Powered by Techcity

Duy trì mạch tăng trưởng

Nông nghiệp xứ Thanh với một năm thấm đẫm mồ hôi của người nông dân, sự nỗ lực vượt khó của toàn ngành cùng các cấp chính quyền và doanh nghiệp, đã đưa tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh đạt 4,16%, góp phần vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP toàn tỉnh năm 2023 đạt 7,01%.

Duy trì mạch tăng trưởngChế biến gà xuất khẩu tại Nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm xuất khẩu Viet AVIS, tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa).

“Chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp” được xem là bước đổi mới trong tư duy lãnh đạo và định hướng, bước đầu tác động đến thực tiễn sản xuất trên thực tế. Từ đó, lối sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dần được thay thế bằng những mô hình quy mô lớn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tạo bước đột phá về năng suất, sản lượng và giá trị.

Cùng thăm Nông trại Chung Thủy tại thị trấn Vân Du (Thạch Thành) vào những ngày cuối năm 2023, hàng chục cán bộ các huyện, các ngành cấp tỉnh không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô và tư duy “làm ăn lớn” của gia chủ. Một thung lũng màu mỡ rộng tới 83 ha được phủ vàng bởi chi chít những chùm cam lòng vàng, cam đường canh, phật thủ đang chờ ngày thu hái. Hơn 4 vạn cây ăn quả vẫn mơn mởn trải dài trên một vùng đất rộng lớn khiến chúng tôi phải đi ô tô thăm nông trại.

Rộng tương đương một phường ở đô thị, nhưng hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh đã được đầu tư đến từng gốc cây trong nông trại. Được chăm sóc đúng quy trình khoa học và sản xuất sạch, sản phẩm ở đây đã được công nhận cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, được canh tác theo hướng hữu cơ. Hàng nghìn tấn quả các loại mỗi năm nhưng vẫn có đầu ra ổn định nhờ được liên kết tiêu thụ. Từ 90 đến 110 lao động làm việc quanh năm, ăn ở tại trang trại cũng cho thấy quy mô và phương thức sản xuất theo hướng “kinh tế nông nghiệp” ở đây. Theo hạch toán từ chủ nông trại Nguyễn Văn Chung: “Mỗi cây cam cho 1 đến 1,5 tạ quả/năm, trung bình thu về 3 triệu đồng doanh thu, trừ các chi phí vẫn cho lợi nhuận 1 triệu đồng/cây/năm”. Với hơn 41.000 cây ăn quả đã cho thu hoạch tại đây đã biến vùng đồi thành mô hình kinh tế cho lợi nhuận hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tiềm lực vào đầu tư sản xuất nông nghiệp chính là nhiệm vụ quan trọng để phát triển “kinh tế nông nghiệp” mà tỉnh và ngành nông nghiệp đang tập trung triển khai. Tính riêng năm 2023, toàn tỉnh có thêm 107 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mới. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.312 doanh nghiệp, 2 liên hiệp HTX và 756 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sản xuất quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ khoa học và nhiều tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đã “nâng tầm” sản phẩm. Năm 2023, ghi dấu những bước ngoặt đột phá của nông sản Thanh Hóa đến với những thị trường khắt khe nhất thế giới. Đầu tiên phải kể đến lô vải không hạt được trồng tại Ngọc Lặc lần đầu tiên xuất khẩu đến Nhật Bản và Vương quốc Anh. Tiếp đến, những sản phẩm mắm sản xuất tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) vượt qua nhiều quy chuẩn khắt khe nhất thế giới để xuất ngoại đi Hoa Kỳ, Australia…

Các mô hình liên kết sản xuất trong trồng trọt nở rộ khắp nơi, giúp nông sản có đầu ra ổn định. Tại các huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Nông Cống… mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống lúa thuần và lúa thương phẩm đã tăng hiệu quả kinh tế từ 1,2 đến 1,5 lần, lợi nhuận cao hơn từ 30 đến 50 triệu đồng/ha. Mô hình tích tụ đất trồng cây ăn quả có múi tại Thọ Xuân, Thạch Thành, Như Xuân… cho thu nhập 500 triệu đồng/ha, lợi nhuận 350 triệu đồng/ha. Mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Triệu Sơn cho thu nhập 400 triệu đồng/ha…

Duy trì mạch tăng trưởngVùng trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn ở xã Thành Công (Thạch Thành).

Trong chăn nuôi, các cơ sở quy mô lớn của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk, Tập đoàn TH True milk, Tập đoàn DABACO, Công ty CP Nông sản Phú Gia… vẫn hoạt động ổn định. Trong năm qua, có thêm khu trang trại sản xuất, kinh doanh giống lợn và gia công chăn nuôi lợn thương phẩm chất lượng cao lớn bậc nhất ở miền Bắc và dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao DABACO tại huyện Thạch Thành đều hoàn thành đi vào hoạt động. Dự án khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện, Thanh Hóa (Ngọc Lặc) đã hoàn thành 97% khối lượng công việc và đi vào hoạt động với quy mô 4.170 lợn nái, 11.250 lợn con theo mẹ… Nhiều dự án tầm cỡ, được đầu tư bài bản đã giúp hoạt động chăn nuôi Thanh Hóa có sự tăng trưởng mạnh, bền vững.

Theo ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Tình hình kinh tế, thế giới bất ổn gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Sức tiêu thụ cũng như tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, đầy trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh, các địa phương, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã vượt qua, phát triển sản xuất ổn định và bứt phá tăng trưởng. Đây là năm hầu hết các loại cây trồng được mùa, được giá. Chăn nuôi đã kiểm soát tốt dịch bệnh, mặc dù 45 địa phương trong nước có dịch tả lợn châu Phi, 31 tỉnh có dịch bệnh dại, 28 tỉnh có dịch lở mồm long móng và nhiều bệnh khác trên đàn vật nuôi, trong đó có các tỉnh giáp ranh với Thanh Hóa…”.

Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển khá toàn diện với tốc độ tăng trưởng 4,16%. Tổng sản lượng lương thực đạt 1,57 triệu tấn, vượt 2,8% kế hoạch. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất trồng trọt ước đạt 120 triệu đồng, tăng 5 triệu đồng so với năm 2022. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 297 nghìn tấn, vượt 2,4% kế hoạch, tăng 7,5% cùng kỳ. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 215,6 nghìn tấn, vượt 2,2% kế hoạch, tăng 3,7% so với cùng kỳ.

Bài và ảnh: Lê Đồng

Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng ngàn du khách đổ về Am Tiên ngày “mở cổng trời”

Từ sáng sớm 6/2 (tức mùng 9 Tết Nguyên đán) hàng ngàn du khách đổ về Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) để chiêm bái, vãn cảnh và cầu bình an.Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng trời” trên đỉnh núi Nưa. Nơi “mở cổng trời” là vị trí cao nhất...

Hoằng Hóa: Khát vọng vươn mình

Đoàn kết, năng động luôn là sức mạnh và là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Hoằng Hóa trong quá trình phát triển. Trước cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới, những giá trị đó càng cần được nhân lên, để Hoằng Hóa vững vàng tạo đột phá, phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là địa phương có quy mô kinh tế nằm trong tốp đầu cả tỉnh.Bí thư...

Xuyên Tết của những người “canh” ánh sáng

Khi nhà nhà, người người sum vầy, đoàn viên, thì Tết với những người “lính” truyền tải vẫn như một ngày bình thường, thậm chí đặc biệt và quan trọng hơn để dòng điện liên miền luôn thông suốt, để chuỗi ngày vui của mọi nhà, mỗi người luôn trọn vẹn! Tuyến đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa.Với sự gia tăng năng lực truyền tải khi Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến...

Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 30/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị lần thứ XII Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).Phấn đấu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững, hiệu quả.Thông báo nêu: Từ sau Hội nghị lần thứ XI Ban...

Mở rộng diện tích cây trồng thâm canh

Nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng mở rộng diện tích cây trồng thâm canh tập trung cho năng suất, sản lượng cao.Người dân xã Thọ Lâm (Thọ Xuân) duy trì phát triển thâm canh mía nguyên liệu.Để mở rộng...

Cùng tác giả

Từ cây mía đến tín chỉ carbon

Ngành mía đường đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, không chỉ góp phần vào an ninh lương thực mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, hoạt động canh tác mía vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến phát thải khí nhà kính và tác động môi trường.Dự án giúp nông dân tiếp cận mô hình canh tác tái tạo môi trường, giảm phát...

Huy động vốn, tăng trưởng dư nợ an toàn, hiệu quả

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngay từ những ngày làm việc đầu tiên, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động nhằm thực hiện các chương trình khuyến mãi, lì xì khách hàng đến giao dịch. Từ đó, thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ khách hàng, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của các tổ chức,...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 8/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (8/2), Sở GD&DT Thanh Hóa tổ chức trao thưởng cho học sinh và giáo viên có học sinh đoạt giải quốc gia năm học 2024-2025. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-8-2-2025-238972.htm

“Không để dân đói, rét, đau ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế”

Thủ tướng yêu cầu rà soát, kịp thời hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm, cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh cho dân; tuyệt đối không để dân đói, rét, đau ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế.Trẻ ngủ trưa tại Trường Mầm non Văn Phú, thành phố Yên Bái đều có chăn ấm, đảm bảo sức khỏe. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN)Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 11/CĐ-TTg...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 8/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 8/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-8-2-2025-238980.htm

Cùng chuyên mục

Từ cây mía đến tín chỉ carbon

Ngành mía đường đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, không chỉ góp phần vào an ninh lương thực mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, hoạt động canh tác mía vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến phát thải khí nhà kính và tác động môi trường.Dự án giúp nông dân tiếp cận mô hình canh tác tái tạo môi trường, giảm phát...

Huy động vốn, tăng trưởng dư nợ an toàn, hiệu quả

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngay từ những ngày làm việc đầu tiên, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động nhằm thực hiện các chương trình khuyến mãi, lì xì khách hàng đến giao dịch. Từ đó, thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ khách hàng, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của các tổ chức,...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

Ngay từ những ngày đầu năm, ngành giao thông - vận tải đã quyết liệt đôn đốc các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tập trung huy động máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh.Cầu Xuân Quang thuộc Tiểu dự án 1 - cầu vượt sông Mã hoàn thành và thông xe kỹ thuật...

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh

Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.Đền thờ Quang Trung (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn). Theo sử sách ghi lại, vào cuối năm 1788, khi nhận được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đem 29 vạn quân ồ ạt tiến vào...

Đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng trong năm 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 6/2/2025 về triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025 với tổng số 547 quy hoạch cần được tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trong số 547 quy...

Sức hút từ các sự kiện văn hóa, du lịch đầu xuân

Nói đến trải nghiệm du lịch đầu xuân xứ Thanh không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống và chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn. Phát huy giá trị, nỗ lực sáng tạo và khẳng định bản sắc từ các sự kiện văn hóa, du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch từ những ngày đầu xuân.Một góc chợ quê tại sự kiện “Tết xưa làng cổ” (TP Thanh...

Hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội LHPN trong tỉnh. Nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Chị Doãn Thị Hiền, chi hội phụ nữ phố Dinh Xá, phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) được...

Kết nối Quốc lộ 45 với Quốc lộ 1A

Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) có tổng chiều dài 14,6km với tổng mức đầu tư 1.417 tỷ đồng được UBND tỉnh khởi công xây dựng từ tháng 1/2023. Với sự quyết tâm của Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công, sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thông xe kỹ thuật, đưa vào sử...

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất