Powered by Techcity

Giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm 6 dân tộc chủ yếu là Dao, Mông, Thái, Khơ Mú, Mường, Thổ. Tiếng nói và chữ viết là yếu tố quan trọng làm nên nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu sốCô giáo Hà Thị Khuyên, giáo viên Trường THPT Quan Sơn trong giờ dạy chữ Thái cho học sinh. Ảnh: Ngọc Huấn

Khi “Người Thổ nói tiếng Thổ, yêu vốn cổ”

Về khu phố 1, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, chúng tôi đến thăm ông Lê Văn Cứu, dân tộc Thổ – là người tâm huyết sưu tầm các hiện vật cũng như tìm hiểu phong tục, tập quán, đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ. Trong ngôi nhà của mình, những hiện vật mà ông sưu tầm được sắp xếp gọn gàng, thuận tiện để giới thiệu khi khách ghé thăm. Ông lật giở cuốn sổ ghi chép dưới dạng thơ lục bát tìm hiểu về phong tục, tập quán, dân ca dân tộc Thổ (song ngữ tiếng Thổ – tiếng Việt) để chúng tôi xem. Ông cũng là người lập nên trang facebook (FB) “Người Thổ nói tiếng Thổ, yêu vốn cổ”. Trang FB đã thu hút hàng nghìn người theo dõi, chia sẻ và trao đổi về các nội dung liên quan đến văn hóa của đồng bào Thổ, trong đó có tiếng nói. Không chỉ hoạt động trên trang FB, những “Người Thổ nói tiếng Thổ, yêu vốn cổ” còn tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu trực tiếp.

Ông Lê Văn Cứu cho biết: Đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân sinh sống chủ yếu ở thị trấn Yên Cát và một số xã như: Hóa Quỳ, Cát Tân, Cát Vân, Xuân Bình, Bãi Trành. Đồng bào Thổ không có chữ viết, còn tiếng Thổ đang đứng trước nguy cơ mai một. Những người cao tuổi như tôi đau đáu và mong muốn thế hệ con cháu mình yêu lấy tiếng Thổ để không bị mất đi nét văn hóa dân tộc mình. Từ những năm 1995, 1996 tôi bắt đầu sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu phong tục, tập quán người Thổ và ghi chép theo hình thức thơ lục bát bằng tiếng Thổ cho dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu. Mục đích để mỗi người con dân tộc Thổ hiểu thêm về phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của tổ tiên, ông bà xưa. Từ đó, gạn đục khơi trong, kế thừa và phát huy những tinh hoa, loại bỏ hủ tục trong mỗi gia đình, để thế hệ trẻ nói tiếng dân tộc thì ông bà, cha mẹ phải làm gương và truyền dạy lại tiếng nói cho con, cháu của mình.

PGS.TS Lê Ngọc Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, cho biết: Văn hóa các DTTS là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Trong xu thế phát triển hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ nói riêng, DTTS nói chung đang dần bị mai một, trong đó có tiếng nói, chữ viết, trang phục, kiến trúc… Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự du nhập mạnh mẽ của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Dù vô thức hay có ý thức đều tác động “lặng lẽ” đến từng gia đình, nhất là thế hệ trẻ, ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ nói riêng, đồng bào DTTS nói chung, các cơ quan quản lý Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng dân tộc cần nhìn nhận, đánh giá lại các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xác định các giải pháp cụ thể, trọng tâm để bảo tồn. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong thế hệ trẻ để không đánh mất các giá trị văn hóa mà cha ông để lại.

Bồi dưỡng, mở lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết

Đến thăm Trường THPT Quan Sơn, huyện Quan Sơn, chúng tôi gặp cô giáo Hà Thị Khuyên, giáo viên bộ môn Ngữ văn, đồng thời là người truyền dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái. Trường THPT Quan Sơn cũng là ngôi trường đầu tiên dạy tiếng Thái trong trường học ở Thanh Hóa.

Giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu sốCô giáo Hà Thị Khuyên tại lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái do Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quan Sơn tổ chức năm 2023.

Từ năm 2012 đến nay, ngoài việc dạy tiếng Thái cho các em ở trường, cô Khuyên còn là cộng tác viên của Trường Đại học Hồng Đức và Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa để dạy các lớp chuyên đề, tổ chức thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ tiếng Thái cho cán bộ, công chức, viên chức tại tỉnh Thanh Hóa. Cô còn tham gia vào Ban Chấp hành Hội Dân tộc học và Nhân học huyện Quan Sơn. Tích cực sưu tầm và dịch các văn bản, tác phẩm bằng tiếng Thái cổ sang Tiếng Việt, cô giáo Hà Thị Khuyên cùng các cộng sự vinh dự đoạt giải ba của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2017 với tác phẩm “Lai Xư Tày Đeng”.

Mới đây, Công an tỉnh Thanh Hóa đã mở lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái cho cán bộ, công an xã, thị trấn trong Công an Thanh Hóa đang công tác tại địa bàn các huyện có đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Cô Khuyên là một trong những người truyền đạt những kiến thức cơ bản về tiếng nói và chữ viết của dân tộc Thái cho đội ngũ cán bộ công an ở một số đơn vị. Năm 2023, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quan Sơn tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị, đội ngũ dân quân tự vệ các xã, thị trấn, cô cũng là người trực tiếp truyền đạt.

Ngoài thế hệ trẻ như cô giáo Hà Thị Khuyên, trong cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa nhiều người nhắc đến người thầy giáo, nghệ nhân ưu tú Hà Nam Ninh ở huyện Bá Thước với sự kính trọng, ngưỡng mộ, bởi ông đã dành cả cuộc đời gìn giữ, trao truyền chữ Thái cổ.

Còn đối với đồng bào dân tộc Dao ở Thanh Hóa, nhiều người biết đến ông Triệu Văn Lĩu ở bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi (Mường Lát); ông Phùng Thanh Khang ở xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy)… là những người tích cực tham gia mở và dạy các lớp học miễn phí cho đồng bào dân tộc Dao biết đọc, viết chữ Nôm – Dao cổ nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Dao.

Giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu sốNhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Sơn Hải.

Trong cộng đồng dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, trong số các nhà nghiên cứu, am hiểu về văn hóa dân tộc Mường phải nhắc đến nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Sơn Hải quê ở huyện Cẩm Thủy, hiện đang sinh sống tại TP Thanh Hóa. Ông đã có hàng chục công trình, chưa kể đến thơ, tuyển tập thơ, rồi tham gia tập hợp, biên soạn tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa. Có lần khi đến thăm, tôi hỏi động lực nào để ông cho ra đời hàng chục tác phẩm nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mường, ông nói rằng: “Văn hóa Mường đang dần mất đi, tôi thấy tiếc mà làm”. Câu nói tuy giản dị, nhưng chân thành, ẩn sâu trong đó là một tình yêu với quê hương, một sự lo lắng cho văn hóa Mường đang dần mất đi bởi cơ chế thị trường, với nhiều nền văn hóa ngoại lai xâm lấn. Ấy vậy nên, ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn say mê nghiên cứu. Ông sợ nếu không làm nữa, không nghiên cứu, không viết, thì những công trình ấy cũng theo ông sang thế giới bên kia. Ông cười đùa nói với tôi như thế nhưng khiến tôi xúc động vô cùng. Vừa qua, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật với chùm 3 tác phẩm: “Những bài ca đám cưới người Mường Thanh Hóa”, “Lễ Pồn Pôông eng cháng” (song ngữ), truyện thơ “Nàng Út Lót – đạo Hồi Liêu” (tình ca dân tộc Mường, song ngữ). Giải thưởng cao quý ấy là “quả ngọt” của cho một đời người tận tụy. Thế hệ trẻ chúng tôi biết ơn những gì mà thế hệ “cây đa, cây đề” như ông đã dày công gìn giữ, dành tặng cho thế hệ sau. Và tôi tin rằng, sự nỗ lực của mỗi cá nhân, sự quan tâm của các cấp, các ngành và chung tay của cộng đồng, tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS xứ Thanh sẽ mãi được gìn giữ, bảo tồn, song hành cùng các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc và sự phát triển của quê hương, đất nước.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn

Nguồn

Cùng chủ đề

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Tiết kiệm hôm nay – Tươi sáng ngày mai

Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương chi nhánh Thanh Hóa (TYM Thanh Hóa) đã và đang tích cực vận động phụ nữ và cộng đồng dân cư thực hành tiết kiệm, thúc đẩy hoạt động tiết kiệm tại các vùng miền có TYM hoạt động, góp phần lan tỏa thông điệp mà Ngày tiết kiệm thế giới (31/10) truyền tải: “Tiết kiệm hôm nay - Tương sáng ngày mai”.Khách hàng đến gửi tiết kiệm tại...

Góp ý vào Đề án của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Thực hiện yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao, sáng 12/11, VKSND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị góp ý về những nội dung liên quan đến trách nhiệm của VKS trong khởi tố vụ án dân sự trước năm 2004 và thực hiện các quyền kiến nghị kiểm sát để bảo vệ lợi ích nhà nước và lợi ích người yếu thế. Đồng chí Lê Văn Đông, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban...

Góp ý vào Đề án của Ban cán sự đảng VKSND tối cao trình Bộ Chính trị  

Thực hiện yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao, sáng 12/11, VKSND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị góp ý về những nội dung liên quan đến trách nhiệm của VKS trong khởi tố vụ án dân sự trước năm 2004 và thực hiện các quyền kiến nghị kiểm sát để bảo vệ lợi ích nhà nước và lợi ích người yếu thế. Đồng chí Lê Văn Đông, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban...

17 năm qua, gia đình một giáo sư tài trợ hơn 75 tỉ cho ngành giáo dục Thanh Hóa

Giáo sư Lê Viết Ly phát biểu tại buổi trao học bổng ngày 11-11 – Ảnh: CTV Ngày 11-11, Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly (quê ở phường Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy, học tập...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố Quảng Xá

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), sáng 14/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đến dự và chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Quảng Xá, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa).Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đến dự và chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, Nhân...

Nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác thi công hotline trung thế

Với mục tiêu từng bước hỗ trợ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) hướng tới xây dựng một mô hình xuất sắc cho hoạt động hotline, trong 2 ngày 7 và 8/11, tại Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc đã phối hợp với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức thi công hotline trung thế cho cán bộ chuyên môn cơ quan Tổng công...

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh,...

Sáng 11/11/2024, Hội khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy và học tập trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh...

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 14/11/2024

Hôm nay (14/11), Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phố Quảng Xá 1, phường Đông Vệ và làm việc với TP Thanh Hóa; các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại các huyện Đông Sơn, Nông Cống...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-14-11-2024-230298.htm

Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh,...

Sáng 11/11/2024, Hội khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy và học tập trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh...

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất