Powered by Techcity

Giữ “hơi thở” của làng


Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) gắn bó với rừng. Rừng mang đến cho họ những đọt măng, cây thuốc và nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên, mà còn là giữ “hơi thở” của bản làng, nguồn sống xanh cho các thế hệ con cháu mai sau.

Nguồn sống mới cho rừng (Bài 1): Giữ “hơi thở” của làngAnh Lương Văn Bảy, thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) trong lần đi tuần bảo vệ rừng.

Thầm lặng gắn bó

Theo giới thiệu của Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, chúng tôi về thôn Tân Hiệp tìm gặp ông Lương Hồng Tiến – người có thâm niên bảo vệ những cánh rừng của quê hương. Đã ngoài 72 tuổi, sức khỏe của ông Tiến có phần yếu đi nhiều so với vài năm về trước. Dẫu vậy, khi hỏi về việc bảo vệ rừng, ông vẫn tinh anh, nói như chạm vào miền ký ức đã cất giữ lâu trong lòng.

Mở đầu cuộc trò chuyện, ông kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng gắn bó với rừng già như một phần của tình yêu, máu thịt cuộc đời mình. Từ nhỏ lớn lên bên rừng, ông vẫn nhớ những lần theo bố mẹ lượm củi, hái măng. Khi đói, lại thấy bố bắt cua, bắt cá bên suối nướng, lượm nhặt những trái cây rừng chín thơm cho ăn. Vì vậy, ý thức bảo vệ rừng đã ăn sâu trong ông, cũng như bà con thôn Tân Hiệp từ thuở ấu thơ.

Khi Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng, ông Tiến vẫn trước sau một lòng gắn với những cánh rừng già, nơi đã nuôi lớn tuổi thơ ông. Ông nhớ, khi được giao quản lý, bảo vệ hơn 40ha rừng tự nhiên ở vùng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An, nhiều người bảo ông là gã “gàn”, vì nhận nơi khó khăn nhất. Nhưng với ông thì khác: “Tôi chỉ nghĩ, bảo vệ rừng bởi tình yêu, trách nhiệm, đâu có gì phải kén chọn”.

Mỗi tháng ông Tiến lên rừng đôi ba lần, mỗi lần đi từ 2 đến 3 ngày. Vào mùa măng, ông thường dựng lán ở lại trong rừng cả tuần. Trước mỗi hành trình, ông phải dậy đi rất sớm, khi con gà còn chưa gáy. Đồ đoàn mang theo cũng đơn giản với cái nồi nhỏ, gạo, mắm muối, lạc vừng, cá khô đủ dùng trong khoảng 3 ngày ở trong rừng… “Đi rừng không buồn đâu, nhất là vào mùa măng, bà con đi thành từng tốp, đông vui lắm!” – ông Tiến vui vẻ nói.

Mỗi lần đi tuần, nếu thấy dấu hiệu chặt phá rừng hay săn bắn trái phép, ông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn. Chưa hết, ông luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để tuyên truyền đến người dân sống xung quanh những cách nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng, không xâm hại rừng. Nói về sự nguy hiểm, ông Tiến cũng thường xuyên phải đối mặt với những lời đe dọa từ các đối tượng “lâm tặc”. Ông chia sẻ: “Các đối tượng đi thành đoàn, khi bị phát hiện thì chuyển sang hái măng hoặc tìm cây dược liệu. Bằng kinh nghiệm lâu năm, tôi nắm bắt tình hình, sau đó thông báo cho cán bộ kiểm lâm địa bàn lên phương án ngăn chặn”.

Nguồn sống mới cho rừng (Bài 1): Giữ “hơi thở” của làngNhững cánh rừng tự nhiên tại huyện Thường Xuân đang phát triển xanh tốt.

Ngoài “lâm tặc”, điều những người giữ rừng như ông Tiến lo sợ nhất chính là thời tiết. Vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng rất cao. Ông phải luôn bám sát địa bàn, theo dõi tình hình, tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức sử dụng lửa khi vào rừng, hạn chế nguy cơ gây cháy rừng.

Nhìn vào người con trai, ông Tiến kỳ vọng: “Giờ thì đôi chân đã mỏi rồi, việc bảo vệ rừng đành giao phó lại cho thế hệ trẻ này thôi!”. Với anh Lương Văn Bảy, đây không chỉ là trọng trách, mà còn là công việc đầy thử thách được người cha giao phó. Diện tích rừng rộng hơn 40ha, nếu không có kinh nghiệm của thế hệ đi trước truyền lại thì bản thân anh khó có thể đảm nhiệm.

Thêm động lực giữ rừng

Khi được hỏi về động lực giữ rừng, anh Bảy chia sẻ: “Tình yêu, trách nhiệm và sự hỗ trợ của Nhà nước cho những người bảo vệ rừng là động lực để tôi gắn bó với rừng”. Mới đây, anh được nhận hơn 16 triệu đồng từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về bảo vệ rừng. Nếu như trước đây, những người giữ rừng chỉ nhận hỗ trợ về chính sách chi trả giao khoán bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng, thì nay những người bảo vệ rừng có thêm nguồn thu nhập từ Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (sau đây gọi tắt là chương trình ERPA). Có thêm nguồn thu nhập, phần nào giúp anh Bảy cũng như nhiều người dân trong thôn Tân Hiệp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, tạo động lực bảo vệ rừng. Bên cạnh ý nghĩa kinh tế, chính sách mới còn thay đổi nhận thức trong cộng đồng về giá trị của rừng. Từ việc cung cấp các lâm sản phụ, nay rừng còn có vai trò trong bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Điều này giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò của mình trong việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống.

Ông Lương Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa, cho biết: “Xã có 787ha rừng tự nhiên đủ điều kiện để thực hiện chi trả theo chương trình ERPA. Trong đó, có 625 ha rừng được giao cho 103 hộ dân quản lý, bảo vệ; 162 ha do UBND xã Thanh Hòa quản lý. Trung bình 1 ha rừng sẽ được chi trả hơn 130 nghìn đồng theo chương trình ERPA. Như vậy, hằng năm người dân trong xã được thụ hưởng hơn 81 triệu đồng từ chương trình ERPA và UBND xã được thụ hưởng khoảng 21 triệu đồng”.

Theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung bộ, Thanh Hóa là một trong 6 tỉnh thực hiện thí điểm. Việc thu lợi từ ERPA hướng đến các mục tiêu như tăng thu nhập, tạo động lực, tính chủ động của người dân trong việc nâng cao ý thức bảo vệ và gắn bó với rừng; từng bước thay đổi nhận thức của bà con về vai trò và tác dụng của rừng; nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.

Mặc dù đang trong giai đoạn thí điểm nhưng chương trình ERPA đã cho thấy hiệu ứng tích cực trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân sống, gắn bó với rừng, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi. Nhờ nguồn kinh phí này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương. Tuy nhiên, chính sách cũng mới chỉ áp dụng cho rừng tự nhiên, trong khi trữ lượng carbon từ rừng ngập mặn, rừng sản xuất của Thanh Hóa rất lớn.

Đình Giang

Bài 2: Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khăn



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nguon-nbsp-song-nbsp-moi-nbsp-cho-nbsp-rung-bai-1-giu-hoi-tho-cua-lang-230459.htm

Cùng chủ đề

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII sẽ được tổ chức vào ngày mai (9/4)

Chiều 8/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Phiên họp thứ 33 để thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVIII và một số nội dung quan trọng khác.Toàn cảnh phiên họp.Dự phiên họp có các đồng...

Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và Nhân dân

Ngày 8/4, Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức Hội nghị cung ứng điện và dịch vụ điện lực năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc; Hiệp hội Doanh...

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá....

Phát triển sản phẩm lưu niệm thủ công gắn với hoạt động du lịch miền núi

Sản phẩm lưu niệm là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và lan tỏa hình ảnh du lịch cộng đồng khu vực miền núi xứ Thanh. Trong đó, các sản phẩm lưu niệm thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn tạo nên sức hút đặc biệt đối với đông đảo du khách.Quầy hàng lưu niệm tại khu nghỉ dưỡng PuLuong Retreat (Bá Thước) với...

Cùng tác giả

Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác lễ tân

Sáng 10/4, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị triển khai công tác lễ tân - hậu cần phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và TP Sầm Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Theo kế hoạch, Chương trình khai mạc Lễ hội...

Đoàn văn công Quân khu 4 tổ chức chương trình nghệ thuật “Tự hào là người lính”  

Tối 9/4, Tại Trung đoàn 762, Đoàn văn công Quân khu 4 tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tự hào là người lính” để phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Toàn cảnh chương trìnhChương trình nghệ thuật gồm các tiết mục ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi quê hương, đất nước, Quân đội, LLVT Quân khu, truyền thống đơn vị. Các tác phẩm đã được dàn dựng...

Biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025

Sáng 10/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho các cá nhân có...

Quảng bá sâu rộng các điểm du lịch xanh Thanh Hóa đến du khách trong nước và quốc tế

Với chủ đề “Phát triển các điểm đến Xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam”, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2025 là dịp để các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quảng bá đến khách hàng, đối tác các điểm đến xanh, sản phẩm du lịch xanh của xứ Thanh. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, tìm kiếm cơ hội và chia sẻ những giải pháp...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 10/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (10/4), diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2025; Hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào công giáo tỉnh Thanh Hóa... Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-10-4-2025-245071.htm

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng FTA Index 2024

Tại lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương tổ chức tại trụ sở Chính phủ diễn ra vào chiều 8/4, có 10 tỉnh, thành được xếp hàng dẫn đầu cả nước, trong đó Thanh Hóa đứng ở vị trí thứ 2.Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index. Ảnh: BTCTheo...

Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và Nhân dân

Ngày 8/4, Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức Hội nghị cung ứng điện và dịch vụ điện lực năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc; Hiệp hội Doanh...

Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT), nhất là cơ sở cho thuê lưu trú, karaoke, cơ sở bar, pub... cũng phát triển nhanh. Bên cạnh những mặt tích cực, các lĩnh vực này đã phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT.Lực lượng công an kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều...

Phát triển ngành nghề tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn

Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thông qua việc khôi phục nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Đó là giải pháp mà nhiều địa phương đang thực hiện nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Qua đó, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo diện mạo mới vùng nông thôn.Nghề đan chao đèn lồng xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn)...

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá....

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa

Xác định truy xuất nguồn gốc (TXNG) là công cụ quan trọng nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực để tuyên truyền, phổ biến và từng bước đưa hoạt động TXNG đi...

Tín hiệu tích cực của ngành công nghiệp

Bước sang năm 2025, bức tranh kinh tế Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ lực. Với đà phục hồi và tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2024, nhiều sản phẩm có thế mạnh như: Sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, chế biến nông - lâm sản... tiếp tục ghi dấu ấn...

Định vị lại để sớm thích ứng

Thanh Hóa hiện có 304 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất.Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Thanh Hóa sang thị trường này đạt tới 755 triệu USD, với nhiều mặt hàng chủ lực như may mặc, giày da, máy vi tính, thiết bị điện tử, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, thép... Quý 1/2025 giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa đạt...

“ Trái tim người thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ tắt”

Khi không quân Mỹ mở chiến dịch đánh phá cầu Hàm Rồng, Nhà máy điện Hàm Rồng trở thành một trong những mục tiêu bị tấn công ác liệt nhất. Nhưng với tinh thần “Trái tim người thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ tắt”, cùng quyết tâm “còn người, còn máy móc, còn điện”, cán bộ, công nhân ngành điện Thanh Hóa vẫn kiên cường bám trụ, bảo đảm dòng điện không bị gián đoạn.Nhà...

Thận trọng trước “cơn sốt” của thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản ở nhiều địa phương trên cả nước đang trải qua một làn sóng “sốt đất” trở lại, đặc biệt là ở những nơi xuất hiện thông tin đồn đoán về việc sáp nhập tỉnh. Mặc dù Thanh Hóa không nằm trong diện xem xét sáp nhập, tuy nhiên sức “nóng” từ những cơn sốt đất ảo đang lan rộng đã tác động không nhỏ đến thị trường địa phương. Giá đất tại nhiều khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất