Powered by Techcity

Hai ngôi đền Đồng Cổ ở xứ Thanh


Căn cứ vào truyền thuyết, huyền thoại được lưu truyền đến ngày nay thì thần Đồng Cổ là vị thần đã đồng hành, che chở, phù trợ cho dân tộc Việt tự thuở mở đầu dựng nước. Trong cái danh giá ngàn năm của văn hóa xứ Thanh, thần Đồng Cổ và hai ngôi đền thờ thần Đồng Cổ điểm xuyết những sắc thái đặc trưng, tiêu biểu. Đó là ngôi đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) và ngôi đền Đồng Cổ ở làng Mỹ Đà, xã Hoằng Đức (Hoằng Hóa).

Hai ngôi đền Đồng Cổ ở xứ ThanhĐền Đồng Cổ, làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) nép mình bên núi Tam Thai.

“Ai về Đồng Cổ – Đan Nê”…

Trong cả nước hiện có 2 địa phương thờ thần Đồng Cổ là Hà Nội và Thanh Hóa. Trong đó, những truyền thuyết, huyền thoại dân gian hay chính sử đều ghi chép về ngôi đền Đồng Cổ tại làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) như là nơi phát tích, thờ chính. Bỏ mặc tất cả những hối hả, xô bồ phía bên ngoài tam quan, con đường dẫn vào đền Đồng Cổ cũng chính là con đường của an yên, tự tại. Bóng sông lồng bóng núi. Hồ bán nguyệt lóng lánh nắng thu. Nét trầm mặc, cổ kính của ngôi đền như nét chấm phá tinh tế, vừa cho thấy phong vị rất riêng của cảnh sắc vừa gợi lên khí thiêng của vùng đất này.

Đền Đồng Cổ, làng Đan Nê có lịch sử hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm. Từ khi chỉ là ngôi miếu nhỏ, đền Đồng Cổ có lúc bề thế, quy mô, kết cấu “tiền nhất – hậu đinh”, 38 gian, nghinh môn 3 tầng 8 mái. Đền tọa lạc dưới chân núi Tam Thai, từ trên đỉnh núi trông xuống thấy dòng sông Mã uốn khúc lượn quanh co với bến Trường Châu “từ xưa tập hợp thuyền buôn, cột buồm dựng đứng như cây rừng, thật là một nơi đô hội của đất Ái Châu”. Nội dung tấm bia thời Tây Sơn do Tuyên công Nguyễn Quang Bàn (con vua Quang Trung) soạn năm 1802 nhận định: “Núi và đền Đồng Cổ là một di tích thiêng liêng hiển hách vào bậc nhất của tỉnh Thanh Hóa”.

Không chỉ là vùng thắng tích, tâm linh, khu vực đền Đồng Cổ, làng Đan Nê ghi dấu nhiều sự kiện tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Lịch sử của ngôi đền hòa cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc, ngay cả vào những thời điểm cam go, khốc liệt nhất. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hang Ích Minh trong lòng ngọn núi Tam Thai là xưởng sản xuất vũ khí của quân đội ta. Khi giặc Pháp phát hiện ra, chúng đã cho ném bom vào khu vực này, biến nơi đây trở thành phế tích, chỉ còn lại nền móng và nghi môn ở phía Tây ngôi đền. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, một phân xưởng nhà máy điện cũng sơ tán về đây, hoạt động trong lòng hang Nội nằm ở ngọn núi phía bên trái ngôi đền.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Đồng Cổ có được diện mạo, kiến trúc như hôm nay. Cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, kiến trúc độc đáo của ngôi đền cùng sắc màu tâm linh xoay quanh các truyền thuyết, huyền thoại về sự linh ứng của thần Đồng Cổ làm nức lòng du khách. Cùng với đó, hằng năm, vào ngày 15/3 âm lịch, lễ hội đền Đồng Cổ được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi động, hấp dẫn đông đảo du khách tham gia như: Rước kiệu, lễ cáo yết, đua thuyền, chơi cờ người, bịt mắt bắt vịt…

Với những nét đặc trưng, tiêu biểu ấy, năm 2001, đền Đồng Cổ được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2019, Di tích lịch sử văn hóa Núi và đền Đồng Cổ được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là điểm du lịch. Những năm gần đây, huyện Yên Định đã nỗ lực, cố gắng triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích núi và đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch.

Làng Mỹ Đà có đền Đồng Cổ

Từ làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) về với làng Mỹ Đà (thuộc xã Hoằng Minh cũ, sau sáp nhập thuộc xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng nơi đây tồn tại ngôi đền Đồng Cổ với lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm.

Làng Mỹ Đà xưa có tên là Kẻ Cổ, nằm tách biệt về phía Nam. Trước đây, muốn đi vào làng phải đi theo những lối mòn băng qua cánh đồng Tam Tổng. Bước ra khỏi làng phóng tầm mắt nhìn ra một vùng lúa mênh mông, bát ngát. Ngôi làng có truyền thống hiếu học, bề dày lịch sử văn hóa. Được biết, trước đây, làng Mỹ Đà có văn chỉ, có ngôi chùa 3 gian thờ phật, cách giếng thiên tạo khoảng 30m về phía Nam. Chùa có 5 pho tượng phật bằng gỗ quý, một chuông đồng và nhiều hiện vật khác… Tuy nhiên, đến nay, chùa không còn, chỉ còn lại giếng thiên tạo; văn chỉ cũng không còn, lưu lại dấu tích là bệ đá. Duy chỉ có ngôi đền Đồng Cổ trải qua biến thiên thời gian, thăng trầm lịch sử vẫn vững vàng tọa lạc phía đầu làng, trở thành “điểm tựa tâm linh” của các thế hệ cháu con nơi đây.

Hai ngôi đền Đồng Cổ ở xứ ThanhNgôi đền Đồng Cổ ở làng Mỹ Đà, xã Hoằng Đức (Hoằng Hóa).

Lịch sử hình thành và phát triển của ngôi đền này có liên quan mật thiết đến ngôi đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định). Tục truyền năm 1020, Thái tử Lý Phật Mã (con vua Lý Thái Tổ) đem quân đi đánh giặc phương Nam, qua Hoằng Hóa, đến làng Mỹ Đà lúc giữa trưa, bỗng thấy trời nổi mưa gió, sấm chớp dữ dội, không thể tiến quân tiếp được, Thái tử cho quân nghỉ lại ở đây. Nhìn bao quát, Thái tử nhận ra địa hình của vùng đất này như một đóa hoa sen, cho là sự lạ nên sai tùy tùng lập đàn tế ngay tại đây. Đêm đến, linh ứng thấy thần Đồng Cổ hiện lên xưng danh: “Ta là Sơn Thần Đồng Cổ, theo vua đi dẹp giặc. Nay thấy nơi đây là đất linh thiêng cho nên hiển ứng” rồi biến mất.

Ngày ra trận giữa lúc hai bên đang tả xung hữu đột, bỗng tiếng trống đồng rung lên vang dội, quân ta đại thắng. Lúc khải hoàn trở về, Thái tử khao quân tại làng Mỹ Đà. Tưởng nhớ công ơn vị thần và sự linh thiêng của vùng đất Mỹ Đà, triều đình ban sắc chỉ về làng, truyền cho dân dựng đền thờ; đồng thời ban lệnh cấp thêm cho dân làng 70 quan tiền để làm công quỹ hương khói, sửa sang đền. Việc lương, binh, phu, dịch cũng được hoãn trong 3 năm. Vì vậy, đền Đồng Cổ, làng Mỹ Đà còn tên gọi khác là Liên Hoa linh từ. Vua ban mỹ tự cho thần là “Thượng đẳng phúc thần”, ngàn năm thờ cúng, cùng hưởng lộc nước mãi mãi. Sắc phong ghi rõ: “Bản cảnh Thành hoàng Bảo hựu hiển ứng Thượng đẳng phúc thần Đại vương”. Các triều đại nhà Lê, nhà Nguyễn đều có ban sắc phong.

Đền cũ được xây dựng 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, 3 gian nghinh môn, tả hữu mỗi bên có 4 gian dải vũ. Có thời điểm, đền bị phá hủy. Năm 2000, đền được khôi phục lại với kiến trúc hình chữ Đinh. Khu tiền đường thiết kế 5 gian; ngay giữa tiền đường là nơi đặt hương án hội đồng; bên phải thờ công chúa Kim Dung, bên trái thờ Bác Hồ. Hậu cung thờ thần Đồng Cổ; phía trong có chuông đồng, trống đồng, lư hương bằng đồng…

Ông Lê Viết Bách, người trông coi đền Đồng Cổ cho biết: “Đền xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp. Dịp cuối năm 2023, Nhân dân trong làng đã phát tâm, đóng góp, cung tiến nhằm sửa sang lại khuôn viên, tường rào bao quanh, thay hoành tải, đảo ngói, lát lại nền phía trong đền”… Từ lâu, đền Đồng Cổ làng Mỹ Đà, xã Hoằng Đức đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong vùng. Đặc biệt, lễ hội đền Đồng Cổ được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng hai (âm lịch) là lễ lớn của làng. Trong khí xuân, sắc xuân ngập tràn, chính quyền và Nhân dân địa phương lại háo hức, nô nức tổ chức rước kiệu từ đền đến văn chỉ của làng sau đó tại vị ở đền. Tế thần được thực hiện trang nghiêm, thành kính. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, thể thao sôi nổi khắp làng. Ngôi đền Đồng Cổ đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2004.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh Hóa có khoảng hơn 1.500 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; 755 di sản văn hóa phi vật thể với gần 300 lễ hội, lễ tục, phong tục tập quán, các trò chơi, trò diễn dân gian… Trong muôn sắc hương ấy, hai ngôi đền Đồng Cổ vẫn tạo được dấu ấn riêng, vẫn song hành với nhịp sống đương đại, trong sự yêu mến, ngưỡng vọng, chung sức đồng lòng bảo tồn và phát huy của các thế hệ cháu con.

Bài và ảnh: Thảo Linh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hai-ngoi-den-dong-co-o-xu-thanh-226119.htm

Cùng chủ đề

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 diễn ra ở Thanh Hóa

Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước 6/1/1946 tại Thanh Hóa diễn ra ngập tràn niềm vui, phấn khởi, trở thành một ngày hội lớn của Nhân dân khi mọi người lần đầu tiên cảm nhận được quyền lợi chính trị và nghĩa vụ thiêng liêng của người dân một nước độc lập, tự do.Nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa I ngày 6/1/1946. Ảnh tư liệuNgay sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng...

Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”

Với 220 hình ảnh tương ứng với 220 năm đô thị tỉnh lỵ, trưng bày ảnh và cuốn sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay” đã thể hiện một cách sinh động, trung thực quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của TP Thanh Hóa.Các đồng chí lãnh đạo TP Thanh Hóa và lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc.Sáng 16/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm...

Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa

Nói về vị trí đắc địa và vẻ đẹp trữ tình của vùng đất Hạc Thành xưa, TP Thanh Hóa nay, người xưa có câu: “Thanh Hoa thắng địa là nơi/ Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân Thành”. Để rồi, trải qua hàng nghìn năm với vô vàn biến thiên, vùng đất cổ trên lưng chim Hạc vẫn là cội nguồn phát tích của những truyền thống, những vẻ đẹp đắm say lòng người.Cây cầu huyền thoại Hàm...

Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc  

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024 là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng.Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân (1572), tại làng Hoa Trai,...

Báo cáo tổng duyệt vở cải lương “Gặp lại người đã chết”

Tối 25/10, Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã tổ chức tổng duyệt vở cải lương "Gặp lại người đã chết". Vở diễn sẽ tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024.Cảnh trong vở cải lương “Gặp lại người đã chết” do Nhà hát nghệ thuật truyền thống dàn dựng và biểu diễn.“Gặp lại người đã chết” kể về cuộc sống, chiến đấu trong lòng địch của cán bộ chiến sĩ biệt động Sài Gòn...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết ngày mai 14/1/2025: Miền Bắc đón đợt rét đậm mới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng đêm 14/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven...

Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và...

Các đại biểu nhấn nút khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD nhằm đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam. (Ảnh: Thu Trang) Ngày 13/1, KOICA công bố gói tài trợ 5,5 triệu USD cho hai dự án mới, với hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết...

Đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội

Chiều 13/1, Công an tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền năm 2024; mở đợt cao điểm tuyên truyền nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Đại tá Dương Văn Tiến, Phó Giám đốc- Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh trao tặng Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh cho các tập thể.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Dự thảo lần 3 Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần...

Chiều 13/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để cho ý kiến vào Dự thảo lần 3 Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và một số nội dung quan trọng khác.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tăng cường giải pháp đảm bảo cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để đảm bảo vận hành, cung ứng điện trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động đưa ra các giải pháp nhằm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh vui xuân, đón tết.Công ty Điện lực Thanh Hóa không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng trong các ngày nghỉ...

Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Thanh Hóa tăng cường giải pháp đảm bảo cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để đảm bảo vận hành, cung ứng điện trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động đưa ra các giải pháp nhằm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh vui xuân, đón tết.Công ty Điện lực Thanh Hóa không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng trong các ngày nghỉ...

Phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng chợ Chiều

Đến năm 2024, Công ty CP Đầu tư xây dựng Thanh Hóa (chủ đầu tư) đã hoàn thành đầu tư xây dựng Dự án Khu dịch vụ thương mại chợ Chiều tại thị trấn Hậu Lộc (Hậu Lộc) theo đúng quy hoạch được duyệt. Các hạng mục hạ tầng đồng bộ gắn với xây dựng khu dịch vụ, thương mại kết hợp chợ dân sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa của người dân trên địa...

Tổ chức TCVM Thanh Hóa và hành trình truyền cảm hứng thoát nghèo

Trong gần 30 năm đồng hành cùng cộng đồng, thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính “thân thiện, hiệu quả”, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã viết nên những câu chuyện đầy cảm hứng, tự hào góp phần mang đến sự thay đổi tích cực, tiếp thêm động lực, niềm tin, cổ vũ ý chí cho hàng chục ngàn khách hàng vươn lên thoát nghèo, khẳng định...

Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”.Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương - Ảnh: VGP/Nhật BắcĐạt...

Hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm đặc trưng ở miền núi

Với đặc điểm địa hình chia cắt mạnh, tạo các vùng có khí hậu khác nhau, nhiều sông suối, ao, hồ, diện tích mặt nước lớn, thế mạnh của các cơ sở sản xuất trên địa bàn khu vực miền núi là những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến đã xuất hiện lâu đời. Việc gia tăng kết nối các kênh tiêu thụ, phát triển sản phẩm có định hướng sẽ là giải pháp nâng cao giá...

Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng 686 dự án

Theo kế hoạch, trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) cho 686 dự án, với tổng diện tích cần giải phóng là 2.590,719 ha.Ảnh minh họa.Đầu tháng 1/2025, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo kế hoạch, trong năm nay toàn tỉnh sẽ thực hiện giải phóng mặt...

Nền tảng để Thanh Hóa cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa cũng luôn bền chí, đồng lòng xây dựng quê hương và đồng hành với sự đi lên của cả dân tộc. Trong thời đại Hồ Chí Minh, Thanh Hóa luôn là một trong những địa phương đóng góp nhiều nhất sức người, sức của cho các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.TP...

Doanh nghiệp Thanh Hóa với danh hiệu “Sao Vàng Đất Việt”

Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt là một trong những giải thưởng uy tín hàng đầu dành cho các thương hiệu và doanh nghiệp (DN) xuất sắc tại Việt Nam nhằm tôn vinh thương hiệu DN trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khi triển khai năm 2003 đến nay, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt đã bình chọn và tôn vinh 2.527 lượt thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu Việt Nam. Nhiều DN có uy tín tại...

Chế biến sâu để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại ở phương thức sản xuất thủ công truyền thống, sản phẩm OCOP phải được chế biến sâu, nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn cao và mẫu mã. Từ đó, nhiều chủ thể sản xuất đã phát triển thị trường ngày càng rộng lớn cho sản phẩm của mình.Hệ thống máy hỗ trợ sản xuất chế biến sâu các sản phẩm trà túi lọc từ dược liệu và cây trồng ở Công ty...

“Chìa khóa” đưa Thanh Hóa tiến nhanh, tiến mạnh

Hơn chục năm trước, nhắc tới Thanh Hóa người ta thường nghĩ tới vùng đất nghèo, chưa có nhiều phát triển nổi bật. Thế nhưng vài năm trở lại đây, cái tên Thanh Hóa đã thực sự gây ấn tượng mạnh khi có những thay đổi vượt bậc trong phát triển kinh tế với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã xác lập và những con số chưa từng có. Đó là thành quả kết tinh từ quyết tâm chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất