Powered by Techcity

Du xuân qua miền di sản

Mùa xuân, về miền di sản xứ Thanh, Nhân dân và du khách sẽ được hòa mình vào không khí nô nức trẩy hội xuân. Với mong muốn trải lòng, thư giãn để cảm nhận những điều tuyệt vời của mùa đẹp nhất trong năm.

Du xuân qua miền di sảnNgười dân và du khách tham quan, vãn cảnh tại Na Sơn Động Phủ (Như Thanh).

Đón nhận sức sống căng tràn của thiên nhiên, hoa lá và sự tươi vui của khí xuân; khao khát về một cuộc sống bình an, đủ đầy, hạnh phúc, nhiều người đã lựa chọn chuyến du xuân “lên rừng xuống biển” để hướng lòng mình về cội nguồn, thiên nhiên. Những điểm đến nổi tiếng khắp xa gần trong chuyến du xuân “lên rừng xuống biển” đó là Am Tiên, Cửa Đạt, Phủ Na, Sầm Sơn. Không biết từ bao giờ, đây đã trở thành nơi tìm về chiêm bái, vãn cảnh của người dân khắp mọi nơi mỗi dịp tết đến, xuân về.

Nói đến Na Sơn Động Phủ hay Phủ Na (Như Thanh) thì đây là một điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của xứ Thanh. Đây là một di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tọa lạc ở chân dãy núi Nưa gắn với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Đức Thánh Tản Viên. Nơi đây cũng từng là địa bàn Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trải qua bao năm hình thành và phát triển của lịch sử cùng cộng đồng cư dân, Na Sơn Động Phủ đã trở thành trung tâm tín ngưỡng lớn thờ mẫu và các nhân vật lịch sử như Bà Triệu, Đức ông Triệu Quốc Đạt. Phủ Na không chỉ nổi tiếng với tính “thiêng” mà còn hấp dẫn du khách bởi thiên nhiên kỳ ảo, huyền bí. Do đó, Na Sơn Động Phủ luôn là điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách đến chiêm bái, vãn cảnh nhân dịp đầu xuân năm mới.

Trong chuyến du xuân “lên rừng xuống biển” đầu năm, đền Độc Cước là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua. Đền Độc Cước tọa lạc trên đỉnh Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ (TP Sầm Sơn), là nơi thờ thần Độc Cước – người có công đánh lui quỷ biển và đánh giặc bảo vệ xóm làng và các đức Thánh Nhân, Thánh Mẫu. Đền Độc Cước mang đậm màu sắc rêu phong cổ kính theo lối kiến trúc của thời Nguyễn. Nơi đây gắn liền với nhiều lễ hội và các kỳ đại lễ nhằm thể hiện sự tưởng nhớ, tri ân công đức của thần Độc Cước và các bậc tiền nhân, cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, tôm cá đầy khoang, mùa màng thắng lợi, du lịch phát triển.

Về với miền di sản dịp đầu xuân, ngoài hành trình “lên rừng xuống biển”, Nhân dân và du khách còn có thể khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp hài hòa, độc đáo của nhiều điểm, di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: động Tiên Sơn, làng cổ Đông Sơn, công viên văn hóa Hội An (TP Thanh Hóa); đền Sòng (thị xã Bỉm Sơn); đền Cô Bơ, đền Trần Hưng Đạo (Hà Trung); Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc); Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy)… Nói rằng Thanh Hóa được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều vẻ đẹp độc đáo, kỳ vĩ, trở thành một miền di sản cũng không quá bởi mỗi vùng đất, mỗi điểm đến, mỗi di tích trên mảnh đất xứ Thanh đều mang một nét riêng khác mà hiếm có sự trùng lặp song lại rất gần gũi, quen thuộc. Điều đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sự thống nhất, hài hòa của văn hóa xứ Thanh.

Là một miền di sản độc đáo, hấp dẫn thì ngoài những di tích, danh thắng, điểm đến nổi tiếng, xứ Thanh còn nổi bật với một chuỗi các lễ hội. Từ lễ hội gắn với di tích nổi tiếng, các nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng thời đại đến lễ hội đặc trưng cho vùng, miền, dân tộc gắn với các lễ nghi trong nông nghiệp, ngư nghiệp, đời sống sinh hoạt. Các lễ hội trải dài từ miền núi, trung du, đến đồng bằng và miền biển, diễn ra xuyên suốt trong năm, song chủ yếu diễn ra trong mùa xuân, như: lễ hội Cầu ngư, lễ hội Mường Xia, lễ hội Pôồn Pông, lễ hội Mường Khô, lễ hội đền Trần, lễ hội Xuân Phả; lễ hội Bà Triệu…

Mùa Xuân Giáp Thìn trên mảnh đất xứ Thanh như có phần hân hoan, tự hào hơn. Bởi, xuân nay người dân tỉnh Thanh vừa được hòa mình vào không gian của lễ hội vừa được vinh dự đón nhận thêm 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có lễ hội Nàng Han (xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân); lễ hội Mường Khô (xã Điền Trung, huyện Bá Thước), lễ hội Sét Boóc Mạy (xã Cán Khê, huyện Như Thanh) được tổ chức vào dịp đầu xuân.

Ngày mùng 5 tháng Giêng vừa qua, người dân tộc Thái, xã Vạn Xuân (Thường Xuân) đã nô nức trẩy hội Nàng Han trong niềm tự hào và trách nhiệm lớn lao khi lễ hội Nàng Han được vinh dự có tên trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Nàng Han là một lễ hội truyền thống của người Thái Thường Xuân trong dịp đầu xuân, là dịp để đồng bào Thái tỏ lòng biết ơn đối với Nàng Han – người con gái dân tộc Thái, dũng cảm, mưu trí đứng lên bảo vệ quê hương và người dân vùng tổng Trịnh Vạn. Lễ hội với các nghi lễ truyền thống được người dân thực hành, lưu giữ và trao truyền từ đời này sang đời khác đã phản ánh chân thực nhân sinh quan, đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán của người Thái Vạn Xuân. Lễ hội từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân nơi đây trong dịp đầu xuân. Lễ hội thể hiện khát vọng hòa bình, mong ước mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, bản làng yên vui, được gặp gỡ giao lưu sau những ngày lao động vất vả của đồng bào Thái mường Chiềng Bán. Không những vậy, lễ hội Nàng Han còn là “đất diễn” của những loại hình nghệ thuật diễn xướng, trò chơi dân gian. Để từ đó, những giá trị văn hóa ấy vẫn luôn sống mãi trong tiềm thức, đời sống của cộng đồng người Thái và người dân xứ Thanh.

Không riêng lễ hội Nàng Han, lễ hội nào cũng đều là “chiếc gương” phản chiếu đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của một cộng đồng dân cư; là ngày hội để người dân cùng hướng về cội nguồn lịch sử, cùng chung khát vọng về hòa bình, về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, viên mãn. Bởi những điều đó, trẩy hội mùa xuân đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của người dân xứ Thanh cũng như người Việt. Nó trở thành “điểm hẹn” đầu xuân để mỗi người sống chậm lại, tự ngẫm về những giá trị trân quý của cuộc sống, biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia để sống trách nhiệm hơn, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển.

Bài và ảnh: Thùy Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Một số sự kiện văn hóa, du lịch tại Thanh Hóa trong tháng 11

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/infographics-mot-so-su-kien-van-hoa-du-lich-tai-thanh-hoa-trong-thang-11-229313.htm

Làng cổ nổi tiếng ở Thanh Hóa có núi Rồng hang Tiên, đi đâu cũng đụng đồ cổ, chuyện cổ. nhà cổ

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh và thời gian nhưng làng cổ Đông Sơn vẫn cơ bản giữ gìn được những giá trị văn hóa vật chất với những đặc trưng của làng quê miền Bắc Trung bộ.  Làng cổ Đông Sơn Làng cổ Đông Sơn ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn du khách và nhân dân những ngày Tết đến xuân về. Làng cổ Đông Sơn...

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp...

Làng cổ Đông Sơn – nơi tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tựa vào núi Rồng, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) ẩn mình dưới những bóng cây xanh. Đây là ngôi làng nổi tiếng khi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với nền văn hóa Đông Sơn.Ngôi nhà cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).Nhân - Nghĩa - Trí - DũngĐộ chính thu, chúng tôi tìm về làng cổ...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất