Powered by Techcity

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)


“Chiến dịch 60 ngày – đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024″, đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối) - Tăng tốc về đíchThi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi Sơn. Ảnh: PV

Thách thức chặng “nước rút”

Con số 9.301,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 65,9% kế hoạch và cao hơn 10,8% so với cùng kỳ đã phản ánh sự quyết tâm rất lớn của tỉnh Thanh Hóa trong công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ quan, địa phương, đơn vị thực hiện tốt, thì một số đơn vị tiến độ giải ngân vẫn khá “ì ạch”. Theo đó, còn 31 chủ đầu tư, địa phương giải ngân thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả tỉnh (17 sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; 13 UBND cấp huyện và Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa).

Tại hội nghị toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 (diễn ra ngày 30/10), Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã yêu cầu các đơn vị, địa phương giải ngân “0 đồng”, hoặc có tỷ lệ giải ngân nằm trong top cuối của tỉnh, giải trình nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ.

Điển hình như Sở Giao thông – Vận tải, năm 2024, sở được giao tổng vốn là 656 tỷ đồng, đã giải ngân được 212 tỷ đồng, còn lại 441 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung đầu tư cho 2 dự án: Đường từ Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đến đường ven biển đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa và Dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa – Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương – Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn). Nguyên nhân được lãnh đạo Sở Giao thông – Vận tải lý giải là do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) không đáp ứng yêu cầu, khó khăn về vật liệu xây dựng và nhất là do năng lực nhà thầu suy giảm. Mặc dù lãnh đạo tỉnh và sở đã liên tục đôn đốc và làm văn bản nhắc nhở, thậm chí cảnh cáo nhiều lần nhưng tiến độ vẫn rất chậm. Mới đây nhất, sở đã họp với các nhà thầu và các đơn vị liên quan và ra “tối hậu thư” cho các đơn vị. Đồng thời, tiếp tục đôn đốc, động viên các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Tính đến tháng 9 năm 2024, huyện Nga Sơn đã giải ngân vốn đầu tư công đạt 74% (101/115 tỷ đồng). Tuy nhiên, do cuối tháng 9 tỉnh bổ sung thêm vốn cho địa phương thực hiện công tác GPMB 2 dự án lớn, nên đã kéo tỷ lệ giải ngân của Nga Sơn xuống top cuối toàn tỉnh. Từ thực tế này, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, lãnh đạo huyện Nga Sơn đang đề nghị các sở, ngành cấp tỉnh sớm xử lý các đề xuất của địa phương về bảng giá đất, bảng giá bồi thường GPMB… Cùng chung nguyên nhân với huyện Nga Sơn, tính đến 30/9 huyện Nông Cống đã giải ngân đạt 80% vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 10 do được bổ sung thêm 56,3 tỷ đồng, nâng tổng số vốn lên 118 tỷ đồng, nên tỷ lệ giải ngân của huyện giảm còn 43,3%, thấp hơn tỷ lệ toàn tỉnh…

Cùng với sự chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công do các vướng mắc về GPMB, thì thủ tục hồ sơ cũng là một “điểm nghẽn” thường thấy. Trong đó, tiến độ chuẩn bị hồ sơ của các dự án khởi công mới có thời gian thực hiện từ 2022-2025 còn rất chậm. Hiện vẫn còn 17 dự án chưa được phê duyệt đầu tư (trong đó có 10 dự án thuộc đề án sắp xếp dân cư bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét) dẫn đến các dự án này chưa được giao vốn để triển khai thực hiện. Đặc biệt, tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm vẫn rất chậm, ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của cả tỉnh. Điển hình như Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lưc – Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, vay vốn WB, giải ngân 30,803/295,721 tỷ đồng (đạt 10,4% kế hoạch); Dự án Đường nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 45 đoạn từ xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa đến xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa (Km5+250 – Km14+603) – Tiểu dự án 1: Cầu vượt sông Mã và đường 2 đầu cầu từ Km5+250 – Km7+250, giải ngân 43,397/150,879 tỷ đồng (đạt 28,8% kế hoạch); Dự án Đường Vạn Thiện đi Bến En, giải ngân 128,262/305,966 tỷ đồng (đạt 41,9% kế hoạch); Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa thuộc Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, vay vốn AFD, giải ngân 154,096/323,38 tỷ đồng (đạt 47,7% kế hoạch); Dự án Đường nối cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 1A đi Cảng Nghi Sơn, giải ngân được 104,061/201,727 tỷ đồng (đạt 51,5% kế hoạch)…

Thực trạng trên đang đòi hỏi UBND tỉnh và các ngành, địa phương, đơn vị cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa nếu muốn mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 cán đích thành công.

Chiến dịch rốt ráo

Trước những khó khăn, vướng mắc đặt ra và nhất là để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, đòi hỏi sự quyết tâm, quyết liệt và nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Chỉ đạo tại hội nghị toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn, nhấn mạnh: Trong nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của 31 chủ đầu tư, địa phương còn chậm đã được chỉ rõ. Trong đó, không thể không nhấn mạnh đến nguyên nhân số 1 là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền và trách nhiệm của người đứng đầu. Nhiều địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo; trong khi một số địa phương lại tỏ ra lúng túng, không có biện pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, nếu người đứng đầu các địa phương không thấm nhuần quan điểm là phải cộng đồng trách nhiệm, làm vì việc chung và vì lợi ích chung, thì việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ vẫn bế tắc.

Trước thực trạng đó và nhất là trước áp lực thời gian 2 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh đã phát động “Chiến dịch 60 ngày – đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024”. Việc phát động chiến dịch vào thời điểm nước rút này có ý nghĩa hết sức quan trọng, khi đây sẽ là cơ sở để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao. “Mục tiêu này phải được hoàn thành bất luận trong trường hợp nào và Thanh Hóa đủ tự tin để hoàn thành”, đây là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh khi phát động “Chiến dịch 60 ngày – đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024”.

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối) - Tăng tốc về đíchTại hội nghị toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã phát động “Chiến dịch 60 ngày – đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024”.

Như vậy, mục tiêu đã rõ và tinh thần chỉ đạo của người đứng đầu UBND tỉnh cũng rất rõ. Vấn đề còn lại nằm ở trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Trong đó thiết nghĩ, trước tiên phải khắc phục cho được mặt hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm người đứng đầu, đã được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ ra. Bởi lẽ, xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thì đòi hỏi việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền càng phải thật sự sát sao, quyết liệt, cụ thể và thậm chí phải nắm đến từng dự án. Để từ đó kịp thời giải quyết và giải quyết tốt các khó khăn, vướng mắc phát sinh, nhất là vướng mắc liên quan đến đất đai, giá đất, mặt bằng…

Và chỉ khi tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu được đề cao và nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giải ngân kịp thời, hiệu quả vốn đầu tư công được mọi cấp, ngành thấu triệt, thì khi đó mới tạo tiền đề để các địa phương, đơn vị tập trung mọi nguồn lực thực hiện “Chiến dịch 60 ngày – đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024”. Đồng thời, để chiến dịch này được triển khai một cách rốt ráo, nhanh chóng và triệt để, cũng chính là để tăng tốc về đích các mục tiêu đề ra, yêu cầu đặt ra cho các địa phương, đơn vị lúc này là khẩn trương, chủ động có những giải pháp quyết liệt, phù hợp và linh hoạt hơn; xác định rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả và làm việc nào dứt điểm việc đó. Đặc biệt, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong mọi khâu nhất là chất lượng tư vấn, nhà thầu, chất lượng công trình. Tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát hiện trường để chấn chỉnh ngay những bất cập, hạn chế; cũng như đôn đốc các nhà thầu và đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ, nhất là các dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn nước ngoài. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn. Tiếp tục chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án, tổng hợp nhu cầu bổ sung vốn của các dự án và có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án giải ngân chậm sang dự án giải ngân nhanh, đảm bảo giải ngân hết số vốn được giao.

Thời gian 60 ngày là không nhiều, nếu không muốn nói là rất eo hẹp trong khi nhiều địa phương, đơn vị còn một khối lượng lớn công việc phải làm. Tuy nhiên, đã có nhiều bài học thành công về khả năng “vượt qua khe cửa hẹp”, chẳng hạn như đợt GPMB phục vụ triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 vừa qua. Do đó, hy vọng rằng, sự tự tin của người đứng đầu UBND tỉnh cũng sẽ truyền tinh thần tự tin và phấn chấn đến mọi cấp, ngành, địa phương, đơn vị. Để từ đó, đưa “Chiến dịch 60 ngày – đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024” đi đến thành công. Đồng thời, tạo tiền đề để Thanh Hóa cán đích các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Bài và ảnh: Nhóm PV



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/giai-ngan-von-dau-tu-cong-quyet-tam-giu-vi-the-top-dau-bai-cuoi-tang-toc-ve-dich-229722.htm

Cùng chủ đề

Kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

Chiều 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2024.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Hai địa phương của Thanh Hóa được đầu tư gần 103 tỷ đồng xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1696/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1). Theo quyết định, tỉnh Thanh Hóa có 2 địa phương được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Toà án nhân dân cấp huyện.Sẽ xây dựng trụ sở làm việc TAND TP...

Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa vừa vượt qua một năm đầy “giông bão”, đưa tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh năm 2024 là 12,16%.Nông dân xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) thu hoạch lúa vụ mùa 2024.Nhìn lại sản xuất vụ mùa năm 2024, khi các loại cây trồng chính đã và đang chuẩn bị vào kỳ thu hoạch rộ, vào thời điểm tháng 9,...

Tín dụng phát triển, số hóa đột phá

Khép lại năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Thanh Hóa đã ghi dấu ấn nổi bật với vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối và là “ngân hàng của các tổ chức tín dụng”, góp phần vẽ nên bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh đầy triển vọng. Ngành Ngân hàng Thanh Hóa không chỉ đạt được đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, mà còn thúc đẩy sự phát triển...

Cùng tác giả

Những đường bay nội địa nào có giá vé cao nhất?

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư Quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025. Theo Thông tư mới, dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định giá phân loại theo cự ly 5 nhóm đường bay. Với nhóm dưới...

Năm 2025, Quảng Xương phấn đấu DDCI nằm trong tốp đầu của tỉnh

Chiều 2/1, huyện Quảng Xương đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2025 với chủ đề “Đoàn kết trách nhiệm - Sáng tạo hiệu quả - Tăng tốc về đích”.Xác định năm 2025 là năm cuối thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2020-2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên cho các cơ sở giáo dục

02/01/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay sẽ gửi tới quý vị những thông tin đáng...

Bắt khẩn cấp cựu tuyển thủ Quốc gia Lê Sỹ Mạnh

Tối 2/1, tin từ Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. video-element" data-id="3nTEauGc8dGt2xsbPBOcZga_b_ca_b_c"> Video: Công an TP.HCM bắt cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài trong trận đấu bóng đá tại...

Lập biên bản 333 trường hợp vi phạm Luật trật tự, an toàn giao thông mới  

Hôm nay (2/1/2025) là ngày thứ hai Luật trật tự, an toàn giao thông và Nghị định 168/CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế Nghị định 100 và Nghị định 123 trước đây chính thức có hiệu lực. Ghi nhận tại các tuyến phố trên địa bàn TP Thanh Hóa, đa số người dân tuân thủ nghiêm túc...

Cùng chuyên mục

Hành trình 10 năm cho những gắn kết vững bền

Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12/2015, xuyên suốt một thập kỷ với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa và có sức lan tỏa sâu rộng, “Tháng trí ân khách hàng” đã góp phần tạo sợi dây gắn kết bền vững giữa ngành điện với cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng người dân. Sợi dây bền chặt này chính là tiền đề quan trọng...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Sôi động các công trình trọng điểm

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thanh Hóa đã “quyết thắng” cùng cả nước đưa những công trình kiến thiết kỳ vĩ “thần tốc” về đích, đưa khát vọng “vươn cao, bay xa”...Đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa.Niềm vui toàn dân tộc trong “khúc ca khải hoàn” ngày Quốc Khánh năm nay vỡ òa trong “tin chiến thắng”, khi cả nước hân hoan khánh thành công trình trọng điểm - Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng...

Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa vừa vượt qua một năm đầy “giông bão”, đưa tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh năm 2024 là 12,16%.Nông dân xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) thu hoạch lúa vụ mùa 2024.Nhìn lại sản xuất vụ mùa năm 2024, khi các loại cây trồng chính đã và đang chuẩn bị vào kỳ thu hoạch rộ, vào thời điểm tháng 9,...

“Mốc son” mới trong thu ngân sách nhà nước

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp thu ngân sách nhà nước (NSNN), thực thi các chính sách ưu đãi thuế, phí hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thu ngân sách Thanh Hóa đạt con số kỷ lục, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả...

Công nghiệp chế biến chế tạo

“Tam giác” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã tạo nên cực tăng trưởng năng động ở phía Bắc của Tổ quốc. Trên hành trình trở thành cực tăng trưởng thứ tư, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo Thanh Hóa đã khẳng định vị thế động lực và đang mở ra nhiều kỳ vọng trong tương lai!Công trường chế tạo trụ chân đế điện gió của PTSC Thanh Hóa tại Khu Kinh tế Nghi Sơn.Trụ...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt vươn mình cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Năm 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn tăng trưởng hết sức đậm nét và đầy ấn tượng trên các lĩnh vực. Những thành quả đạt được từ sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh sẽ là nền tảng căn bản, là động lực quan trọng để Thanh Hóa vươn mình cùng cả nước tiến vào kỷ...

Tín dụng phát triển, số hóa đột phá

Khép lại năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Thanh Hóa đã ghi dấu ấn nổi bật với vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối và là “ngân hàng của các tổ chức tín dụng”, góp phần vẽ nên bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh đầy triển vọng. Ngành Ngân hàng Thanh Hóa không chỉ đạt được đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, mà còn thúc đẩy sự phát triển...

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi thăm chúc mừng quyết toán tài chính cuối năm tại một số đơn vị

Ngày 31/12/2024, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đến chúc mừng Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) và Ngân hàng đầu tư và Phát triển- Chi nhánh Lam Sơn (BIDV Lam Sơn) đang làm nhiệm vụ quyết toán năm 2024. Toàn cảnh buổi thăm và làm việc tại Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa. Năm 2024, NHNN...

Tin nổi bật

Tin mới nhất