Powered by Techcity

Gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao ở Thạch An

Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao, thôn Thạch An, xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) được lưu truyền qua bao thế hệ. Những sản phẩm do các bà, các mẹ làm ra không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ mà còn thể hiện nếp sống, tín ngưỡng của dân tộc Dao.

Gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao ở Thạch AnPhụ nữ thôn Thạch An được nghệ nhân trong thôn truyền nghề thêu.

Thôn Thạch An có 88 hộ với 426 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao. Theo các cụ cao niên trong thôn kể lại, nghề thêu gắn liền với đời sống của người dân tộc Dao. Phụ nữ dân tộc Dao trước đây ai cũng biết thêu, từ 10 đến 13 tuổi các cô gái đã học thêu và đến tuổi đôi mươi đã thêu thành thạo các bộ trang phục cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Những năm gần đây, do tác động của kinh tế thị trường, nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao nói chung và ở thôn Thạch An nói riêng đang bị dần lãng quên. Để bảo tồn và phát huy nghề thêu, những năm qua, chi ủy cùng với ban công tác mặt trận thôn, các tổ chức đoàn thể thôn Thạch An đã tăng cường công tác vận động người dân gìn giữ nghề thêu truyền thống của ông cha; động viên, khuyến khích các gia đình có con em xây dựng gia đình, trong ngày lễ thành hôn mặc sắc phục của dân tộc mình. Đồng thời, khuyến khích các nghệ nhân tích cực truyền nghề cho thế hệ con cháu để tiếp tục lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Bà Phùng Thị Ân là một trong số những người đam mê với nghề thêu truyền thống của dân tộc Dao ở thôn Thạch An, cho biết: “Từ nhỏ, tôi luôn được mẹ căn dặn là con gái Dao phải biết thêu thùa. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực học nghề và lên 10 tuổi tôi đã tự tay thêu trang phục cho mình và các thành viên trong gia đình. Nhưng một bộ phận giới trẻ trong thôn không mặn mà với trang phục truyền thống của dân tộc. Đây là điều khiến tôi và những người yêu nghề thêu truyền thống lo lắng, trăn trở. Tôi cùng với một số chị em đến từng nhà vận động những người trẻ tuổi tham gia học nghề thêu, vừa dạy nghề, vừa tuyên truyền cho họ hiểu giá trị của nghề truyền thống của ông cha để lại. Hiện nay, thôn Thạch An có khoảng 50 chị, em biết thêu. Đây chính là những người kế cận, gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao”.

Tìm hiểu thực tế được biết, nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao thôn Thạch An không chỉ để phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa của người Dao. Những họa tiết, hoa văn trên trang phục, dây thắt lưng, khăn đội đầu… đều xuất phát và gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày, thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Dao. Mặc dù nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao thôn Thạch An đang đứng trước những khó khăn, nhưng bằng tình yêu và tâm huyết của những người phụ nữ nơi đây sẽ góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ông Cao Văn Tình, Chủ tịch UBND xã Cẩm Liên, cho biết: Với cách làm người già dạy cho người trẻ, người biết nhiều dạy cho người chưa biết, nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao thôn Thạch An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Song để nâng tầm sản phẩm thêu truyền thống vượt ra khỏi phạm vi gia đình, trở thành hàng hóa, rất cần sự quan tâm của huyện, các ngành chức năng. Qua đó, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Bài và ảnh: Xuân Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn

Sáng 5/11, tại xã Quảng Minh (TP Sầm Sơn), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lương Tất Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Sầm Sơn; Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đã có buổi tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVIII.Phó Bí thư Tỉnh...

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông

Vụ đông năm nay tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47.000ha, ưu tiên cho các loại rau màu, ngô ngọt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, dưa chuột... Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang khuyến khích người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX liên kết...

HTX do phụ nữ làm chủ

Trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ không chỉ phát triển kinh tế gia đình hiệu quả mà còn khẳng định sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, thành công ở mô hình kinh tế hợp tác. Ngày càng nhiều HTX do phụ nữ làm chủ đã trở thành điểm tựa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ thành viên.Sản xuất bánh lá răng...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 1)

Năm 2024, trong lúc nhiều địa phương trên cả nước gặp khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công thì Thanh Hóa vẫn liên tục lọt top giải ngân cao. Tính đến ngày 28/10, Thanh Hóa đã giải ngân được 9.301,7 tỷ đồng, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Bước vào cao điểm “chạy nước rút” những tháng cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang quyết tâm tháo...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất