Powered by Techcity

Hiện đại hóa ngành chăn nuôi – những vấn đề đặt ra (Bài 1): Ngành chăn nuôi Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có dư địa lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi vốn là ngành sản xuất truyền thống, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh. Do đó, tỉnh luôn có “trợ lực” kịp thời để ngành có bước phát triển cả về lượng và chất, dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, tạo sinh kế và nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, trước sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, đòi hỏi nội bộ ngành chăn nuôi Thanh Hóa cần chủ động phát triển, đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu.

Hiện đại hóa ngành chăn nuôi - những vấn đề đặt ra (Bài 1): Ngành chăn nuôi Thanh Hóa - thuận lợi và khó khăn đan xenTrang trại chăn nuôi gia cầm trong khu trang trại tập trung xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc).

Nhiều tiềm năng, thuận lợi…

Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho chăn nuôi. Nhờ đó, tính đến tháng 12/2023, tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, với 25,3 triệu con gia cầm, 1,3 triệu con lợn, 455 nghìn con trâu, bò… được phát triển ở 1.080 trang trại và 739.350 hộ dân. Ngoài ra, toàn tỉnh còn thu hút được 72 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, với nhiều đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, hình thành được 269 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi an toàn.

Cùng với định hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp, những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi tỉnh ta đã và đang phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, tỉnh đã quy hoạch, phát triển được vùng chăn nuôi lợn hướng nạc, vùng chăn nuôi bò sữa, vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại các huyện Như Thanh, Hà Trung, Thạch Thành, Nga Sơn, Yên Định, Cẩm Thủy, Nông Cống, Thọ Xuân…; đồng thời, hỗ trợ phát triển được 47 khu/cụm trang trại chăn nuôi tập trung.

Tại huyện Vĩnh Lộc, địa phương được đánh giá là một trong những vùng có truyền thống, dư địa để phát triển chăn nuôi quy mô lớn, việc chăn nuôi nhỏ lẻ đã được hạn chế, thay vào đó là những mô hình trang trại, cụm trang trại chăn nuôi hiện đại, hàm lượng kỹ thuật cao. Bà Đặng Thị Bắc, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Nhờ tuyên truyền, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao nên hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện đang có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ lệ chăn nuôi nông hộ, tăng chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại. Toàn huyện có 8 cụm trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn các xã Vĩnh Phúc, Ninh Khang, Vĩnh Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng. Để nâng cao hiệu quả công tác chăn nuôi, UBND huyện Vĩnh Lộc đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh, đảm bảo môi trường với quy mô phù hợp từng loại vật nuôi, vùng miền, qua đó góp phần nâng cao giá trị, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm và tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

Được biết, những năm qua, tỉnh đã triển khai hàng chục đề án, dự án nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, như: Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2030… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chủ động tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; khôi phục, duy trì đàn lợn giống cụ, kỵ, ông bà; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ; hỗ trợ xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêu chuẩn VietGAP; tạo liên kết chuỗi trong sản xuất chăn nuôi; hỗ trợ quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi… Việc phát triển nhanh chóng các khu, cụm công nghiệp với số lượng nhân công lớn cũng là mảnh đất “màu mỡ” để tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Theo thống kê, có 75% sản lượng của ngành chăn nuôi sản xuất ra cung cấp cho thị trường trong tỉnh (đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân) và 25% sản lượng sản xuất cung cấp ra tỉnh ngoài, với nhiều sản phẩm của ngành chăn nuôi được hỗ trợ, phát triển thành nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP.

Tất cả những tiềm năng, lợi thế và sự tạo điều kiện, hỗ trợ từ các cấp chính quyền, địa phương chính là những thuận lợi để tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Đây là tín hiệu đáng mừng, khẳng định cho vai trò quan trọng và sự đóng góp của lĩnh vực chăn nuôi đối với sự phát triển chung của kinh tế – xã hội địa phương.

…nhưng không ít khó khăn

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: Chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao (đàn lợn 55%, đàn gia cầm 78%, đàn trâu bò 92% tổng đàn); nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm còn hạn chế. Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng do phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, khiến giá thành sản xuất “đội lên”. Ở nhiều thời điểm, người chăn nuôi phải duy trì đàn song lợi nhuận gần như không có, thậm chí thua lỗ…

Hiện đại hóa ngành chăn nuôi - những vấn đề đặt ra (Bài 1): Ngành chăn nuôi Thanh Hóa - thuận lợi và khó khăn đan xenTrang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tại xã Vân Sơn (Triệu Sơn).

Không chỉ chịu áp lực từ giá, tình hình dịch bệnh phức tạp cũng là trở ngại lớn đối với người chăn nuôi. Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện nay công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được ngành nông nghiệp và các địa phương quan tâm thực hiện. Do đó, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi của tỉnh cơ bản được bảo đảm. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi vẫn liên tục phải phòng, chống, bảo vệ đàn vật nuôi bởi nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Gia đình ông Bùi Đức Thành, khu phố Phong Lượng, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) nhiều năm qua luôn duy trì tổng đàn từ 100 con lợn thịt/lứa trở lên. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song gia đình ông vẫn duy trì sản xuất. Ông Thành cho biết: Ở nhiều thời điểm, giá thức ăn chăn nuôi tăng trung bình từ 10 đến 15% và dao động từ 380.000 đến 500.000 đồng/bao 25kg. Cùng với đó, các loại chi phí chăm sóc, tiêm vắc-xin tăng, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi khá phức tạp, do đó nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn thị trấn đã “đóng chuồng” để tránh thiệt hại kinh tế.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 103 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; trong đó 49 cơ sở chăn nuôi lợn, 4 cơ sở chăn nuôi bò, 50 cơ sở chăn nuôi gia cầm được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Mặc dù tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi, song việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chưa phát triển được nhiều chuỗi liên kết sản xuất trong chăn nuôi – giết mổ – tiêu thụ. Ngoài ra, việc đầu tư phát triển cơ sở giết mổ, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi chưa hiệu quả và thói quen sản xuất, tiêu dùng, sử dụng sản phẩm chăn nuôi của người dân… chính là những nguyên nhân “kìm hãm” sự phát triển của lĩnh vực này. Do đó, để ngành chăn nuôi Thanh Hóa phát triển theo hướng hiện đại, bền vững cần sự hỗ trợ kịp thời từ các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp.

Bài và ảnh: Nhóm PV

Bài 2: Sự trợ lực kịp thời gỡ khó cho ngành chăn nuôi.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa

Nhân Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 – 1/11/ 2024), sáng 30/10, Ban trị sự (BTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa - 40 năm phát triển và trưởng thành.Các đại biểu tham dự hội thảo.Đại biểu tặng lẵng hoa chúc mừng hội thảo.Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số ban, ngành...

Tập huấn Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn liên quan cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh...

Ngày 27/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các chuyên gia của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế và Vụ Phát triển hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức tập huấn Luật Đấu thầu năm 2023 và các văn bản hướng dẫn liên quan cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.Các đại biểu tham dự tập huấn.Phát biểu khai mạc lớp...

Cùng tác giả

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Cùng chuyên mục

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Vũ Thế Nam - Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025.Toàn cảnh buổi làm việc.Trọng tâm là nêu rõ việc...

Đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án

Trước tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng (VLXD) khan hiếm, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác cung ứng VLXD cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn.Thực hiện khai thác vật liệu xây dựng ở mỏ đá của Công ty TNHH Hoàng Tuấn...

Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt

Một trong những mục tiêu của “ngành công nghiệp không khói” Thanh Hóa là đưa các tỉnh Tây Bắc trở thành thị trường khách quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách. Theo đó, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường này đã và đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả.Đoàn famtrip các tỉnh Tây Bắc khảo sát tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (tháng 3/2024).Các tỉnh...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp

Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, Ban...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất