Powered by Techcity

Hà Tông Huân, bậc tôn sư

Sinh ra trên đất thôn Vàng, xã Kim Vực (nay là thôn 2, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định), cậu bé Hà Tông Huân từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, có trí nhớ hơn người. Trưởng thành, học hành đỗ đạt, Hà Tông Huân kinh qua các vị trí quan trọng trong triều đình. Cuối đời, ông sống thanh nhàn nơi làng quê… Quan đại thần Hà Tông Huân không chỉ được vua Lê, chúa Trịnh nể trọng mà còn để lại danh thơm cho đời.

Hà Tông Huân, bậc tôn sư“Hà tướng công bi ký” ghi công trạng của quan đại thần, Bảng nhãn Hà Tông Huân ở xã Yên Thịnh (Yên Định). Ảnh: CHI ANH

Có chuyện kể rằng: Một hôm, cha sai cầm tiền đi mua quyển lịch, cậu bé Huân ra phố mượn quyển lịch xem một lượt rồi lấy tiền mua bánh ăn và trở về tay không. Cha hỏi: Lịch đâu? Huân liền thưa lại rằng: Con đã thuộc cả rồi, không phải mua nữa. Cha ông lấy làm lạ, sai người khác đi mua lịch về, rồi bảo Huân gấp lịch lại đọc, thì quả nhiên không sai một chữ nào.

Khác với những người “nổi tiếng”, điều ít ai ngờ Hà Tông Huân – con người lừng danh này lại có thuở hàn vi khá đặc biệt. Sách “Công dư tiệp ký” có chép về đoạn đời này của ông như sau: Ông là người thông minh, mẫn tiệp, nhưng lúc còn trẻ lại rất ham mê cờ bạc. Một hôm, cha vợ của ông sai người đi tìm, khi về ngang qua ruộng nhà thì ông thấy cha vợ và mấy người con trai đang làm lụng rất vất vả. Cha vợ giơ đòn lên, toan nện cho ông một trận, nhưng rồi lại không nỡ, bèn ra cho một vế đối, bảo phải lấy việc trước mắt mà đối, đối được mới tha cho. Cha vợ ông ra vế đối như sau: Học bác tài xa dự nhập tứ môn chi tuyển (Học rộng tài cao dự cả 4 kỳ thi tuyển). Ông đối lại rằng: Phụ canh tử nậu, kỳ thu bách mẫu chi công (Cha cày con bừa nên thu công cả trăm mẫu). Lời đối tuy không sắc sảo nhưng cha vợ nghe thế cũng yên lòng. Về sau, đến khoa Giáp Thìn (1724), đời vua Lê Dụ tông, ông đỗ Bảng nhãn (khoa này không lấy đỗ Trạng nguyên) khi vừa 27 tuổi. Ông được người dân gọi thân mật bằng cái tên ông Bảng Vàng, tức Bảng nhãn làng Vàng.

Sau khi đỗ đạt, ông được làm Thị thư viện Hàn lâm, sau đó làm Đốc đồng Sơn Nam (gồm các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình). Ít lâu sau lại chuyển ra trấn thủ An Quảng (Quảng Ninh). Đầu thời Lê Hiển tông (1740-1786), Hà Tông Huân được phong làm Tả thị lang bộ Hộ, rồi làm Phỏng sát sứ ở Tây đạo và Nam đạo.

Năm 1745, chúa Trịnh Doanh cho Hà Tông Huân vào nội các, hỏi việc cơ yếu. Trịnh Doanh nghe ý kiến của ông xong rất vừa ý, bèn cho làm Tham tụng trong phủ chúa. Sách “Những nhà khoa bảng” Việt Nam có chép: Thời gian này có đoàn sứ giả nhà Thanh sang hạch họe, yêu sách biên giới với ý đồ bành trướng, triều đình liền cử ông thay mặt đàm phán. Với lý lẽ sắc bén, khi nhu, khi cương, cuối cùng ông đập tan được ngụy luận của đối phương, khiến sứ giả nhà Thanh phải phục và rút lui. Tài chính trị, ngoại giao của ông phần nào đã tránh được nạn can qua cho Nhân dân.

Ít lâu sau, Hà Tông Huân lại đổi sang ban võ quan, lĩnh chức Tham đốc nhưng vẫn đồng thời làm Tham tụng. Khi trấn thủ Thanh Hóa, có quân nổi dậy chống triều đình, ông mang quân đi và nhanh chóng dẹp yên nhóm nổi dậy. Nhờ công lao này, ông được phong làm Thượng thư bộ Binh, vào triều làm Tham tụng, kiêm việc ở Quốc Tử Giám, tước Huy Xuyên hầu.

Làm quan trải qua 5 đời vua Lê – 3 đời chúa Trịnh, văn võ toàn tài, Bảng nhãn Hà Tông Huân không chỉ là quan đại thần dưới thời Lê – Trịnh, ông còn được người đời đánh giá là “người thầy lớn” đóng góp cho việc dạy học đương thời. Theo sách “Văn tài võ lược xứ Thanh”, sau 38 năm làm quan, ông dâng khải xin chúa Trịnh cho về nghỉ ngơi. Ở quê chưa được bao lâu thì vua Lê và chúa Trịnh lại triệu ông về kinh giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám và đặc cách mời ông tham gia việc triều chính. Trong thời gian này, Hà Tông Huân trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn lại Cửu kinh (9 bộ sách Nho học) để giảng dạy ở Quốc Tử Giám, đồng thời làm giám khảo kỳ thi Hội, thi Đình để chọn nhân tài. Tính tổng thời gian dạy học của ông không dài, nhưng “Học trò của ông đều là rường cột miếu đường”.

Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (viết vào thế kỷ 19) đã viết về Hà Tông Huân như sau: Ông bụng dạ thản nhiên, rộng rãi, không câu nệ nhỏ nhặt. Khi thi thố những việc to tát, việc gì cũng xong. Ở triều hơn 30 năm, trải làm tướng văn, tướng võ, công danh hiển hách. Lại thích tác thành người hậu tiến, học trò của ông đỗ đạt rất nhiều.

Đánh giá về việc này, Đại Việt sử ký tục biên cũng có ghi: “Lượng rộng thênh thang, nguyên lão mà đề cử người tuổi trẻ. Ngôi cao thăm thẳm, đắc thời lại nhượng cho người sau. Đó là điều các vị danh tướng cũng khó mà làm được như vậy”.

Năm 1760, tình hình Đàng Ngoài tương đối yên ổn. Ông đã 63 tuổi, xin về nghỉ, được gia thăng hàm Thiếu bảo, tước Huy quận công. Trở về quê, ông dựng một ngôi nhà bên sông Cầu Chày để khi nhàn rỗi mời các cụ trong làng đến trò chuyện, “chống gậy đi dép vui với gió xuân, gảy đàn uống rượu thưởng cùng trăng thu…” và sống nhàn hạ với mọi người trong thôn như một lão nông (Danh sĩ Thanh Hóa và việc học thời xưa). Chính đây cũng là giai đoạn mà ông làm rất nhiều thơ, văn. Trong đó, có một bài cảm tác khi tiễn bạn rời triều chính và một bài ông viết tặng riêng mình khi về với cảnh quê. Ngoài ra, các quan văn võ trong triều, hưởng ứng chí nguyện của ông đã viết nên những vần thơ, ghi vào trướng lụa, phổ vào cung đàn cất tiếng ca ngợi ông “thanh giá như vàng, phẩm chất như phượng loan”, “cái gì cũng thỏa chí cả, đúng là bậc toàn phúc ở nhân gian, chân tiên ở trên đời”.

Không lâu sau chúa Trịnh Cương lại mời ông ra làm Nguyên lão đại thần, đặc cách tham dự nghị bàn công việc triều chính đại sự. Ông mất năm 1766, hưởng dương 69 tuổi, được tôn hàm Thái phó. Với những cống hiến của ông, triều đình đã cử quan Bộ Lễ về tổ chức tang lễ, đồng thời có đôi câu đối ca ngợi với nội dung: Sự nghiệp Tam khôi thần báo mộng, văn chương bậc nhất được vua khen. Tên ông đã được ghi trong văn bia tiến sĩ ở Quốc Tử Giám (Hà Nội), và tại làng Ngọc Vực, bia ký Hà Tông Huân khắc ghi công trạng của ông, hiện là di tích lịch sử – văn hóa.

Tiếp nối truyền thống lịch sử đất khoa bảng, địa danh Kim Vực (nay là xã Yên Thịnh) từ thế kỷ 18 đã trở nên nổi tiếng với nhiều người đỗ đạt được nêu trên bảng vàng qua các kỳ thi. Số người đỗ Hương cống thời Lê ở đây là 11 người – chiếm số lượng cao nhất so với các làng khác trong huyện, chiếm tới 1/7 tổng số người đỗ Hương cống của toàn huyện. Dòng họ Hà ở Kim Vực, sau Hà Tông Huân, cả ba người con của ông đều đỗ Hương cống: Hà Tông Trạch và Hà Tông Tự đỗ năm 1759, Hà Tông Trữ đỗ năm 1762. Khoa thi năm 1752, còn có Hà Tông Thái. Khoa thi năm 1762, có Hà Tôn Bái đỗ Hương cống. Họ Hoàng ở Kim Vực cũng có 4 người đỗ Hương cống là Hoàng Nguyễn Điển đỗ năm 1725, Hoàng Tông Khuyến đỗ năm 1756, Hoàng Huy Ninh đỗ năm 1759, Hoàng Thời Mậu đỗ năm 1762. Ngoài ra, Kim Vực còn có Phạm Hà Bàn đỗ năm 1768, Lương Tốn đỗ năm 1783.

“Cùng với thời gian, đền thờ Hà Tông Huân ở xã Yên Thịnh nhiều lần bị phá hủy. Đặc biệt tấm bia “Hà tướng công bi ký” được dựng vào thế kỷ XIX cũng đã bị nứt vỡ, chữ bị bào mờ. Song, cuộc đời và sự nghiệp của ông mãi mãi được lưu danh sử sách, là niềm tự hào của Nhân dân Yên Thịnh”, ông Đỗ Văn Huy, công chức văn hóa xã, cho biết.

CHI ANH

Nguồn

Cùng chủ đề

Tư vấn pháp lý, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và tái...

Chiều 12/9, Công an tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện Yên Định tổ chức diễn đàn tư vấn pháp lý, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Định.Đại diện lãnh đạo huyện Yên Định và các đại biểu dự diễn đàn.Đồng chí Lê Như Lập, Phó Giám đốc...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các huyện Thiệu Hóa, Yên...

Sáng 6/9, đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác công tác ứng phó với bão số 3 tại các huyện Thiệu Hóa, Yên Định.Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh cùng đoàn công tác kiểm tra các điểm xung yếu sông Càu Chày đoạn qua xã Yên Thịnh (Yên Định).Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên Ban...

Số hóa “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước

Với tinh thần tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực thực hiện số hóa các di tích lịch sử cách mạng, xây dựng bản đồ số địa chỉ đỏ. Qua đó, giúp Nhân dân và du khách hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị của các địa chỉ đỏ trên địa bàn. Đồng thời giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước trong...

Các điểm du lịch tâm linh thu hút khách trong kỳ nghỉ lễ

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay nhiều di tích trong tỉnh đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái.Người dân và du khách tham quan, chiêm bái tại Di tích lịch sử Lam Kinh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh.Về xứ Thanh trong những ngày thu tháng 9, chắc hẳn Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn và ý nghĩa. Trong tiết trời trong...

Dâng hương kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện Hoằng Hoá

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện Hoằng Hoá (1/9/1930-1/9/2024), sáng 30/8 đoàn đại biểu của huyện do đồng chí Lê Xuân Thu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu di tích lịch sử cách mạng Cự Đà, xã Hoằng Đức - nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hoá.Nhà bia ghi danh nơi...

Cùng tác giả

Quảng Xương triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị và Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các...

Ngày 20/9, Huyện ủy Quảng Xương tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã được lãnh huyện Quảng Xương thông qua những nội dung cốt lõi của Chỉ thị số 5 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội...

Các ngân hàng khẩn trương triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chiều 20/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú chủ trì hội nghị.Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; một số vụ, cục đơn...

Đưa cơ sở sản xuất khỏi khu dân cư

Duy trì sản xuất phát triển kinh tế trong Nhân dân là nhu cầu thiết yếu, song với sự phát triển của xã hội, việc gây ô nhiễm hay ảnh hưởng ngay giữa đô thị, khu dân cư cần được dần xóa bỏ. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã nhìn nhận và ban hành đề án di dời cơ sở sản xuất ra các khu tập trung theo lộ trình.Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cơ sở làm...

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Kiên quyết không để tàu cá “3 không” ra khơi; xử lý dứt điểm tàu vi phạm mất kết nối hành trình

Sáng 20/9, Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chỉ đạo chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên cùng các...

Cùng chuyên mục

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

[WOW! Thanh Hóa] Gỏi cuốn cá nhệch

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: baothanhhoadientu@gmail.comLiên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-goi-cuon-ca-nhech-cang-an-cang-cuon-219278.htm

Tin nổi bật

Tin mới nhất