Powered by Techcity

Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững


Bên cạnh việc ưu tiên phát triển lĩnh vực nông nghiệp, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh đã vận dụng linh hoạt nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các chương trình giảm lãi suất, giãn, gia hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng là doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn, kịp thời để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vữngCông ty CP Sông Việt Thanh Hóa phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Thực hiện nhiều giải pháp khơi thông dòng vốn, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã tích cực chủ động đầu tư tín dụng, giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn nhanh, hiệu quả. Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya có địa chỉ tại xã Hải Yến, thị xã Nghi Sơn được Agribank Nam Thanh Hóa ưu tiên cho vay 100 tỷ đồng vốn lưu động thực hiện dự án xuất khẩu viên nén than. Từ nguồn vốn này, công ty đã đổi mới toàn bộ dây chuyền, máy móc sản xuất, nâng công suất của nhà máy lên 150.000 tấn viên nén than/năm, tăng gấp đôi so với dây chuyền cũ. Hiện tại, 100% sản phẩm của công ty được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU… được đối tác đánh giá cao và ký kết hợp đồng tiêu thụ dài hạn.

Cũng từ nguồn vốn vay của

Agribank, Công ty CP Sông Việt Thanh Hóa đã mở rộng được quy mô sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động. Ông Nguyễn Như Long, giám đốc công ty cho biết: Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp luôn có sự đồng hành gắn bó của Agribank Thanh Hóa. Hiện nay, doanh nghiệp đang được tiếp cận gói tín dụng với lãi suất ưu đãi giảm tới 2% của Agribank. Lãi suất thấp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua thêm xe, nhập thêm hàng, tạo việc làm cho công nhân. Năm 2024, đơn vị phấn đấu tăng trưởng 40 – 45% so với năm 2023.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã chủ động, linh hoạt triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên, như: xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, từ đầu năm 2024, các ngân hàng đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, triển khai các chương trình tín dụng quy mô hơn 150.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1% – 3% so với lãi suất thông thường để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng sử dụng vốn…

Cụ thể, từ ngày 22/4/2024 đến hết ngày 31/12/2024, Agribank triển khai gói ưu đãi kép “Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024” gồm ưu đãi tín dụng và ưu đãi phi tín dụng. Trong đó, tổng quy mô tín dụng ưu đãi là 20.000 tỷ đồng, áp dụng với các khoản giải ngân ngắn hạn bằng VNĐ, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm. Ưu đãi dành cho khách hàng pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu có nhu cầu vốn ngắn hạn. Bên cạnh ưu đãi tín dụng, doanh nghiệp tham gia chương trình được hưởng ưu đãi lãi suất huy động tiền gửi, ưu đãi thu phí dịch vụ và ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ. Agribank giảm phí đối với các loại phí thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và tỷ giá mua bán ngoại tệ,… đến hết ngày 30/6/2025. Cùng với đó, Agribank tiếp tục dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất thấp hơn tối đa 1,5%/năm so với sàn lãi suất cho vay thông thường. Cho vay khách hàng cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP với lãi suất ưu đãi thấp hơn tối đa 2,0%/năm so với sàn lãi suất cho vay thông thường…

Bên cạnh việc đầu tư vốn cho doanh nghiệp, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh còn cung ứng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng hiện đại, bao gồm dịch vụ tài khoản, tiền gửi, dịch vụ quản lý vốn tập trung, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế cùng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.

Với các giải pháp, cơ chế, chương trình ưu đãi lãi suất linh hoạt, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp từng bước ổn định, mở rộng phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. Thời gian tới, các ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện tốt Chương trình kết nối, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, với mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và cùng hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch, phát triển an toàn và bền vững.

Bài và ảnh: Khánh Phương



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/dong-hanh-cung-doanh-nghiep-phat-trien-ben-vung-224175.htm

Cùng chủ đề

Ngành vật liệu xây dựng chưa hết khó

Nằm trong mắt xích cuối của chuỗi giá trị bất động sản - ngành vật liệu xây dựng (VLXD) có mối liên quan mật thiết đến các ngành tại mắt xích trên. Do vậy, khi tình hình bất động sản bắt đầu trầm lắng từ cuối năm 2022 kéo dài đến nay, thì nhu cầu xây dựng cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành VLXD.Dây chuyền...

Nguồn vốn vay TCVM “nâng đỡ” kinh tế hộ thu nhập thấp

Nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách, từng bước lấp đầy khoảng trống ấy, thông qua hình thức vay vốn “không yêu cầu thế chấp tài sản”, Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) nói chung, TCVM Thanh Hóa đã khơi lên niềm hy vọng, động lực, “phao cứu sinh” cho hộ nghèo, thu nhập thấp - những người ít có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống. Tổ chức TCVM Thanh Hóa...

Giảm lệ phí trước bạ với ô tô, rơ moóc sản xuất trong nước từ 1/9 đến hết  30/11/2024 

Nhằm tiếp tục tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng trong nước; ngày 29/8/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2024/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Như vậy, cùng với Nghị định số 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ về...

Nhiều cách làm hay trong phát triển doanh nghiệp

Xác định vai trò quan trọng của công tác phát triển doanh nghiệp cũng như xem doanh nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua huyện Thường Xuân đã triển khai và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.Công nhân Công ty TNHH South Fame Garments Limited (thị trấn Thường Xuân) trong ca...

Cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh

Năm 2024 thị trường tiêu thụ có nhiều tín hiệu tốt trở lại, là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư phát triển. Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) khôi phục hoạt động sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và lạm phát kinh tế, tỉnh Thanh Hóa cùng các cấp, ngành đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ về tài khóa, tín dụng của Trung ương cũng như nhiều...

Cùng tác giả

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Bộ Công an biểu dương Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả

Những ‘người hùng nhí’ cứu 2 em nhỏ đuối nước ở Hà Tĩnh Thủ tướng biểu dương ngành Công Thương và nhiều đơn vị trong ứng phó với bão số 3 Ngày 16/9/2024, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa và Trưởng Công an TP. Thanh Hóa về thành tích triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa...

Làng cổ Đông Sơn – nơi tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tựa vào núi Rồng, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) ẩn mình dưới những bóng cây xanh. Đây là ngôi làng nổi tiếng khi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với nền văn hóa Đông Sơn.Ngôi nhà cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).Nhân - Nghĩa - Trí - DũngĐộ chính thu, chúng tôi tìm về làng cổ...

Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 16/9, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Lãnh đạo huyện Thiệu Hóa trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.Lãnh đạo huyện Yên Định trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.Lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Thanh...

Cùng chuyên mục

Cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường

Trong điều kiện nguồn cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng đang ngày càng giảm và được dự báo sẽ thiếu hụt trong tương lai gần thì cát nhân tạo (cát nghiền) được xem là một trong những giải pháp thay thế. Tuy nhiên từ nhiều lý do khác nhau, đến nay việc tiêu thụ loại vật liệu này mới chỉ dừng ở mức độ nội bộ doanh nghiệp.Cát nhân tạo hoàn toàn có thể thay thế được...

Khởi công dự án Cụm công nghiệp Thọ Minh

Sáng 16/9, Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức lễ khởi công dự án Cụm công nghiệp (CCN) Thọ Minh.Các đại biểu dự buổi lễ.Dự án CCN Thọ Minh được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 và giao cho Công ty CP Đầu tư...

Ngành vật liệu xây dựng chưa hết khó

Nằm trong mắt xích cuối của chuỗi giá trị bất động sản - ngành vật liệu xây dựng (VLXD) có mối liên quan mật thiết đến các ngành tại mắt xích trên. Do vậy, khi tình hình bất động sản bắt đầu trầm lắng từ cuối năm 2022 kéo dài đến nay, thì nhu cầu xây dựng cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành VLXD.Dây chuyền...

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Trung thu

Trong dịp Tết Trung thu năm 2024, UBND TP Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền...

Kỳ vọng hiện diện những khu công nghiệp đa ngành, chất lượng cao

Ngoài những khu công nghiệp (KCN) hiện đại gắn với các dự án đầu tư trực tiếp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), “bức tranh” KCN tỉnh Thanh Hóa đang dần lộ diện những “gương mặt” mới. Với quy hoạch đồng bộ và định hướng thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, kỳ vọng thời gian tới Thanh Hóa sẽ hình thành những trung tâm công nghiệp xanh, hiện đại, gắn liền với những sản phẩm...

Chợ truyền thống “thay áo mới” sau chuyển đổi

Với 16 chợ truyền thống đang hoạt động, huyện Hậu Lộc đã chuyển đổi được một số chợ từ mô hình ban quản lý chợ sang doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác. Các chợ sau chuyển đổi như được khoác trên mình “chiếc áo mới”. Ngoài hạ tầng thương mại được đầu tư, chỉnh trang sạch đẹp, các chợ còn phát huy hiệu quả hoạt động buôn bán và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Nguồn vốn vay TCVM “nâng đỡ” kinh tế hộ thu nhập thấp

Nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách, từng bước lấp đầy khoảng trống ấy, thông qua hình thức vay vốn “không yêu cầu thế chấp tài sản”, Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) nói chung, TCVM Thanh Hóa đã khơi lên niềm hy vọng, động lực, “phao cứu sinh” cho hộ nghèo, thu nhập thấp - những người ít có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống. Tổ chức TCVM Thanh Hóa...

Quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng

Phấn đấu đến năm 2030, TP Thanh Hóa đặt mục tiêu trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP Thanh Hóa năng động, hội nhập...Siêu thị Co.op Mart...

Giảm lệ phí trước bạ với ô tô, rơ moóc sản xuất trong nước từ 1/9 đến hết  30/11/2024 

Nhằm tiếp tục tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng trong nước; ngày 29/8/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2024/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Như vậy, cùng với Nghị định số 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ về...

Bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, đa phần hoạt động tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tuy nhiên cũng có những tác động...

Tin nổi bật

Tin mới nhất