Powered by Techcity

Hầm Đờ-cát, nơi lá cờ “Quyết chiến

Chiến thắng Điên Biên Phủ đã đi qua được 70 năm, nhưng những chứng tích trên chiến trường năm xưa, gắn liền với sức mạnh đoàn kết, lòng quả cảm, khí thế hào hùng của quân, dân ta vẫn còn vẹn nguyên trên vùng đất Điện Biên và trường tồn cùng non sông, đất nước. Ở đó có Di tích Hầm Đờ-cát, nơi lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” tung bay.

Hầm Đờ-cát, nơi lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” tung bayHầm Đờ-cát – nơi 70 năm về trước lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” trong chiến dịch Điện Biên Phủ phấp phới tung bay.

Điện Biên Phủ được bao bọc bốn bề núi non trùng điệp và những quả đồi nối tiếp nhau, ở giữa là cánh đồng Mường Thanh rộng lớn với dòng Nậm Rốm hiền hòa chảy qua. Đó còn là một vựa thóc “khổng lồ” giữa trùng điệp núi rừng nơi góc trời Tây Bắc. Điện Biên Phủ, một nơi không hẹn trước của quân đội Pháp và quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng đã trở thành điểm hẹn tất yếu của lịch sử. Đầu tháng 12/1953, tướng Na-va quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân chủ lực Việt Minh. Những công trình hiện đại đã bắt đầu mọc lên ở thung lũng Mường Thanh. Điều đó cho thấy rõ ý đồ của Na-va trong việc xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương. Tập đoàn cứ điểm này có 3 phân khu, 49 cứ điểm được phân thành 8 cụm. Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống binh lực, hỏa lực mạnh được ưu tiên bảo vệ bởi những loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại và có thể yểm trợ lẫn nhau khi cần thiết. Bao quanh mỗi cụm cứ điểm là những hệ thống chiến hào ngang dọc chìm nổi phức tạp, những hàng rào dây thép gai dày đặc xen kẽ bởi những bãi mìn. Việc tiến hành chiếm đóng Điện Biên Phủ và biến nơi đây thành một “pháo đài không thể công phá”, “Cỗ máy nghiền thịt khổng lồ” của quân đội Pháp là giai đoạn chuẩn bị của một trận đánh lớn. Nước Pháp trông chờ vào trận đánh này.

Lật giở những trang tư liệu về Di tích Hầm Đờ-cát và Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cung cấp chúng tôi mới hay biết, hầm Đờ-cát là tên thường gọi của Nhân dân địa phương để chỉ căn hầm làm việc của Bộ chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, trong đó có viên tướng Tổng chỉ huy là Đờ-cát. Hầm Đờ-cát là công sự kiên cố nhất, được ví là “trái tim”, “linh hồn” của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và được thiết kế xây dựng bằng những vật liệu vững chắc nhất lúc bấy giờ, có khả năng chống chọi với các loại hỏa lực của đối phương. Căn hầm có chiều dài 20m, rộng 8m được chia thành 4 ngăn vừa dùng cho cả nơi làm việc và ăn nghỉ. Bao quanh phía ngoài hầm Đờ-cát là hàng rào dây thép gai và mìn cài dày đặc và hệ thống hỏa lực bố trí ở các boong ke lúc nào cũng sẵn sàng nhả đạn. Ở bốn hướng của căn hầm là 4 chiếc xe tăng thường xuyên túc trực và phía Tây Nam là trận địa pháo dàn hàng ngang, nhằm bảo vệ một cách tối đa cho cơ quan chỉ huy. Đặc biệt xung quanh cơ quan đầu não Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là 4 cụm cứ điểm được bố trí phòng vệ hết sức nghiêm ngặt. Đó là những “lớp áo giáp”, “cánh cửa thép” hay “thiên thần gác cửa” mà quân đội Pháp đề cao trong ngôn từ để bảo vệ cơ quan chỉ huy của mình.

Đối với quân đội Nhân dân Việt Nam, mục tiêu đánh chiếm và bắt sống Bộ chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là mục tiêu quan trọng và quyết định đi đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Vào 15 giờ ngày 7/5/1954, sau khi nhận lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ, các đại đoàn của quân đội Nhân dân Việt Nam chia làm nhiều mũi tấn công tiến vào phân khu Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại đoàn 312 đánh phía Đông vượt cầu Mường Thanh; Đại đoàn 308 đánh phía Tây mở đường qua sân bay; một mũi tấn công từ hướng Tây Nam do Đại đoàn 316 đảm nhiệm. Các mũi tấn công như những gọng kìm siết chặt vòng vây, vượt qua những làn đạn của quân Pháp tiến thẳng vào cơ quan đầu não Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tổ xung kích của đồng chí Tạ Quốc Luật – Đại đội trưởng Đại đội 360, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, gồm 2 chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh, Bùi Văn Nhỏ xông vào trong hầm chỉ huy.

Khi các chiến sĩ của tổ xung kích tiến vào căn hầm, các gian hầm sáng choang ánh điện. Đờ-cát quân phục màu vàng nhạt, trên ngực đeo một cặp huân chương… vẫn đang cố xé những tài liệu cuối cùng. Ngay lập tức, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật hạ lệnh bằng tiếng Pháp: “Giơ tay lên, hạ vũ khí xuống, các ông đã bị bắt…”. Vị tướng chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có dáng dấp giống hoàng đế La Mã giờ đây không còn giữ được vẻ ngang tàng, hống hách trước kia nữa, mà đã cùng 20 sĩ quan tùy tùng đầu hàng vô điều kiện theo lệnh của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật và cùng đi ra khỏi căn hầm giữa 2 hàng súng của các chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sụp đổ hoàn toàn, trên các cứ điểm trắng xóa cờ hàng của giặc, Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn đã điện về Mường Phăng báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng ra lệnh mang ảnh Đờ-cát ra đối chiếu, kiểm tra quân hàm, chữ ký đề phòng Pháp đánh tráo chỉ huy. Sau khi đã xác định chính xác, tin bắt sống tướng Đờ-cát đã lan đi khắp chiến trường trong tiếng reo hò vang dậy của quân và dân ta. Đúng 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” đã phấp phới tung bay trên nóc hầm tướng Đờ-cát giữa chiều hè tháng 5 lịch sử.

Kể cho chúng tôi nghe về thời khắc nghe tin thắng trận, ông Nguyễn Việt Điểm – cựu lính pháo binh Điện Biên năm xưa không giấu được niềm xúc động: “Sau khi nghe tin quân ta đã bắt sống tướng Đờ-cát và cho ông ta kêu binh sĩ ra đầu hàng, chúng tôi hân hoan, sung sướng tột độ. Suốt buổi chiều và tối 7/5/1954, binh lính pháp lũ lượt kéo nhau từ trong các hầm, hào ra hàng. Ngay trong đêm, tôi cùng các đồng đội ở các đại đoàn được lệnh dùng bạt, dù lập những trại, lán dã chiến trên các bãi đất dọc sông Nậm Rốm để nhốt tù binh Pháp. Đến 24 giờ, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc toàn thắng”.

Hòa vào dòng người tham quan các di tích ở chiến trường Điện Biên Phủ là ông Phạm Trung Tín ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Cha ông là chiến sĩ Điên Biên năm xưa và đã góp một phần xương, máu làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng 70 năm về trước. Ông Tín xúc động chia sẻ: “Được đặt chân lên đồi A1, Sở chỉ huy chiến dịch Điên Biên Phủ, nơi in bóng hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay hầm Đờ-cát… tôi chợt nhớ đến những câu chuyện về Điện Biên Phủ mà bố vẫn thường kể cho nghe. Đó là một thời lửa đạn, gian khó, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt nhưng gan không núng, chí không mòn và oai hùng. Cho đến hôm nay, chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị và truyền cảm hứng cho muôn đời sau”.

Di tích hầm Đờ-cát, nơi lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” phấp phới tung bay – là một trong những minh chứng sức mạnh đoàn kết, lòng yêu nước sẽ luôn chiến thắng mọi thế lực thù địch, mọi kẻ thù xâm lược.

Bài và ảnh: Hòa Bình

Nguồn

Cùng chủ đề

Tọa đàm Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 78 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về...

Sáng 3/2, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức buổi tọa đàm Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và 78 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20/2/1947 - 20/2/2025).Các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ.Các đại biểu dự buổi tọa đàm.Dự buổi tọa đàm có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó...

Nghị quyết số 17-NQ/TU khơi dậy “nguồn lực nội sinh”, “sức mạnh mềm” cho xứ Thanh phát triển

Lịch sử là điểm tựa, văn hóa là nguồn sức mạnh nội sinh, con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Nhận thức sâu sắc điều đó, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đất được ví như “Việt Nam thu nhỏ”, ngày 4/7/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới....

Năm thành công của Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh

Sau một thời gian “ngủ đông”, năm 2024 - năm phục hồi của nền kinh tế đất nước, cũng là năm ngành nghệ thuật đã tạo nên nhiều dấu ấn. Trong không khí ấy, Nhà hát nghệ thuật truyền thống (NHNTTT) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được nhiều chương trình lớn, tham gia nhiều hội diễn, các nghệ sĩ có điều kiện thể hiện tài năng và sự đam mê.Các nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan...

Mảnh đất tình người

Tôi sinh ra ở chiến khu Việt Bắc, hai tuổi về sống ở Hà Nội. Mãi tới năm lên bảy mới biết đến một tỉnh khác, đó là Thanh Hóa. Và có một cái duyên nào đó khiến cho Thanh Hóa trở thành nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với gia đình tôi.Minh họa: Lê Hải AnhĐầu năm 1954, bố tôi khi ấy là cán bộ trong Ban Chỉ huy Thanh niên xung phong Trung ương được cử...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (22/12/1989

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt...

Cùng tác giả

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Rộn ràng Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Thọ Xuân

Sáng 6/2, Hội Nhà Báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Báo chí Thanh Hoá hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.Các đại biểu tham quan các gian trưng bày của Hội báo Xuân Ất Tỵ tại huyện Thọ Xuân.Hội báo Xuân tại huyện Thọ Xuân trưng bày...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lại Thế Nguyên dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Giầy Alivia...

Sáng 6/2, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đến dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam đóng tại huyện Thiệu Hoá.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cùng các thành viên trong đoàn thăm dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Thọ Xuân

Sáng 6/2, Hội Nhà Báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Báo chí Thanh Hoá hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.Các đại biểu tham quan các gian trưng bày của Hội báo Xuân Ất Tỵ tại huyện Thọ Xuân.Hội báo Xuân tại huyện Thọ Xuân trưng bày...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lại Thế Nguyên dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Giầy Alivia...

Sáng 6/2, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đến dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam đóng tại huyện Thiệu Hoá.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cùng các thành viên trong đoàn thăm dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 6/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 6/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-6-2-2025-238780.htm

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra triển khai tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tại thị xã...

Ngày 4 và 5/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025; triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 -CT/TW của Bộ chính trị về tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kết luận...

Khẩn trương khắc phục sự cố sạt, lở bờ kênh sông Mơ

Ngay sau khi sự cố sạt, lở bờ kênh sông Mơ thuộc hệ thống kênh Nhà Lê tại xã Đông Nam (TP Thanh Hóa), ngành nông nghiệp và các đơn vị liên quan đã phối hợp kiểm tra thực tế hiện trường, đánh giá nguyên nhân và triển khai các giải pháp khắc phục sự cố.Vào hồi 13 giờ 30 phút ngày 4/2 đã xảy ra sự cố sạt, lở bờ kênh Sông Mơ thuộc hệ thống kênh Nhà...

Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, tại Đồn Biên phòng Hoằng Trường, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025.Quang cảnh Lễ phát động.Dự lễ phát động có Đại tá Hoàng Văn Hùng, Chính ủy BĐBP tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Hội LHPN tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Hoằng Hóa. Cùng tham dự có Thủ...

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại...

Sáng 5/2, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự lễ ra quân sản xuất, kinh doanh đầu năm Ất Tỵ tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia (Hoằng Hóa).Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra quân sản xuất đầu năm.Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 5/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 5/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-5-2-2025-238676.htm

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Nhiều quyền lợi mới cho người bệnh

Luật số 51/2024/QH15, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2024. Kể từ ngày 1/1/2025, một số quy định mới chính thức có hiệu lực, hướng đến việc cải thiện quyền lợi cho người dân, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh hiếm và bệnh hiểm nghèo.Nhiều bệnh nhân phấn khởi với những chính sách mới.Người bệnh phấn khởi với chính sách mớiMột trong...

Để “rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương”

Năm 2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trong đó xác định vai trò trồng và bảo vệ rừng của các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư là vô cùng quan trọng.Sơ kết 3 năm thực hiện đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bên cạnh những địa phương thực hiện đạt kết quả cao, có nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã hưởng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất