Powered by Techcity

Gửi vào đời một thông điệp yêu thương

“Tôi đi qua mỗi ngày, vui buồn đều có cả. Tôi có những ước mơ nhỏ, có những niềm vui nhỏ, có những yêu thương lớn, có những run rẩy tận tâm can, có những bí mật để giấu kín, có những say mê để đắm chìm, cũng có cả những món tài sản mà tôi trân quý, có đầy lòng biết ơn nữa. Sống một cuộc đời như thế này, chẳng phải đáng lắm sao. Và tôi thích, mình là viên than đỏ vùi sâu dưới lớp tro tàn, khi cần sẽ nhóm lên một ngọn lửa”, Nhà văn Đỗ Bích Thúy (tập tản văn “Than đỏ dưới tro tàn”, NXB Hội Nhà văn liên kết Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt, 2023).

Gửi vào đời một thông điệp yêu thương“Than đỏ dưới tro tàn” là tập tản văn thứ 5 của nữ nhà văn Đỗ Bích Thúy. Ảnh: N.L

Nhà văn Đỗ Bích Thúy là tác giả của 23 cuốn sách, trong đó có 6 cuốn tiểu thuyết, còn lại là các tập truyện ngắn, truyện vừa và tản văn, hầu hết các tác phẩm của chị viết về miền núi, về các vùng văn hóa tộc người Mông, Tày, Dao… Trong đó, nhiều truyện ngắn của chị đã được chuyển thể thành các tác phẩm phim truyền hình ấn tượng như: “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” chuyển thể thành phim điện ảnh “Chuyện của Pao” (đạo diễn Đỗ Quang Hải) – đạt giải Cánh diều Vàng năm 2005, “Lặng yên dưới vực sâu” chuyển thể thành phim truyền hình cùng tên, phát sóng năm 2017…

“Than đỏ dưới tro tàn”, tập tản văn thứ 5 của Đỗ Bích Thúy, từ cái tứ gợi lên qua tựa đề quyện cùng màu hồng đượm của “áo sách”, minh họa tinh tế của họa sĩ Lê Thiết Cương, đã “chinh phục” độc giả ngay từ lần đầu chạm mặt. Tất cả đã kết một nhịp cầu êm ái đưa người đọc vào những trang văn sâu lắng và tinh khôi, giản dị thôi mà bừng bừng khát khao sống, yêu thương với tất cả lòng biết ơn dành cho cuộc đời này.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy ưa thích xê dịch… Đi để biết và viết, ấy là tận hưởng. Cũng như vai trò, ý nghĩa của bếp lửa không bao giờ tắt trong ngôi nhà của người miền núi, Thúy sống với đời như “một viên than đỏ được vùi dưới tro”, tình yêu của Đỗ Bích Thúy với cuộc đời này chính là viên than đỏ ấy, trong đốm lửa đỏ đã cho thấy sự hồi sinh. Điều Thúy thích nhất và là căn cốt của mọi niềm yêu thích khác trên cõi đời này, đó là sống. “Ngọn hải đăng của tôi là niềm tin cậy vào cuộc đời có trước có sau, trao yêu thương để nhận yêu thương, chân thành, tha thiết, hết lòng. Cứ sống thật hết lòng, cuối đường sẽ có hoa nở. Cuối đường bao giờ cũng là đích đến”, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã trải lòng mình như thế.

Là người gắn bó máu thịt với núi rừng nên những trang viết của Đỗ Bích Thúy bao giờ cũng ngồn ngộn chất liệu, nhung nhớ, trăn trở về đất và người nơi ấy. Cũng từ đây, chị ươm gieo những hạt giống tâm hồn, nuôi lớn tài năng, khát vọng để có một Đỗ Bích Thúy tài năng, dồi dào bút lực, chan chứa tình yêu đời, yêu người, nặng lòng với núi rừng như văn đàn Việt đã có hôm nay: “Tôi sẽ không thành nhà văn, không thành một tác giả ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc được như ngày hôm nay nếu không viết về miền núi”. Trong thăm thẳm yêu thương và tràn đầy nhựa sống ấy, vùng núi và đồng bào dân tộc hiện diện trong văn Đỗ Bích Thúy bao giờ cũng đẹp, cái đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, trong trẻo hồi ức, của tình cảm chân thật, lòng người giản đơn dẫu cuộc sống còn bộn bề thiếu khó.

Đỗ Bích Thúy viết về những ngọn núi, thung lũng bạt ngàn xanh: “Tôi thích sự bình thản của những ngọn núi. Dù hàng triệu năm qua đi, dù bao nhiêu kiếp người được sinh ra và mất đi, dù có phải gánh trên thân mình bao nhiêu vết thương, những ngọn núi vẫn mặc nhiên đứng đó, nhìn sông suối gió mây. Kiên định, bất khuất, tĩnh tại, nhiệt thành […] Dù ở dưới thung lũng hay ở trên những ngọn núi, tôi đều có thể tìm lại được cái phần mình đã làm rơi khi rời nơi này ra đi”.

Gửi vào đời một thông điệp yêu thươngMinh họa độc đáo, tinh tế của họa sĩ Lê Thiết Cương trong tập tản văn “Than đỏ dưới tro tàn” của tác giả Đỗ Bích Thúy. Ảnh: N.L

Đỗ Bích Thúy bồi hồi nhớ lại ký ức tuổi thơ ở cái thung lũng lặng im: “Cũng những buổi chiều như thế này. Mặt trời bắt đầu lặn thì tôi từ trên núi về nhà với một bó củi ở trên vai. Tôi là một đứa trẻ gầy guộc […] Nhà tôi ở dưới chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây. Một ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ. Tôi biết là mẹ đã từ vườn về và bà vừa mới nhóm bếp để nấu cơm. Không biết chiều nay mẹ nấu món gì. Một nồi cá kho với dưa chua, hay một ít thịt ba chỉ kho với rất nhiều trám, thật là nhừ, xem xém lửa, thơm ơi là thơm. Cái bụng lép kẹp của tôi bắt đầu sôi trong khi rừng ồn ào lên bởi những cơn gió đã bắt đầu phảng phất hơi lạnh”…

Và trong cuốn sách của mình, Đỗ Bích Thúy lưu lại biết bao mến yêu, trân trọng với cuộc sống này. Thật lạ! Tình yêu dành cho núi rừng, những con người hiền hậu, chất phác nơi đây, những hoài niệm về thời thơ ấu trong Thúy to lớn, mênh mang, thẳm sâu chừng nào thì những chỉ dấu về nó lại nhỏ bé vô chừng. Đó đơn thuần chỉ là một vệt nắng, một bóng hoàng hôn, tiếng một loài chim kêu rêu vọng lại, hình dạng một con cánh cam bé bỏng hay vườn cam lớn bằng tuổi mình… Có lẽ, Thúy nhớ rừng, nhớ quê hương bằng tất cả mọi giác quan nên “thương mến tỏa hương” từ muôn hình vạn trạng.

“Tôi trả tôi về bên những ngọn núi, để sống cuộc đời mê say” – Lời xác quyết này chính là lời tri ân chân thành nhất được viết bởi trái tim ấm nóng tin yêu, hoài thương bóng núi… Dẫu đã gắn bó với đô thị cả 2 thập kỷ, Đỗ Bích Thúy vẫn thấy mình như “hạt ngô bị văng ra thật nhanh khỏi máy xay”. Để rồi khi về với rừng, với điệp trùng đồi núi lại thấy như tìm được tất cả háo hức, say mê, thích thú mà bộn bề cuộc sống đời thường nhiều khi vô tình cuốn lấp: “Khi tôi nhấn chân ga và hạ thấp xuống một chút cửa, thấy mùi của rừng ngập trong không gian, thấy hơi thở của tôi lẫn vào hơi thở của rừng, thấy tim tôi đang đập những nhịp đập của rừng”.

Từng trang văn của Đỗ Bích Thúy tựa hồ “những vân ánh sáng đẹp một cách kỳ ảo”. Với Đỗ Bích Thúy, văn chương dường như là khởi nguồn cũng sẽ là bến đợi cuối hoàng hôn, là sự cô đơn đẹp đẽ, yên ấm vô cùng, an toàn vô hạn. Và cũng chính từ văn chương, Đỗ Bích Thúy gửi gắm thông điệp sống tích cực vào đời: “Tôi nhớ là tôi luôn rất thích sống bất kể hoàn cảnh như thế nào. Làm trẻ con tôi cũng thích, làm người lớn tôi cũng thích, làm mẹ tôi cũng thích, có lẽ sau này làm bà tôi cũng thích vô cùng. Tôi thích đời sống này dù có biết bao nhiêu là nỗi buồn, bao nhiêu là tổn thương, bao nhiêu khó khăn. Tôi luôn muốn sống từng ngày một, tận dụng hết thời gian mình có để làm những điều mình muốn. Ngay cả những nỗi buồn hay những đứt gãy vỡ nát đều có giá trị của nó. Giá trị lớn nhất khiến chúng ta nâng niu trân quý mọi khoảnh khắc bình yên còn lại…”.

Điều quan trọng hơn tất thảy, “sống trong đời sống cần một tấm lòng đủ rộng mở để yêu thương, để quan sát và suy nghĩ, để rung động trước cái đẹp, để trân quý những giá trị”.

Vậy nên, Đỗ Bích Thúy bao giờ cũng sẵn sàng tâm thế trả mình “về bên những ngọn núi, để cuối cùng có thể sống nốt cuộc đời mê say”…

Nguyên Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

“Thanh Hóa tươi đẹp” qua những ghi chép của học giả người Pháp

Cuốn sách “Thanh Hóa tươi đẹp” (2022, NXB Thanh Hóa) có khổ 14,5X20,5cm, dung lượng gần 200 trang. Nội dung cuốn sách được các tác giả Nguyễn Xuân Dương – Lâm Phúc Giáp dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Thanh Hoa pittoresque” do học giả người Pháp Le Breton viết, xuất bản năm 1922. Hiện bản gốc đang được lưu giữ tại Thư viện Thanh Hóa. Như một cuốn cẩm nang, hướng dẫn du lịch, Le Breton đã khắc...

Câu lạc bộ Hàm Rồng tổ chức chương trình thơ Xuân Ất Tỵ 2025

Hướng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, sáng 11/2 (tức 14 tháng Giêng), Câu lạc bộ Hàm Rồng đã tổ chức chương trình thơ Xuân Ất Tỵ 2025 mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước vươn mình vào thiên niên kỷ mới.Cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Hàm Rồng dự chương trình thơ Xuân Ất Tỵ 2025.Sau hồi trống khai hội, các hội viên Câu lạc bộ Hàm Rồng, hội viên Câu lạc bộ thơ ca...

Gương mặt xuân trong thơ ca Thanh Hóa

Đã đành mùa xuân là tươi mới, trẻ trung. Chỉ mới nghĩ thôi bao trắc trở, gian nan lùi lại phía sau, mọi thứ hồi sinh “xanh non, biếc rờn”. Một chút đỏng đảnh của “cành tơ phơ phất”, hay rộn ràng “của yến anh này đây khúc tình si” cũng làm đủ nao lòng người lữ thứ xa quê. Có những hạnh phúc đong đầy đẹp tựa đào, mai vừa chớm nở. Lại cả những nhớ nhung, cách...

Trao giải Cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”

Sau 6 tháng phát động cuộc thi, đến ngày 28/3/2024, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 16 mẫu phác thảo của 13 tác giả/nhóm tác giả trên cả nước. Hội đồng nghệ thuật đã họp, xét chọn 10 tác phẩm của 9 tác giả tham gia vào bước 2 và xếp giải.Các đại biểu tham dự lễ trao giải.Chiều 31/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ công bố và trao giải...

Về một số từ láy “nôn nao”, “cồn cào”, “cơ cực”, “cục cằn”

Trong chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa số trước, chúng tôi đã nêu ra bốn từ ghép bị Từ điển từ láy tiếng Việt nhận lầm là từ láy: cãi cọ, cay cú, cắm cúi, câu kéo. Trong bài này chúng tôi tiếp tục phân tích nghĩa đẳng lập của 4 từ: nôn nao, cồn cào, cơ cực, cục cằn (phần để trong ngoặc kép sau số mục là nguyên văn của Từ điển từ láy tiếng Việt...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chúc mừng ngành y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025), chiều 25/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến chúc mừng cán bộ, công chức, y, bác sĩ, người lao động Sở Y tế Thanh Hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao lẵng hoa của Thủ tướng Chính phủ...

Huyện Triệu Sơn kỷ niệm 60 năm thành lập và công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Chiều 25/2, huyện Triệu Sơn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (25/2/1965-25/2/2025) và công bố huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.Các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Lê Đức Giang trao Bằng công nhận huyện Triệu Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024 của Thủ tướng Chính...

Triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an ninh hàng không

Trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, dẫn đến gia tăng nguy cơ, rủi ro, song tình hình an ninh hàng không của Việt Nam được giữ vững, được các tổ chức, hiệp hội quốc tế về hàng không đánh giá cao.Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.Chiều 25/2, tại thủ đô Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch...

Thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh khóa XVIII

Chiều 25/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Phiên họp thứ 32 để thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVIII và một số nội dung quan trọng khác.Toàn cảnh phiên họp.Dự phiên họp có các đồng...

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Những năm gần đây, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được các doanh nghiệp, HTX và hộ dân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện, sản xuất NNHC không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường, mà còn giúp nông dân nâng cao kiến thức, tay nghề. Từ đó thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tư duy sản xuất từ truyền thống sang an toàn, trách...

Cùng chuyên mục

“… Vãi mạ phải soạn trưa” nghĩa là gì?

Độc giả Lê Hoài Thu hỏi: “Một người bạn có gửi cho tôi câu tục ngữ “Ướp dưa phải dằn đá, vãi mạ phải soạn trưa”, và thắc mắc không biết “soạn trưa” có nghĩa là gì.Tôi là người thích tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe đến câu này. Tra từ điển thì thấy từ “trưa” chỉ có nghĩa là buổi trưa, hay là đã trưa (so với còn sớm). Nghĩa...

Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, tuổi trẻ công an Thanh Hóa đã phát huy tinh thần chủ động trong tấn công, trấn áp quyết liệt với các loại tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, tham nhũng và môi trường, nhiều đoàn viên thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đấu tranh các chuyên án lớn, triệt phá các băng ổ, nhóm tội phạm. Đặc biệt, các cơ sở đoàn trực...

Tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam và 80 năm thành lập ngành Y tế Thanh Hóa

Chiều 21/02/2025, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025); 80 năm thành lập ngành Y tế Thanh Hóa (1945 - 2025).Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND...

Để du lịch Thanh Hóa được “yêu và thương sâu hơn”

Cùng với phát triển đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, việc xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện luôn được các khu, điểm trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng. Bởi, để du khách “yêu và thương sâu hơn” và tự kể những câu chuyện hấp dẫn về du lịch xứ Thanh là mục tiêu hướng đến trong hành trình xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh.Du lịch biển Sầm...

Tour Thanh Hóa đi Tây Nguyên khám phá đại ngàn

Tây Nguyên, một vùng đất với những cánh rừng bạt ngàn, những thác nước hùng vĩ và những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Tour Thanh Hóa đi Tây Nguyên 4 ngày 3 đêm sẽ đưa du khách tham quan và tận hưởng bầu không khí trong lành, hoang sơ của núi rừng và đắm chìm vào những cảnh sắc tuyệt vời của nơi đây.Tour Thanh Hóa - Tây Nguyên 4 ngày 3 đêm đi những đâu?Tour...

Tôn vinh danh hiệu trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Sáng 18/2/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp Hội) phối hợp cùng các sở, ngành có liên quan tổ chức lễ tôn vinh danh hiệu trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2024.Dự lễ tôn vinh có các đồng chí: Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đào...

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 2): Sớm đưa du lịch trở thành ngành...

Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 40 cơ sở lưu trú với sức chứa khoảng 600 người, trong đó, có 20 homestay. Năm 2024, huyện đón 30.000 lượt du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn, doanh thu từ du lịch đạt 7,8 tỷ đồng... Đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của huyện.Khu di tích hang Co Phương ở bản Sạy, xã Phú Lệ là một trong những...

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 1): Điểm đến hấp dẫn của du lịch...

Quan Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da, là huyện vùng cao phía Tây xứ Thanh, với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ nên nơi đây có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.Văn hóa rượu cần của đồng bào dân tộc Thái ở Quan Hóa. Ảnh: Đình GiangBản Bút, xã Nam Xuân cách trung tâm huyện Quan Hóa chưa đầy 10km,...

Bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã gửi tờ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu. Di tích này thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP Thanh Hóa.Thắng cảnh Hòn Vọng Phu.Hòn Vọng Phu được cấu tạo từ đá vôi, trải qua thời gian dài đã bị phong hóa, nứt...

Dự chi 17 tỉ đồng bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã gửi tờ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu. Di tích này thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP Thanh Hóa.Thắng cảnh Hòn Vọng Phu.Hòn Vọng Phu được cấu tạo từ đá vôi, trải qua thời gian dài đã bị phong hóa, nứt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất