Powered by Techcity

Đưa công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nhanh và bền vững

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ trước tới nay vẫn được xác định là trụ cột của công nghiệp Thanh Hóa, với giá trị gia tăng (VACN) chiếm tới gần 87% so với VACN toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đang chiếm tới 90% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Để phát huy thế mạnh, nâng tầm giá trị của ngành, thực hiện lộ trình đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm công nghiệp của khu vực và cả nước, tỉnh tiếp tục đưa ra những định hướng và giải pháp mới tại Đề án Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Đưa công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nhanh và bền vữngNhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoàn thành bảo dưỡng năm 2023, trong đó có sự đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Thanh Hóa.

Theo đề án, Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, theo hướng mở rộng và đầu tư mới, bổ sung các ngành công nghiệp nặng đi đôi với mở rộng, hiện đại hóa, tăng hiệu quả các ngành công nghiệp nhẹ; từng bước tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu và xuất khẩu; phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như lọc hóa dầu, hóa chất, may mặc, da giày, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm, thủy sản, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp kim loại, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, điện tử – công nghệ thông tin có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Với việc kết hợp giữa phát triển công nghiệp và đầu tư kết cấu hạ tầng; xây dựng đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN); triển khai nhanh các dự án trong Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), tạo hạt nhân tăng trưởng cho nền kinh tế toàn tỉnh phát triển, mục tiêu ngành chế biến, chế tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được xây dựng với giá trị VACN đến năm 2025 đạt 62.090 tỷ đồng; năm 2030 đạt 110.520, chiếm tỷ trọng 92,1% VACN toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân của VACN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2021-2025 đạt 16,4%; giai đoạn 2026-2030 đạt 12,2%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành.

Trong định hướng này, nhóm ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại sẽ tập trung phát triển sản phẩm cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại gắn với ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại phục vụ sản xuất lắp ráp ô tô và cơ khí chế tạo; thu hút đầu tư cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại tại KKTNS, các KCN, trọng tâm là KCN phía Tây TP Thanh Hóa và KCN Lam Sơn – Sao Vàng; khuyến khích thu hút các dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng máy móc, động cơ điện, máy nông nghiệp, máy xây dựng, lắp ráp phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ điện tiêu dùng.

Nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa sẽ thu hút các dự án mới, mở rộng các dự án hiện có như: đầu tư mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nâng công suất lên khoảng 20 triệu tấn dầu thô/năm; tiếp tục thu hút các dự án chế biến sản phẩm từ lọc hóa dầu như sản xuất propylyne, sợi tổng hợp PET, phân bón DAP, polyethylen, paraxilene; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án số 1 – Tổ hợp hóa chất Đức Giang tại KKTNS, công suất 136.000 tấn sản phẩm/năm; đầu tư mở rộng dự án số 2 và dự án số 3, đưa tổng công suất của cả 3 dự án đạt 386.000 tấn sản phẩm/năm; tạo điều kiện để dự án Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial (giai đoạn 1), công suất 960.960 sản phẩm/năm tại KCN Bỉm Sơn vào hoạt động ổn định; thúc đẩy mở rộng giai đoạn 2 và 3 đưa tổng công suất của nhà máy cả 3 giai đoạn lên trên 1.960.000 sản phẩm/năm.

Với nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sẽ hoàn thành đầu tư, đưa vào hoạt động ổn định 5 nhà máy xi măng; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ khai thác, chế biến đá xuất khẩu, duy trì sản lượng đạt khoảng 25 triệu m2/năm; ổn định sản xuất sản lượng gạch lát nền đạt 15 triệu m2/năm; hạn chế phát triển sản xuất gạch, ngói nung, phát triển mạnh hơn các sản phẩm vật liệu xây không nung; sản xuất các loại tấm lợp thông minh, tấm lợp sinh thái, tấm lợp nhựa cao cấp lấy ánh sáng tự nhiên…

Nhóm ngành thực phẩm và đồ uống sẽ được đầu tư đổi mới công nghệ của các nhà máy đường hiện có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; ổn định diện tích vùng nguyên liệu, tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu; tập trung xây dựng nhà máy chế biến sữa của Công ty CP Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH, hoàn thành giai đoạn I trước năm 2025 và giai đoạn II trước năm 2030; tiếp tục thu hút thêm các dự án chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội tỉnh, trong nước và xuất khẩu.

Nhóm ngành dệt may, da giày sẽ khuyến khích thu hút đầu tư các dự án may mặc, da giày ở khu vực trung du, miền núi để thu hút lao động tại chỗ và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các huyện miền núi; khuyến khích doanh nghiệp may mặc, da giày đổi mới công nghệ, để nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm; thu hút đầu tư dự án công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày có công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường để cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may mặc, da giày của tỉnh.

Sau khi Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt với định hướng “xương sống” phù hợp với tầm nhìn trên, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị, địa phương công khai quy hoạch phát triển ngành. Tỉnh Thanh Hóa cũng đang chỉ đạo việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là phát triển hạ tầng tại KKTNS và các KCN, CCN trên địa bàn, tạo mặt bằng để thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao các chỉ số đo lường về môi trường đầu tư như PCI, PAPI, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh.

Theo Sở Công Thương, mặc dù còn nhiều khó khăn ở giai đoạn hiện nay, nhưng trong năm 2023 cũng đã có thêm 48 dự án công nghiệp được chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp với tổng vốn đăng ký hơn 13.300 tỷ đồng và 228,4 triệu USD, trong đó chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số khu, CCN cũng đang được các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thủ tục thành lập, đón đầu các dự án mới trong ngành.

Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được một số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điển hình như Nhà máy STech Vina của nhà đầu tư Hàn Quốc tại KCN Bỉm Sơn với tổng vốn đầu tư khoảng 12 triệu USD đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; Dự án xưởng bảo trì, bảo dưỡng, chế tạo PECI Việt Nam của Công ty TNHH PECI Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 11 triệu USD tại KKTNS đang vận hành hiệu quả; Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam với chuỗi phụ kiện ngành may mặc chuẩn bị đi vào vận hành trong quý I/2024… Đây là những tín hiệu tích cực, cho thấy ngành công nghiệp chế biến – chế tạo Thanh Hóa đã bắt đầu có tín hiệu hình thành chuỗi phụ trợ theo xu hướng.

Bài và ảnh: Tùng Lâm

Nguồn

Cùng chủ đề

PC Thanh Hóa tiếp và làm việc với Tập đoàn WHA Việt Nam

Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) vừa có buổi làm việc với Tập đoàn WHA Việt Nam về việc xác nhận khả năng cung cấp điện cho Khu công nghiệp Phú Quý, huyện Hoằng Hóa do Công ty Cổ phần WHA Inductrial Zone Thanh Hóa (WHA Thanh Hóa) - đơn vị trực thuộc Tập đoàn WHA Việt Nam làm chủ đầu tư.Toàn cảnh buổi làm việc.Căn cứ văn bản số 2025-005/WHAIZTH ngày 16/1/2025 của Công ty...

Từ cây mía đến tín chỉ carbon

Ngành mía đường đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, không chỉ góp phần vào an ninh lương thực mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, hoạt động canh tác mía vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến phát thải khí nhà kính và tác động môi trường.Dự án giúp nông dân tiếp cận mô hình canh tác tái tạo môi trường, giảm phát...

BIDV Bỉm Sơn đổi tên thành BIDV Trung Sơn Thanh Hoá

Trên cơ sở Quyết định của BIDV đối với việc thay đổi tên chi nhánh, từ ngày 01/02/2025 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) sẽ chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Trung Sơn Thanh Hóa (BIDV Trung Sơn Thanh Hóa).Từ 01/02/2025 BIDV Bỉm Sơn chính thức đổi tên thành...

Động lực tăng trưởng: Xứng danh “đầu tàu”

Năm 2024, KKTNS và các KCN thu hút thêm 13 dự án đầu tư mới. Lũy kế đến nay, tại KKTNS đã thu hút được 731 dự án, trong đó 75 dự án đầu tư FDI và 656 dự án đầu tư trong nước.Lãnh đạo Bộ Công Thương và tỉnh Thanh Hóa khảo sát tình hình hoạt động tại Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1.Hơn 278.000 tỷ đồng giá trị sản xuất, nộp ngân sách Nhà nước 31.100...

Phát triển hạ tầng là nền tảng

Sớm nhận diện được vai trò của hạ tầng giao thông trong phát triển liên kết vùng và các tỉnh để trở thành một trong những “cực tăng trưởng mới”, tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư hệ thống giao thông theo hướng đồng bộ, kết nối và bảo đảm hài hòa giữa các phương thức vận tải; kết nối với các nút giao đường cao tốc Bắc - Nam và các trung tâm...

Cùng tác giả

Phụng sự Tổ quốc!

Ba ngày nữa (14/2) mới chính thức diễn ra ngày hội tòng quân năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thế nhưng, từ mấy hôm nay những dòng tâm sự đầy cảm xúc như “Chào mẹ, con đi”, “Chia tay nhé, hẹn ngày về tươi sáng”... đã xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng xã hội.Năm nào cũng thế, sau rằm tháng giêng lại diễn ra lễ giao nhận quân, nhưng ngày hội non sông tiễn thanh...

Tạo diện mạo mới cho thành phố

Để tạo diện mạo mới cho đô thị tỉnh lỵ vươn mình phát triển mạnh mẽ, những năm gần đây TP Thanh Hóa đã ưu tiên nguồn lực đầu tư các khu dân cư, khu đô thị mới hiện đại và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, khớp nối giữa nội thành với ngoại thành.Hạ tầng giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa ngày càng được đầu tư đồng bộ.Căn cứ định hướng phát triển không...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa công bố các quyết định về tổ chức bộ máy

11/02/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Nghiêm...

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm

Chiều 11/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị cho ý kiến vào việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm và một số nội dung quan trọng khác.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,...

Thanh Hóa kết thúc 8 đảng đoàn, 3 ban cán sự đảng cấp tỉnh; 1 đảng ủy, 1 ban và thành lập 2 đảng...

Sáng 11/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và cán bộ các Đảng bộ, cơ quan thuộc Tỉnh ủy.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đã trao các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tặng hoa chúc mừng Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dự hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh...

Cùng chuyên mục

Tạo diện mạo mới cho thành phố

Để tạo diện mạo mới cho đô thị tỉnh lỵ vươn mình phát triển mạnh mẽ, những năm gần đây TP Thanh Hóa đã ưu tiên nguồn lực đầu tư các khu dân cư, khu đô thị mới hiện đại và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, khớp nối giữa nội thành với ngoại thành.Hạ tầng giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa ngày càng được đầu tư đồng bộ.Căn cứ định hướng phát triển không...

PC Thanh Hóa tiếp và làm việc với Tập đoàn WHA Việt Nam

Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) vừa có buổi làm việc với Tập đoàn WHA Việt Nam về việc xác nhận khả năng cung cấp điện cho Khu công nghiệp Phú Quý, huyện Hoằng Hóa do Công ty Cổ phần WHA Inductrial Zone Thanh Hóa (WHA Thanh Hóa) - đơn vị trực thuộc Tập đoàn WHA Việt Nam làm chủ đầu tư.Toàn cảnh buổi làm việc.Căn cứ văn bản số 2025-005/WHAIZTH ngày 16/1/2025 của Công ty...

PC Thanh Hóa phát huy tiềm năng, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ điện lực đến với khách hàng

Năm 2024, chỉ tiêu dịch vụ điện lực của Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có sự bứt phá rõ rệt với doanh thu đạt tỷ lệ 107,9% kế hoạch và bằng 120,2% so với năm 2023, lợi nhuận đạt 107,6% kế hoạch và bằng 125,85% so với năm 2023. Năm 2025, chỉ tiêu này sẽ được đơn vị tổ chức thực hiện quyết liệt hơn, một mặt vừa bảo đảm cải thiện hiệu quả sản xuất kinh...

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa

Xác định việc truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm tạo niềm tin với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc dán tem QR Code để TXNG sản phẩm...

Đột phá trong chuyển đổi thanh toán không dùng tiền mặt

Sau 3 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả ấn tượng. Đặc biệt trong năm 2024, tỉnh đã có những bước đột phá mạnh mẽ khi tỷ lệ TTKDTM tăng mạnh ở hầu hết các lĩnh vực, thay đổi thói quen sử dụng tiền của người dân và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.Hầu hết người...

Thủ tướng đôn đốc bộ, ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 8/2/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn,...

FWD Việt Nam mở rộng mô hình Văn phòng Tổng Đại lý, nâng tầm trải nghiệm bảo hiểm tại Thanh Hóa

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam vừa chính thức khai trương Văn phòng Tổng Đại lý tại Thanh Hóa vào sáng 7/2/2025. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng mô hình Văn phòng Tổng Đại lý trên toàn quốc, giúp nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng với các sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp của FWD Việt Nam.Bảo hiểm Nhân thọ FWD...

Thành lập Cụm công nghiệp Xuân Cao 2, huyện Thường Xuân

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 402/QĐ-UBND, ngày 6/2/2025 về thành lập Cụm công nghiệp Xuân Cao 2, huyện Thường Xuân. Theo đó, Cụm công nghiệp Xuân Cao 2 có diện tích khoảng 43,19ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 280 tỷ đồng.Sản xuất ván ép xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hóa ở xã Luận Thành, Thường Xuân. (Ảnh minh hoạ).Theo Quyết định số 402/QĐ-UBND, Cụm công nghiệp Xuân Cao 2...

Từ cây mía đến tín chỉ carbon

Ngành mía đường đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, không chỉ góp phần vào an ninh lương thực mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, hoạt động canh tác mía vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến phát thải khí nhà kính và tác động môi trường.Dự án giúp nông dân tiếp cận mô hình canh tác tái tạo môi trường, giảm phát...

Huy động vốn, tăng trưởng dư nợ an toàn, hiệu quả

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngay từ những ngày làm việc đầu tiên, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động nhằm thực hiện các chương trình khuyến mãi, lì xì khách hàng đến giao dịch. Từ đó, thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ khách hàng, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của các tổ chức,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất