Powered by Techcity

Hiện vật… kể chuyện xứ Thanh anh hùng


Có từng sống và chiến đấu trong những năm tháng vất vả và gian lao nhất của chiến tranh mới hiểu được cái giá của hòa bình, của độc lập – tự do. Thế hệ cháu con hôm nay, chưa một ngày biết thế nào là “khoét núi, ngủ hầm”, bom rơi đạn nổ, “sống giờ chết giờ” nhưng chưa bao giờ lãng quên đi quá khứ, quên đi những hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc. Ngày nay, những nhân chứng sống, những tư liệu, hiện vật được lưu giữ vẫn tiếp tục kể câu chuyện về dân tộc Việt Nam anh hùng, xứ Thanh anh hùng.

Hiện vật... kể chuyện xứ Thanh anh hùngSúng và nòng súng cao xạ được quân ta sử dụng trong chiến đấu, bảo vệ Hàm Rồng những năm kháng chiến chống Mỹ (1965-1972).

Âm vang trống lệnh

Không phô trương hay vạm vỡ về kích thước, cầu kỳ về kiểu dáng, chiếc trống lệnh mà quân và dân Hoằng Hóa sử dụng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24/7/1945 nằm ngay ngắn ở giá đỡ, trong không gian trưng bày các tư liệu, hiện vật thời kỳ Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trên đất Thanh Hóa của Bảo tàng tỉnh. Màu thời gian cùng các vết xước, rách trên mặt trống, tang trống như mở cánh cửa lịch sử, đưa du khách về với sự kiện vẻ vang trên quê hương Hoằng Hóa.

Những tháng đầu năm 1945, cao trào chống Nhật cứu nước ở tỉnh Thanh Hóa đã phát triển rầm rộ. Cùng với các phong trào phá kho thóc để cứu đói, sắm vũ khí tự vũ trang chống Nhật liên tiếp nổ ra. Có những cuộc biểu tình kéo dài hơn 20km, càng đi càng khí thế, thu hút sự hưởng ứng đông đảo của người dân. Các cuộc rải truyền đơn, diễn thuyết, tuyên truyền hưởng ứng Việt Minh liên tục được tổ chức tại các địa phương như: Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Hà Trung. Mặt trận Việt Minh ở nhiều tổng, huyện, phủ được thành lập. Kẻ thù hoang mang, dao động. Hệ thống chính quyền bù nhìn tay sai của Nhật ngày càng rệu rã…

Lúc bấy giờ, phong trào cách mạng ở Hoằng Hóa mạnh mẽ khắp làng quê. Để cứu vãn cục diện, quân địch tăng cường đàn áp hòng dập tắt phong trào cách mạng đang bừng bừng khí thế trên mảnh đất này. Ngày 13/7/1945, phát xít Nhật cùng tỉnh trưởng bù nhìn phái một đơn vị bảo an gồm 34 tên được trang bị vũ khí do Quản Hiến cầm đầu kéo về phủ lỵ Hoằng Hóa để cùng với tri phủ khủng bố 2 khu vực Đằng Trung (Hoằng Đạo) và Liên Châu – Hóa Lộc (Hoằng Châu). Trước âm mưu của địch, Chi bộ Đảng và Ban Việt Minh huyện đã tập trung quân tự vệ, chuẩn bị kế hoạch tác chiến. Một lực lượng gồm 12 chiến sĩ phục kích ở cồn Mã Nhón, Đằng Trung (Hoằng Đạo). Tự vệ các thôn Hóa Lộc, Hải Châu, Hoàng Chung, Ngọc Long (Liên Châu – Hóa Lộc) và các làng lân cận bố trí lực lượng sẵn sàng đợi lệnh.

Sáng 24/7/1945, quân địch do tri phủ Phạm Trung Bảo dẫn đầu tiến về Hoằng Hóa. Khi tới Cồn Mã Nhón (xã Hoằng Đạo), chúng lọt vào trận địa phục kích của lực lượng tự vệ Đằng Trung. Sau khi giằng co quyết liệt, Phạm Trung Bảo cùng toàn bộ quân lính bị khuất phục, bắt sống, 12 khẩu súng bị ta tịch thu. Lực lượng tự vệ và Nhân dân Hoằng Hóa đã áp giải quân địch cùng tri phủ Phạm Trung Bảo về tạm giữ tại đình Đằng Trung chờ xét xử. Một toán quân khác do Quản Hiến cầm đầu kéo xuống Liên Châu – Hóa Lộc thì bị trung đội tự vệ cảm tử do đồng chí Lê Văn Tướn chỉ huy tập kích, phải tìm đường tháo chạy. Ngay buổi trưa hôm đó, Chi bộ Đảng và ban Việt Minh huyện khẩn trương tổ chức một cuộc mít tinh tại Cồn Ba Cây trong sự vui mừng, hân hoan của quân và dân Hoằng Hóa. Bản cáo trạng tố cáo tội ác của tri phủ Phạm Trung Bảo và chính quyền tay sai đanh thép vang lên trước sự chứng kiến của hàng nghìn người.

Trong những thời khắc lịch sử hào hùng ấy, tiếng trống lệnh vang vang như thúc giục lòng người, cổ vũ tinh thần, ý chí, tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân Hoằng Hóa. Đó là âm vang của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm. Cuộc khởi nghĩa đã trở thành một sự kiện lịch sử đáng nhớ, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hoằng Hóa. Đây là thắng lợi mở đầu cho các cao trào khởi nghĩa giành chính quyền và đưa phong trào cách mạng toàn tỉnh phát triển đến đỉnh cao, góp phần cùng cả nước làm nên thành công của cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

Tiếng pháo cao xạ trong “những ngày đen tối” của không lực Hoa Kỳ

Bệ vệ trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, hình ảnh chiếc máy bay MIG-17, số hiệu 3029 và nòng pháo cao xạ 57mm của quân đội ta sử dụng trong cuộc chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng những năm kháng chiến chống Mỹ trường kỳ (1965-1972) là dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc. “Giá mà đừng có chiến tranh” – câu nói như tiếng thở dài của người phụ nữ khoác trên mình bộ quần áo thanh niên xung phong khiến những người xung quanh không khỏi bồi hồi, xúc động. Số phận dân tộc là vậy, không thể khác được. Điều quan trọng là biết bao thế hệ người dân Việt Nam đã chẳng màng đến mất mát, hy sinh, dâng hiến máu thịt mình, đã “sống và chết”, “giản dị và bình tâm” để hòa vào dáng hình non sông đất nước, để lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, để ta có được hòa bình và phát triển như ngày hôm nay. Chiến thắng Hàm Rồng đã góp vào “bản anh hùng ca” ấy những thanh âm hào hùng nhất.

Còn nhớ, Hàm Rồng của những ngày rực lửa. Trước sự bành trướng đến ghê người của những chiếc “thần sấm” gào thét trên bầu trời, Hàm Rồng bước vào cuộc chiến bằng tâm thế sẵn sàng, chủ động và chuẩn bị chu đáo, “bày binh bố trận”, hiệp đồng tác chiến với nhiều lực lượng tham gia, như: Tiểu đoàn pháo cao xạ 14 – Sư đoàn 304 – Đoàn Vinh Quang; Trung đoàn cơ động 213 của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam với hai đại đội pháo 37 ly là Đại đội 5 đóng quân ở khu vực Đình Hương và Đại đội 4 đóng quân ở lều vịt và đồi không tên; Đại đội 1 và Đại đội 5 của đoàn pháo cao xạ 57 ly, trung đoàn Tam Đảo (Trung đoàn 234); các đại đội pháo cao xạ của Tỉnh đội Thanh Hóa đóng trên cao điểm 75…

Lực lượng phòng không chủ lực kết hợp với lực lượng phòng không tầm thấp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa tạo thành “lưới lửa” phòng không nhiều tầng, nhiều lớp sẵn sàng đón máy bay địch. Dân quân tự vệ các làng, xã lúc bấy giờ: Đồng Đá, Yên Vực, Nam Bình, Đầm Chuông, Âu Thuyền, Hoằng Long, Hoằng Lý, Hoằng Anh… cùng công nhân nhà máy diêm, nhà máy điện Hàm Rồng, nhà máy phân lân… được huy động giúp bộ đội đào đắp công sự, ngụy trang căn cứ chiến đấu. Tất cả đã sẵn sàng với lực lượng đông đảo, bố trí tầng trên, tầng dưới chặt chẽ, toàn quân đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí quyết tâm đánh thắng trận đầu.

Trong 2 ngày 3 và 4/4/1965, không quân Mỹ đã trút “mưa bom bão đạn” xuống khu vực Hàm Rồng – Nam Ngạn. Cũng trong 2 ngày chiến đấu, quân và dân ta đã bắn rơi 47 máy bay của địch, bắt sống nhiều giặc lái. Quân và dân Thanh Hóa nói chung, Hàm Rồng – Nam Ngạn nói riêng đã lập nên kỷ lục đầu tiên về thành tích bắn rơi máy bay địch trên miền Bắc, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Sự kiện này đã trở thành “những ngày đen tối của không lực Hoa Kỳ”. Chiến thắng Hàm Rồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp giữ vững “mạch máu” lưu thông giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, đóng góp to lớn vào Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chiến tranh đã lùi xa. Những cuộc cách mạng của hôm nay đã rất khác, đã mang một dáng vóc, tâm thế khác. Đối diện với những “chứng nhân” lịch sử, mỗi chúng ta luôn cảm thấy mình bé nhỏ trước tinh thần, khí phách, sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh. Thế hệ trẻ hôm nay vẫn nghe thấy âm vang trống lệnh trong khát vọng sống và cống hiến. Đối diện với nòng súng cao xạ luôn bền chí hướng thẳng phía trời xanh, chiếc máy bay MIG đã từng sải cánh trên bầu trời Hàm Rồng năm ấy và biết bao tư liệu, hiện vật khác nữa, lòng mỗi người lại trào dâng niềm tự hào, ý chí nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước.

Đăng Khoa



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hien-vat-ke-chuyen-xu-thanh-anh-hung-220083.htm

Cùng chủ đề

Dưới chân núi Chiếu Bạch

Cho đến tận ngày hôm nay, khi thời gian cùng biến ảo thời cuộc đã làm mất đi nhiều giá trị thì sự hiện diện của những ngôi chùa, đình, đền, bia đá cổ... trên nền bức tranh sơn thủy hữu tình vẫn đủ sức vẽ nên một vùng danh lam thắng cảnh, lịch sử - văn hóa tiêu biểu, độc đáo dưới chân núi Chiếu Bạch (nay thuộc xã Yến Sơn, Hà Trung).Đền thờ Đô thống Thượng tướng...

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Khu dân cư thôn 5, xã Cán...

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 7/11 đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn 5, xã Cán Khê, huyện Như Thanh.Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân khu dân cư thôn 5, xã Cán Khê.Cùng...

Kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ phường Phú Sơn: Viết tiếp trang sử vẻ vang!

Tháng 10 này, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) hướng về một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ phường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là sự kiện trọng đại, là dịp để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân phường Phú Sơn trân trọng những thành quả đã đạt được, đồng thời bồi đắp thêm niềm tin...

[Infographics] – Dấu mốc sự kiện 70 năm cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024)

70 năm trước, hàng vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam đặt chân lên mảnh đất miền Bắc theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Thời điểm ấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa vinh dự là địa phương đầu tiên được tin tưởng giao nhiệm vụ đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.Mai Huyền Nguồn: https://baothanhhoa.vn/infographics-nbsp-dau-moc-su-kien-70-nam-can-bo-chien-si-mien-nam-tap-ket-ra-bac-1954-2024-228716.htm

“Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”

Chiều 21/10, Trung tâm Chính trị TP Thanh Hóa tổ chức buổi tọa đàm về nội dung bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho 113 học viên lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa VII, năm 2024.Toàn cảnh...

Cùng tác giả

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 28/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 28/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-28-11-2024-231685.htm

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Nghiên cứu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường theo lộ trình

Các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những bất cập của luật hiện hành. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều nhóm chính sách và điều khoản cụ thể trong dự thảo luật. Trong đó có nội dung về việc đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống thuế; đối tượng...

Cùng chuyên mục

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5

Sáng 24/11, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5, tại Đền thờ thành hoàng làng và Phủ bà Hạc Long (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa). Tham dự liên hoan có 17 nghệ nhân, thanh đồng trong toàn tỉnh.Liên hoan thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến xemLiên hoan là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Di...

Hoành tráng Đêm nhạc hội Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chương trình Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024 mang đến các hoạt động trải nghiệm mới, đa dạng như: Giải chạy Uni Run cho khoảng 600 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” 2024 tại Thanh Hóa; Cuộc thi sáng tạo, thiết kế; Đêm đại nhạc hội Unitour Thanh Hóa.Tối 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Sinh...

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện do đồng chí Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát liên ngành công tác hiến máu tình nguyện (HMTN) tại...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Cuối năm, du lịch check-in lên ngôi

Thời điểm cuối năm, khi “muôn hoa khoe sắc”, cũng là thời gian các điểm check-in ở Thanh Hóa “nở rộ” để phục vụ du khách. Hoạt động này thường diễn ra tại các điểm đến có thể di chuyển trong ngày và không sử dụng dịch vụ lưu trú.Du khách Vương Hiền Lương với góc check-in tại hồ bán nguyệt, đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Ngọc Lặc).Phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) với những cung đường...

Đoàn famtrip Hiệp hội Du lịch Việt Nam khảo sát, trải nghiệm tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông

Ngày 22/11, đoàn famtrip của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, với sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp lữ hành trong nước, phóng viên các cơ quan báo chí đã đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).Đoàn famtrip khảo sát các khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông.Tại đây, đoàn famtrip đã khảo sát một...

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.Ảnh minh họa.Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ xây dựng và phát triển thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất