Powered by Techcity

“Giữ lửa” tuồng cổ trên quê hương xứ Thanh


Nghệ thuật tuồng có trong đời sống văn hóa của người Thanh Hóa từ rất sớm. Chỉ tính riêng giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Thanh Hóa đã có gần 30 gánh hát tuồng.

“Giữ lửa” tuồng cổ trên quê hương xứ ThanhCác nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa biểu diễn trích đoạn tuồng “Ông già cõng vợ đi xem hội” tại sân khấu Quảng trường Lam Sơn, phố đi bộ Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa.

Những người gắn bó với nghệ thuật tuồng

Nhận thấy nghệ thuật tuồng là một sản phẩm không thể thiếu được trong đời sống văn hóa của Nhân dân, tháng 5/1962, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và Ban Tuyên huấn Khu ủy Khu 5, được sự đỡ đầu của MTTQ tỉnh Thanh Hóa và Mặt trận Giải phóng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Đoàn Nghệ thuật tuồng Thanh Hóa ra đời với tên gọi là Đoàn Nghệ thuật tuồng Thanh – Quảng. Trong những năm tháng chiến tranh, dưới mưa bom, bão đạn, người quê Thanh vẫn nghe tiếng trống tuồng rộn rã sau lũy tre làng, như sự hối thúc trai tráng lên đường cầm súng đánh giặc cứu nước, cứu nhà. Những vở tuồng “Chị Ngộ”, “Trần Bình Trọng”, “Đề Thám”… qua diễn xuất của các nghệ sĩ Thiện Tập, Ngọc Minh, Mai Tuyết, Mai Lan, Đức Bính, Vũ Quang… đã truyền thêm ngọn lửa yêu nước bùng cháy trong tâm thức mỗi người dân.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng, hai miền Nam – Bắc thống nhất một nhà, Đoàn Nghệ thuật tuồng Thanh – Quảng cũng hoàn thành sứ mệnh chính trị của mình. Từ năm 1976, Đoàn Nghệ thuật tuồng Thanh – Quảng được mang tên Đoàn Nghệ thuật tuồng Thanh Hóa. Năm 2017, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại 3 đoàn nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương và bổ sung thêm đoàn dân ca dân vũ. Đứng trước khó khăn, thách thức của cơ chế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin giải trí, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị như nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phục hồi và xây dựng, tổ chức biểu diễn các tiết mục, vở diễn chèo, tuồng, cải lương, các làn điệu dân ca dân vũ Thanh Hóa. Đồng thời, tham gia phục vụ các nhiệm vụ chính trị nhân kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm của tỉnh, đất nước.

Tuồng là môn nghệ thuật cổ điển, bác học và tiêu chuẩn đánh giá tài năng của nghệ sĩ tuồng là sự hội tụ “thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần”. Như nhận xét của Nghệ sĩ Ưu tú Tố Hảo (Vũ Thị Hảo), Phó giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa: Tuồng là sự kết hợp tổng thể các yếu tố hát, múa, diễn xuất, nhạc đệm tạo nên cảm xúc mạnh mẽ cho người xem. Trong nghệ thuật tuồng, tính ước lệ, cách điệu được xem là một trong những đặc trưng cốt lõi, làm nên vẻ đẹp độc đáo của loại hình sân khấu truyền thống này. Thông qua biểu diễn của người nghệ sĩ, khán giả không chỉ nhận biết được những thay đổi về không gian, thời gian, mà còn thấy những xung đột giằng xé trong nội tâm nhân vật. Từ những yếu tố đó để thấy, đào tạo được một nghệ sĩ trẻ ở bộ môn nghệ thuật truyền thống là quá trình dài hơi, người nghệ sĩ cần yêu nghề, nỗ lực học hỏi, trau dồi. Hiện nay, nghệ thuật tuồng đang đứng trước khó khăn, thách thức lớn trong công tác đào tạo nghệ sĩ, diễn viên tuồng. Thế hệ nghệ sĩ, diễn viên tại nhà hát ngày càng lớn tuổi, thế hệ trẻ kế cận ngày một ít đi, nên chăng tỉnh Thanh Hóa sớm thành lập “Quỹ tài năng” dành cho các đối tượng thuộc lĩnh vực nghệ thuật, hỗ trợ những trường hợp mới ra trường được tuyển chọn, làm việc ở đoàn nghệ thuật. Để tuồng gần gũi hơn với Nhân dân, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cũng đưa ra những giải pháp như xây dựng chương trình “Đưa sân khấu vào học đường”, xây dựng các trích đoạn biểu diễn tại các sự kiện chính trị lớn của tỉnh gắn với lễ hội tiêu biểu hoặc biểu diễn hàng tuần tại phố đi bộ Phan Chu Trinh (TP Thanh Hóa)…

Những làng quê vang điệu tuồng cổ

Song hành với sự đổi mới, phát triển của đoàn nghệ thuật tuồng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa), ở những làng quê xứ Thanh, làn điệu tuồng vẫn rộn vang như minh chứng cho sự bền bỉ, tình yêu với loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người dân. Ở Thanh Hóa, những vùng quê vẫn vang mãi điệu tuồng như làng Kim Sơn, xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa) với câu lạc bộ (CLB) hát tuồng và trống hội Kim Sơn. Ở đó có những con người tâm huyết như bà Nguyễn Thị Miên, ông Nguyễn Văn Long… Hiện nay, CLB phát triển với hơn 30 thành viên. Các nghệ sĩ, diễn viên dù không qua trường lớp đào tạo nhưng với tình yêu, lòng đam mê, họ đã và đang gìn giữ nghệ thuật tuồng trong lòng thôn quê. Hay ở làng Bèo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) vẫn còn gìn giữ, phát triển CLB tuồng làng Bèo gắn với sự tâm huyết của nhiều người, trong đó có đóng góp lớn của nghệ nhân Trần Thị Đới. Ra đời từ năm 2005 cho đến nay, CLB là mái nhà chung cho những người yêu thích tuồng ở làng Bèo.

Ở xã Thành Mỹ (Thạch Thành), vào dịp diễn ra lễ hội Mường Đòn, làn điệu tuồng rộn vang, thu hút người xem. Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Mỹ, cho biết: Sở dĩ làn điệu tuồng được ngân vang, biểu diễn trong lễ hội Mường Đòn diễn ra vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm là bởi, theo các cụ cao niên trong mường kể lại, vào đầu thế kỷ XX, có một gánh hát của ông Hai Hoạt từ Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) lên đất này. Hằng ngày, gánh hát đi hết làng này sang làng nọ để biểu diễn và chỉ hát tuồng. Vốn là đất của con cháu võ quan Vũ Duy Dương có truyền thống say mê võ nghệ, lại thấy các nội dung tích tuồng thường dựng lại chân dung các anh hùng hào kiệt, lời hát sảng khoái hào hùng, động tác oai phong lẫm liệt nên dân làng say mê hát thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người vì thế thuộc không ít tích tuồng cổ và truyền dạy cho con cháu đời sau.

Hiện nay, bà con Mường Đòn vẫn gìn giữ các làn điệu tuồng được truyền dạy qua những buổi sinh hoạt CLB văn hóa dân gian. Những vở tuồng, trích đoạn được các cụ cao niên ghi chép lại bằng sổ sách, video qua việc ghi hình. Trong đó, bà con Nhân dân các thôn Vân Đội xưa (nay là thôn Phong Phú, Vân Đình, Vân Tiến) thường xuyên biểu diễn. Tiêu biểu trong CLB văn hóa dân gian có bà Nguyễn Thị Kỷ, Bùi Thị Phiêu, Bùi Thị Uồn, Trương Thị Ty, Trương Thị Nhị… am hiểu và biểu diễn hát tuồng. Ngoài ra một số người trẻ ở các thôn như: Tây Hương, Lệ Cẩm 2… cũng đang học hỏi, luyện tập để hát và biểu diễn.

Với tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình nghệ thuật mới, những người thật sự yêu thích môn nghệ thuật tuồng ngày càng ít dần. Để tiếng trống tuồng vang mãi trong các làng quê, hay ở sân khấu chuyên nghiệp, điều cần nhất vẫn là phải xây dựng được một đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ trẻ.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/giu-lua-tuong-co-tren-que-huong-xu-thanh-223588.htm

Cùng chủ đề

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Giải bài toán bỏ ruộng hoang

Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX,...

Cộng đồng trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử

Những giá trị lịch sử, văn hóa do các thế hệ nối tiếp nhau dày công vun đắp, sáng tạo mà thành, là tài sản chung của cộng đồng. Vì lẽ đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa ấy là trách nhiệm của cả cộng đồng trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận, tích cực, chủ động.Trò diễn Tú Huần (xã Quảng Yên) tham gia Giao lưu văn hóa - nghệ thuật truyền...

Giữ “hơi thở” của làng

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) gắn bó với rừng. Rừng mang đến cho họ những đọt măng, cây thuốc và nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên, mà còn là giữ “hơi thở” của bản làng, nguồn sống xanh cho các thế hệ con cháu mai sau.Anh Lương Văn Bảy, thôn Tân Hiệp, xã...

Xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa - văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho Nhân dân.Tủ sách pháp luật tại thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh).Ông...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Cùng chuyên mục

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5

Sáng 24/11, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5, tại Đền thờ thành hoàng làng và Phủ bà Hạc Long (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa). Tham dự liên hoan có 17 nghệ nhân, thanh đồng trong toàn tỉnh.Liên hoan thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến xemLiên hoan là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Di...

Hoành tráng Đêm nhạc hội Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chương trình Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024 mang đến các hoạt động trải nghiệm mới, đa dạng như: Giải chạy Uni Run cho khoảng 600 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” 2024 tại Thanh Hóa; Cuộc thi sáng tạo, thiết kế; Đêm đại nhạc hội Unitour Thanh Hóa.Tối 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Sinh...

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện do đồng chí Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát liên ngành công tác hiến máu tình nguyện (HMTN) tại...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Cuối năm, du lịch check-in lên ngôi

Thời điểm cuối năm, khi “muôn hoa khoe sắc”, cũng là thời gian các điểm check-in ở Thanh Hóa “nở rộ” để phục vụ du khách. Hoạt động này thường diễn ra tại các điểm đến có thể di chuyển trong ngày và không sử dụng dịch vụ lưu trú.Du khách Vương Hiền Lương với góc check-in tại hồ bán nguyệt, đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Ngọc Lặc).Phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) với những cung đường...

Đoàn famtrip Hiệp hội Du lịch Việt Nam khảo sát, trải nghiệm tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông

Ngày 22/11, đoàn famtrip của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, với sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp lữ hành trong nước, phóng viên các cơ quan báo chí đã đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).Đoàn famtrip khảo sát các khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông.Tại đây, đoàn famtrip đã khảo sát một...

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.Ảnh minh họa.Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ xây dựng và phát triển thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất