã hội

Chiều 12/2, Ban Chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình hoạt động và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì...

Cùng chuyên mục

Tạo diện mạo mới cho thành phố

Để tạo diện mạo mới cho đô thị tỉnh lỵ vươn mình phát triển mạnh mẽ, những năm gần đây TP Thanh Hóa đã ưu tiên nguồn lực đầu tư các khu dân cư, khu đô thị mới hiện đại và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, khớp nối giữa nội thành với ngoại thành.Hạ tầng giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa ngày càng được đầu tư đồng bộ.Căn cứ định hướng phát triển không...

PC Thanh Hóa tiếp và làm việc với Tập đoàn WHA Việt Nam

Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) vừa có buổi làm việc với Tập đoàn WHA Việt Nam về việc xác nhận khả năng cung cấp điện cho Khu công nghiệp Phú Quý, huyện Hoằng Hóa do Công ty Cổ phần WHA Inductrial Zone Thanh Hóa (WHA Thanh Hóa) - đơn vị trực thuộc Tập đoàn WHA Việt Nam làm chủ đầu tư.Toàn cảnh buổi làm việc.Căn cứ văn bản số 2025-005/WHAIZTH ngày 16/1/2025 của Công ty...

PC Thanh Hóa phát huy tiềm năng, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ điện lực đến với khách hàng

Năm 2024, chỉ tiêu dịch vụ điện lực của Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có sự bứt phá rõ rệt với doanh thu đạt tỷ lệ 107,9% kế hoạch và bằng 120,2% so với năm 2023, lợi nhuận đạt 107,6% kế hoạch và bằng 125,85% so với năm 2023. Năm 2025, chỉ tiêu này sẽ được đơn vị tổ chức thực hiện quyết liệt hơn, một mặt vừa bảo đảm cải thiện hiệu quả sản xuất kinh...

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa

Xác định việc truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm tạo niềm tin với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc dán tem QR Code để TXNG sản phẩm...

Đột phá trong chuyển đổi thanh toán không dùng tiền mặt

Sau 3 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả ấn tượng. Đặc biệt trong năm 2024, tỉnh đã có những bước đột phá mạnh mẽ khi tỷ lệ TTKDTM tăng mạnh ở hầu hết các lĩnh vực, thay đổi thói quen sử dụng tiền của người dân và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.Hầu hết người...

Thủ tướng đôn đốc bộ, ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 8/2/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn,...

FWD Việt Nam mở rộng mô hình Văn phòng Tổng Đại lý, nâng tầm trải nghiệm bảo hiểm tại Thanh Hóa

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam vừa chính thức khai trương Văn phòng Tổng Đại lý tại Thanh Hóa vào sáng 7/2/2025. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng mô hình Văn phòng Tổng Đại lý trên toàn quốc, giúp nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng với các sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp của FWD Việt Nam.Bảo hiểm Nhân thọ FWD...

Thành lập Cụm công nghiệp Xuân Cao 2, huyện Thường Xuân

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 402/QĐ-UBND, ngày 6/2/2025 về thành lập Cụm công nghiệp Xuân Cao 2, huyện Thường Xuân. Theo đó, Cụm công nghiệp Xuân Cao 2 có diện tích khoảng 43,19ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 280 tỷ đồng.Sản xuất ván ép xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hóa ở xã Luận Thành, Thường Xuân. (Ảnh minh hoạ).Theo Quyết định số 402/QĐ-UBND, Cụm công nghiệp Xuân Cao 2...

Từ cây mía đến tín chỉ carbon

Ngành mía đường đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, không chỉ góp phần vào an ninh lương thực mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, hoạt động canh tác mía vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến phát thải khí nhà kính và tác động môi trường.Dự án giúp nông dân tiếp cận mô hình canh tác tái tạo môi trường, giảm phát...

Huy động vốn, tăng trưởng dư nợ an toàn, hiệu quả

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngay từ những ngày làm việc đầu tiên, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động nhằm thực hiện các chương trình khuyến mãi, lì xì khách hàng đến giao dịch. Từ đó, thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ khách hàng, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của các tổ chức,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất