Powered by Techcity

Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khăn


Tính đến tháng 10/2023, tỉnh Thanh Hóa thu về hơn 162 tỷ đồng từ thực hiện chương trình ERPA. Số tiền trên đã góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, tạo động lực để họ gắn bó với công việc bảo vệ những cánh rừng quê hương. Tuy nhiên, việc thực hiện giải ngân, sử dụng hiệu quả nguồn chi trả từ chương trình ERPA đang gặp nhiều vướng mắc cần được giải quyết…

Nguồn sống mới cho rừng (Bài 2): Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khănCán bộ Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra rừng. Ảnh: Đình Giang

Kỳ vọng từ Chương trình ERPA

Thanh Hóa có 647.473ha rừng, trong đó có 393.361ha rừng tự nhiên và 254.076ha rừng trồng. Theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ, có các nội dung chi trả hỗ trợ bảo vệ rừng đến tổ chức, cá nhân như: hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng sống gần rừng, tham gia bảo vệ rừng; chi cho hoạt động các biện pháp lâm sinh, làm giàu rừng, khoanh nuôi, trồng rừng bổ sung.

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là đơn vị được giao quản lý 24.728ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, bao gồm: 23.816ha rừng đặc dụng; 912ha rừng sản xuất. Thực hiện thông báo chi trả năm 2023, đơn vị nhận được hơn 3 tỷ đồng từ chương trình ERPA. Ông Ngô Xuân Thắng, Phó giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, kỳ vọng: “Với số tiền được thụ hưởng từ chương trình ERPA, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã lên kế hoạch xây dựng công trình lâm sinh là thiết kế kỹ thuật, dự toán kinh phí đầu tư làm giàu rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tại khu 9, tiểu khu 500 thuộc phân khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng. Công trình sẽ góp phần trồng bổ sung kết hợp nuôi dưỡng rừng đặc dụng là rừng tự nhiên phục hồi bằng các loài cây bản địa, nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi rừng, nâng cao chất lượng, khả năng phòng hộ đầu nguồn; bảo tồn, nâng cao tính đa dạng sinh học, môi trường sinh thái rừng; tạo việc làm cho người lao động, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân…”.

Với ông Lê Đăng Hải, tổ trưởng tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Ngọc Thượng, xã Lương Sơn (Thường Xuân) được giao quản lý, bảo vệ hơn 900ha rừng tự nhiên gần khu dân cư, khi biết tin sẽ nhận 50 triệu đồng từ chương trình ERPA, tỏ ra rất phấn khởi. Sau khi bàn bạc, các tổ viên thống nhất sẽ sử dụng số tiền vào tu sửa, lợp mái tôn trước hiên nhà văn hóa thôn Ngọc Thượng nay đã xuống cấp.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát được giao quản lý 3.476ha đất lâm nghiệp, số tiền thụ hưởng từ chương trình ERPA hơn 459 triệu đồng. Với số tiền này, dự kiến sẽ được chi trả cho các hoạt động như: hỗ trợ cộng đồng tham gia quản lý rừng; kinh phí chi cho các xã có cộng đồng tham gia quản lý rừng và kinh phí dành cho các biện pháp lâm sinh.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát tin tưởng, nguồn kinh phí từ chương trình ERPA sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng các công trình phúc lợi của cộng đồng dân cư.

Còn nhiều vướng mắc

Kỳ vọng là vậy nhưng đến nay việc giải ngân nguồn vốn từ chương trình ERPA đang gặp nhiều vướng mắc, gây lúng túng cho các đơn vị cơ sở. Theo ông Ngô Xuân Thắng, Phó giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, cho biết: “Đến nay, nguồn chi trả từ ERPA năm 2023 vẫn chưa thể thực hiện giải ngân cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ rừng. Nguyên nhân là do việc chuyển nguồn kinh phí từ năm 2023 sang năm 2024 để sử dụng, được lập, trình kế hoạch tài chính chương trình ERPA năm 2024 chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Nguồn sống mới cho rừng (Bài 2): Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khănCán bộ Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra rừng.

Thống kê của Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2023-2025, tỉnh Thanh Hóa có hơn 393.000ha rừng tự nhiên được chi trả từ chương trình ERPA vùng Bắc Trung bộ. Tính đến tháng 10/2023, nguồn thu từ chi trả chương trình ERPA hơn 162 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ giải ngân cho các tổ chức, cá nhân hưởng lợi là 46,5 tỷ đồng. Trong đó, hơn 23 tỷ đồng chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân được giao bảo vệ rừng; đối với các chủ rừng Nhà nước hiện chưa thể giải ngân.

Tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn đến chậm chi trả tiền theo chương trình ERPA là do cuối tháng 9/2023 chương trình này mới triển khai thực hiện. Sau khi triển khai, tỉnh Thanh Hóa đã rà soát các đối tượng được thụ hưởng, phê duyệt kế hoạch tài chính. Vì vậy cuối năm 2023, mới thực hiện chi trả về cho các chủ rừng, dẫn đến các chủ rừng chậm thời gian lập kế hoạch tài chính.

Bên cạnh đó, phần lớn diện tích rừng tự nhiên tại Thanh Hóa đang được bố trí kinh phí từ các chương trình dự án thuộc ngân sách Nhà nước để giao khoán bảo vệ rừng. Việc thực hiện theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ, nguồn từ chương trình ERPA không được chi chồng chéo với nguồn ngân sách Nhà nước. Điều này, khiến cho các chủ rừng đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định các nhiệm vụ, hoạt động của chương trình ERPA.

Cũng theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời gian thực hiện giải ngân kinh phí chương trình ERPA đến hết năm 2025. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện không chỉ riêng Thanh Hóa, mà có nhiều địa phương tỉnh khác ở vùng Bắc Trung bộ cũng đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Do đó, cần xem xét cho kéo dài thời gian thực hiện chương trình ERPA đến hết năm 2027.

Đình Giang



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nguon-song-moi-cho-rung-bai-2-du-dia-lon-nhung-con-nhieu-kho-khan-230516.htm

Cùng chủ đề

Người trưởng thôn “thắp sáng” bản làng vùng cao

Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội tối 15/11.Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Du lịch Thanh Hóa thu hút dòng khách quốc tế, có khả năng chi trả cao

Với việc liên tiếp nằm trong tốp các địa phương là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch nhiều nhất cả nước, “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” đã, đang khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thu hút nguồn khách từ các thị trường du lịch trọng điểm trong nước và...

Giữ “hơi thở” của làng

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) gắn bó với rừng. Rừng mang đến cho họ những đọt măng, cây thuốc và nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên, mà còn là giữ “hơi thở” của bản làng, nguồn sống xanh cho các thế hệ con cháu mai sau.Anh Lương Văn Bảy, thôn Tân Hiệp, xã...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh thăm và làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Sáng 15/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa về tình hình, kết quả hoạt động của Ban; kết quả thực hiện Chương trình phát triển KKTNS&CKCN theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nhiệm vụ trọng tâm trong thời...

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT), Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ PCTT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ PCTT tỉnh tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo các quy định của pháp luật.Gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (trên địa bàn huyện Hậu...

Cùng tác giả

“Gặp lại người đã chết” giành Huy chương Bạc tại Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 đã bế mạc sau 20 ngày (từ 25/10 đến 15/11) với sự tham dự của 29 đơn vị nghệ thuật cải lương trên toàn quốc, trong đó có 11 đơn vị nghệ thuật công lập và 18 đơn vị nghệ thuật xã hội hóa.Một cảnh trong vở "Gặp lại người đã chết” của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa.Thu hút 33 vở diễn, quy tụ trên 1.000 nghệ sĩ,...

Giải bài toán bỏ ruộng hoang

Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX,...

Cộng đồng trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử

Những giá trị lịch sử, văn hóa do các thế hệ nối tiếp nhau dày công vun đắp, sáng tạo mà thành, là tài sản chung của cộng đồng. Vì lẽ đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa ấy là trách nhiệm của cả cộng đồng trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận, tích cực, chủ động.Trò diễn Tú Huần (xã Quảng Yên) tham gia Giao lưu văn hóa - nghệ thuật truyền...

Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên nông dân.Hội Nông dân tỉnh tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản của hội viên nông dân xã Trường Trung (Nông Cống).Toàn tỉnh có 4.255/4.255 chi HND có cán...

Người trưởng thôn “thắp sáng” bản làng vùng cao

Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội tối 15/11.Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Cùng chuyên mục

Giải bài toán bỏ ruộng hoang

Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX,...

Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên nông dân.Hội Nông dân tỉnh tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản của hội viên nông dân xã Trường Trung (Nông Cống).Toàn tỉnh có 4.255/4.255 chi HND có cán...

Giữ “hơi thở” của làng

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) gắn bó với rừng. Rừng mang đến cho họ những đọt măng, cây thuốc và nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên, mà còn là giữ “hơi thở” của bản làng, nguồn sống xanh cho các thế hệ con cháu mai sau.Anh Lương Văn Bảy, thôn Tân Hiệp, xã...

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT), Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ PCTT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ PCTT tỉnh tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo các quy định của pháp luật.Gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (trên địa bàn huyện Hậu...

Thanh Hóa trong Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021

Trong phương hướng phát triển các khu chức năng: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 11 khu kinh tế ven biển hiện có. Xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành “thành phố công nghiệp, thân thiện”, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất sau lọc hóa dầu; sản xuất xi măng và thép, cơ khí chế tạo.Hệ thống Cảng biển Nghi Sơn.Chính phủ vừa ban hành Quyết định...

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Tiết kiệm thế giới

Những ngày này, các hoạt động tuyên truyền, lan tỏa thông điệp ý nghĩa của Ngày Tiết kiệm thế giới được triển khai hiệu quả tại Trụ sở của TYM chi nhánh Thanh Hóa đặt tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương và Phòng giao dịch số 01 tại phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.Việt Hương - Tiến Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tym-chi-nhanh-thanh-hoa-nhieu-hoat-dong-huong-ung-ngay-tiet-kiem-the-gioi-230441.htm

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, thời gian qua, ngành công thương đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) để thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh.Bánh rau má Văn Trường - sản phẩm OCOP 3 sao của TP Sầm Sơn được quảng bá tại các hội chợ và...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định về chống khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền về...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền...

Bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong năm 2024

Chiều 14/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở VH,TT&DL.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hiệp hội Doanh nhân nữ, Hội Doanh nhân trẻ; các tổ chức,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất