Powered by Techcity

Đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế

Huyện Thường Xuân bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trong điều kiện hết sức khó khăn. Song, được sự quan tâm của tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các sở, ban, ngành và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, đến nay Thường Xuân đã đạt được những kết quả bước đầu. Chương trình đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện phát triển.

Đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường XuânTuyến đường từ xã Vạn Xuân đi xã Xuân Lẹ đang được đầu tư xây dựng.

Vạn Xuân là một trong những xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 65%. Do điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn nên tính đến cuối năm 2022 xã còn 199 hộ nghèo, chiếm 15,74%; hộ cận nghèo 582 hộ, chiếm 46,04%. Để đạt mục tiêu giảm nghèo đề ra trong năm 2023 và giai đoạn 2021-2025, xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng tâm và các khâu đột phá. Trong lĩnh vực kinh tế, xã tập trung phát triển, mở rộng diện tích trồng cây cát sâm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng nguyên liệu cát sâm trọng điểm của huyện. Tăng diện tích trồng cây quế, tiến tới để quế trở thành cây đặc trưng của vùng Trịnh Vạn và của huyện Thường Xuân. Đồng thời tích tụ, tập trung sản xuất nông – lâm nghiệp quy mô lớn, bền vững, ứng dụng công nghệ cao vào trồng rừng gỗ lớn và trồng keo cấy ghép mô. Phát triển sản xuất sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao là mật ong Xuân Liên và hiện đang hoàn thiện hồ sơ về sản phẩm măng khô.

Trong chương trình XDNTM, công tác giảm nghèo, xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, cơ sở hạ tầng văn hóa, xã đã huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Đó là phát huy nguồn lực của Nhà nước kết hợp với các nguồn lực trong Nhân dân; thực hiện phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thúc đẩy ý chí, nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm. Sử dụng các nguồn hỗ trợ sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia hiệu quả. Thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn để giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho bà con.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, xã tập trung triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án được hỗ trợ. Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Xuân Vi Mạnh Hùng cho biết: Năm 2022 từ nguồn vốn phân bổ 44.944 triệu đồng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, xã thực hiện nâng cấp tuyến đường từ Vạn Xuân đi xã Xuân Chinh. Năm 2023, xã tiếp tục được phân bổ nguồn vốn 54.450 triệu đồng làm đường giao thông từ xã Vạn Xuân đi trung tâm xã Xuân Lẹ. Tuyến đường này đã giải ngân được 14.637 triệu đồng và đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, xã có 64 hộ được hưởng lợi. Do đa phần các hộ điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, nên xã phát động phong trào chung tay góp sức hỗ trợ ngày công và gạch để sớm hoàn thiện nhà ở. Ông Lang Văn Luân, một trong những hộ được hỗ trợ 40 triệu đồng xây nhà, chia sẻ: “Được sống trong ngôi nhà mới kiên cố, gia đình tôi không còn lo sợ thiên tai. Cảm ơn các cấp, ngành, tổ chức xã hội và mọi người đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ, giúp chúng tôi có thêm động lực, cố gắng lao động sản xuất, tìm thêm việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”.

Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước, trong giai đoạn 2021-2025 Thường Xuân có 1 xã thuộc khu vực III, 3 xã thuộc khu vực II và 12 xã thuộc khu vực 1 (có 15 thôn đặc biệt khó khăn). Thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2021 đến tháng 6/2023, huyện đã triển khai thực hiện 7 dự án, 11 tiểu dự án với nhiều nội dung, thành phần khác nhau. Riêng dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ 174.556 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 106.530 triệu đồng; vốn sự nghiệp 68.026 triệu đồng), huyện đã thực hiện 8 công trình, trong đó có 4 công trình chuyển tiếp năm 2022 sang và 4 công trình khởi công mới (đã giải ngân 20.151 triệu đồng), nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông. Từ nguồn vốn sự nghiệp 68.026 triệu đồng, đã hỗ trợ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất một số trường, lớp học; đường giao thông nông thôn và triển khai thực hiện một số tiểu dự án khác theo đề án huyện thoát nghèo.

Thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, từ nguồn vốn được phân bổ trong năm 2023, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tổ chức rà soát, lọc trùng các bước quy trình theo hướng dẫn. Theo đó, số hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở trong năm là 513 hộ, với tổng kinh phí là 16.880 triệu đồng. Trong đó, số hộ nghèo được hỗ trợ là 315 hộ, hộ cận nghèo là 198 hộ. Kết hợp với các dự án khác đã và đang được triển khai thực hiện như dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin…; một số chính sách giảm nghèo khác về tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; hỗ trợ học sinh, sinh viên… đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân Cầm Bá Đứng cho biết: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã hướng đến những người yếu thế trong xã hội; tăng cường phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội và tăng sự thụ hưởng trực tiếp cho người dân.

Trên cơ sở kết quả đầu tư của những giai đoạn trước, cùng với sự đầu tư thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế- xã hội tiếp tục có sự phát triển, quốc phòng – an ninh được củng cố, tăng cường, đặc biệt là đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo; kết cấu hạ tầng được hoàn thiện đồng bộ; giáo dục, y tế có bước chuyển biến tiến bộ; bản sắc văn hóa của người dân được bảo tồn, gắn với phát triển du lịch; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tăng cường, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong đồng bào được nâng lên; hệ thống chính trị luôn được kiện toàn, củng cố, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị; an ninh – trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Các chương trình, dự án được triển khai thực hiện, cùng với việc hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa các huyện miền xuôi với các huyện miền núi và hỗ trợ, đỡ đầu các xã đặc biệt khó khăn của các sở, ngành… chính là đòn bẩy tạo động lực để huyện Thường Xuân phấn đấu đến năm 2025 không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn và thoát khỏi huyện nghèo, đặc biệt khó khăn.

Bài và ảnh: Mai Phương

Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh phát triển thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Chiều 27/12, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển thương mại tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021-2025 nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các khu vực này, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao...

Lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái

Chính sách phải hướng đến người dân, hay lấy người dân là trung tâm của việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội - là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, xây dựng nhà ở cho các đối tượng yếu thế là chính sách hết sức nhân văn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vừa khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần “Tương thân...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024.Theo Quyết định nêu rõ, đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng...

Tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên từng ngành,...

Sáng 23/12, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 12/2024; thảo luận, cho ý kiến vào kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025.Toàn cảnh phiên họp.Dự phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Ủy viên UBND tỉnh;...

Cùng tác giả

Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Ngọc Lặc

Những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã có nhiều giải pháp bảo vệ, trồng rừng mới, từng bước hình thành các chuỗi liên kết trồng, chế biến, tiêu thụ lâm sản, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.Sản xuất ván bóc và băm dăm xuất khẩu tại Nhà máy Chế biên gỗ Đăng Sơn ở thôn Quan Thái Bình (xã Quang Trung).Huyện Ngọc Lặc hiện có gần 23.000ha...

Thẩm định xã biên giới Mường Chanh đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 28/12, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã tổ chức đoàn thẩm định kiểm tra thực tế, tổ chức hội nghị thẩm định đạt chuẩn NTM cho xã Mường Chanh (Mường Lát).Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại trường THCS Mường Chanh.Tại đây, đoàn thẩm định đã đi kiểm tra tình hình phát triển các mô hình sản xuất, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng hệ thống...

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thăm, chúc tết doanh nghiệp và tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 28/12 đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh do đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà, chúc tết một số doanh nghiệp (DN) có đông công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh.Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Võ Mạnh Sơn tặng quà Công ty TNHH Sakurai Việt Nam.Đoàn đã đến thăm, tặng quà và chúc...

Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.Sản xuất phân bón tại Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông.Thời điểm này, 2ha đất lúa của...

Làm tốt công tác thanh tra để phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế

Sáng 28/12, Thang tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác thanh tra năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu chủ trì hội nghị. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy...

Cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Ngọc Lặc

Những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã có nhiều giải pháp bảo vệ, trồng rừng mới, từng bước hình thành các chuỗi liên kết trồng, chế biến, tiêu thụ lâm sản, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.Sản xuất ván bóc và băm dăm xuất khẩu tại Nhà máy Chế biên gỗ Đăng Sơn ở thôn Quan Thái Bình (xã Quang Trung).Huyện Ngọc Lặc hiện có gần 23.000ha...

Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.Sản xuất phân bón tại Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông.Thời điểm này, 2ha đất lúa của...

Bức tranh kinh tế – xã hội nhiều gam màu sáng

Khép lại năm 2024 với con số ấn tượng: 31/31 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn; đồng thời, cũng cho thấy một bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu tươi sáng.Diện mạo đô thị du lịch biển Sầm Sơn.TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các...

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hoàn thành diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm...

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) vừa phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC&CNCH tại đơn vị.Phổ biến, quán triệt phương án diễn tập PCCC & CNCH.Lãnh đạo và các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ an toàn của TSHPCo đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa...

Đẩy mạnh phát triển thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Chiều 27/12, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển thương mại tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021-2025 nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các khu vực này, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao...

Khởi công Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn

Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn không chỉ phát điện lên lưới quốc gia mà còn cung cấp nước tưới cho khoảng 240ha đất sản xuất và nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 4.000 nhân khẩu trên địa bàn huyện Mường Lát.Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án.Sáng 27/12, tại huyện Mường...

Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết

Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các làng hoa và vườn cây cảnh ở Thanh Hóa đã bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Các chủ vườn kinh doanh đang tích cực chăm sóc từng luống hoa, gốc cây, đồng thời nhập thêm nhiều loại hoa và giống hoa mới để đáp ứng nhu cầu trang trí, chơi hoa ngày tết của người dân. Những loại hoa truyền thống như...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất