Powered by Techcity

Độc đáo các Bảo vật quốc gia ở Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

Một trong những điểm nhấn thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương đến với Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa chính là sự “hiện diện” của 3 Bảo vật quốc gia gồm: kiếm ngắn núi Nưa, trống đồng Cẩm Giang và vạc đồng Cẩm Thủy. Năm 2022, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã chính thức đưa ứng dụng tương tác thực tại ảo với Bảo vật quốc gia phục vụ khách tham quan và trải nghiệm.

Độc đáo các Bảo vật quốc gia ở Bảo tàng tỉnh Thanh HóaBảo vật quốc gia vạc đồng Cẩm Thủy là độc bản còn khá nguyên vẹn và thuộc loại lớn nhất Việt Nam.

Trong số 3 Bảo vật quốc gia hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, vạc đồng Cẩm Thủy được đánh giá là hết sức độc đáo, với kích thước lớn và trọng lượng có thể lên tới 1 tấn. Hiện vạc đồng Cẩm Thủy còn khá nguyên vẹn, được các nhà nghiên cứu đánh giá là lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay.

Theo hồ sơ hiện vật, vạc đồng Cẩm Thủy do Ban Chỉ huy Quân sự TP Thanh Hóa sưu tầm được ở khu vực ngã ba Đình Hương (TP Thanh Hóa) vào khoảng đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, sau đó bàn giao cho Bảo tàng tỉnh vào ngày 1/8/2002. Hiện vật có đường kính miệng 134,4cm, đường kính đáy 115cm, cao 79,8cm. Vạc đồng Cẩm Thủy có giá trị đặc biệt gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng ở thời kỳ Lê Trung Hưng, liên quan đến sự nghiệp quan khâm sai huyện Cẩm Thủy – Tạo Quận công Phạm Ngô Cầu.

Vạc đồng Cẩm Thủy là hiện vật gốc độc bản, là một tiêu bản hoàn hảo, độc đáo, mang tính địa phương rõ rệt. Trong sách “Lê Quý kỷ sự” do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1974 thì vạc tượng trưng cho cơ nghiệp thiên tử, chỉ có vua, chúa mới cho đúc những chiếc vạc lớn để thể hiện quyền uy của mình. Chính vì lẽ đó nên ở nước ta đến thời điểm hiện nay chưa có địa phương nào có chiếc vạc đồng do một ông quan khâm sai huyện cho đúc.

Vạc đồng tại Bảo tàng tỉnh bước đầu đã giúp cho Nhân dân, du khách tìm hiểu thêm về kỹ nghệ đúc đồng một thời và mỹ thuật trang trí trên đồ đồng của ông cha ta. Qua đó góp phần minh chứng nghề đúc đồng của dân tộc ta nói chung, xứ Thanh nói riêng đã có từ sơ kỳ thời đại kim khí, phát triển rực rỡ ở thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, trải qua các triều đại phong kiến và phát triển cho đến tận ngày nay.

Nếu như vạc đồng Cẩm Thủy thu hút du khách bởi sự độc đáo, đồ sộ thì kiếm ngắn núi Nưa lại thu hút bởi những chi tiết, kỹ thuật đặc sắc. Kiếm ngắn núi Nưa được sưu tầm dưới chân núi Nưa (huyện Triệu Sơn) vào năm 1961, đây là hiện vật độc bản, thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn. Theo các nhà nghiên cứu đánh giá, kiếm ngắn núi Nưa là kiếm ngắn đẹp nhất trong các kiếm ngắn có khối tượng người ở Việt Nam thời kỳ Văn hóa Đông Sơn.

Kiếm ngắn núi Nưa dài 46,5cm, rộng 5cm, cán dài 18cm, gồm 2 phần: phần lưỡi và phần cán. Lưỡi hình lá tre, mỏng, có hai rìa sắc, nhọn, chắn tay hình sừng trâu. Cán của kiếm là khối tượng tròn thể hiện người phụ nữ, được đúc liền với lưỡi kiếm, người phụ nữ đứng nhìn thẳng, hai tay khuỳnh chống nạnh đầy uy quyền, đầu vấn khăn giống hình búp hoa sen… Ở đây, kiếm ngắn núi Nưa thể hiện lối trang phục kín khắp người, khá lộng lẫy được dệt may công phu, đẹp mắt, hoa văn trang trí trên váy và áo với những đường vạch ngắn song song, đường tròn đồng tâm đặc trưng của Văn hóa Đông Sơn. Với việc kiếm ngắn núi Nưa được phát hiện tại căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), các nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng Bà Triệu phải chăng đã được tạc vào hình tượng người phụ nữ trên thanh kiếm? Và thanh kiếm ngắn núi Nưa phải chăng là chiếc kiếm lệnh mỗi khi Bà ra trận?

Cùng với đó, cũng có giả thiết đặt ra rằng, kiếm ngắn núi Nưa chỉ là thứ vũ khí tượng trưng cho quyền lực, địa vị của chủ nhân mang nó chứ không hẳn là thứ vũ khí sử dụng thông thường? Nhưng dẫu vậy kiếm ngắn núi Nưa vẫn hàm chứa nhiều nội dung, ý nghĩa, cung cấp cho chúng ta những hiểu biết quan trọng về đời sống sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần như trang bị vũ khí, trang phục, trang sức, cách để tóc… Những chi tiết đã góp phần xác lập nên tính đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam ngay từ thời kỳ Văn hóa Đông Sơn phát triển.

Tiếp đến là Bảo vật quốc gia trống đồng Cẩm Giang (hay còn gọi là trống vịt), là hiện vật gốc độc bản thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn. Vào tháng 9/1992, trống được ông Bùi Đức Tậu, thôn Phú Lai, xã Cẩm Giang (Cẩm Thủy) phát hiện được trong khi làm vườn, ở độ sâu khoảng 1,5m. Đến ngày 6/1/1993 ông đã bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Trống đồng Cẩm Giang được xác định có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm và đến nay ở nước ta chưa có chiếc trống nào giống với chiếc trống này. Trống có kiểu dáng cân đối, đường kính miệng 73cm, đường kính chân 73cm, cao 41,9cm. Ngoài các yếu tố cơ bản mang đặc trưng của nền Văn hóa Đông Sơn, điều đặc biệt hơn cả là trên mặt trống có 4 khối tượng vịt, các khối tượng vịt đều quay ngược chiều kim đồng hồ, được đặt trên vị trí trang trọng của mặt trống.

Trong những năm qua, trống đồng Cẩm Giang còn có mặt tại các cuộc trưng bày lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị như: Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia năm 1997, chào mừng Hội nghị thượng đỉnh nguyên thủ các quốc gia nói tiếng Pháp tại Hà Nội; trưng bày Kỷ niệm 80 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn vào năm 2004, tại Hà Nội; trưng bày Kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Thanh Hóa – Quảng Nam vào năm 2010, tại Quảng Nam… Đặc biệt, năm 2008, Bảo tàng Văn minh châu Á Singapore lựa chọn mẫu bản dập trống Cẩm Giang để trưng bày phục vụ lễ hội văn hóa tại Singapore, được du khách trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu, đánh giá cao.

Với những giá trị độc đáo của các Bảo vật quốc gia đã góp phần hút khách đến với Bảo tàng tỉnh ngày càng đông trong những năm gần đây. Giám đốc Bảo tàng tỉnh Trịnh Đình Dương cho biết: “Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, tìm hiểu của Nhân dân và du khách, năm 2022, chúng tôi đã triển khai ứng dụng tương tác thực tại ảo với các Bảo vật quốc gia. Với công nghệ này, du khách có thể tương tác với hiện vật, tham quan không gian 3 chiều, mang đến cho du khách những trải nghiệm siêu thực. Cùng với các Bảo vật quốc gia, trong thời gian tới, giải pháp số hóa hiện vật sẽ được tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả nhằm đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng”.

Bài và ảnh: Hoài Anh

(Bài viết có sử dụng tư liệu trong Hồ sơ hiện vật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Làng cổ nổi tiếng ở Thanh Hóa có núi Rồng hang Tiên, đi đâu cũng đụng đồ cổ, chuyện cổ. nhà cổ

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh và thời gian nhưng làng cổ Đông Sơn vẫn cơ bản giữ gìn được những giá trị văn hóa vật chất với những đặc trưng của làng quê miền Bắc Trung bộ.  Làng cổ Đông Sơn Làng cổ Đông Sơn ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn du khách và nhân dân những ngày Tết đến xuân về. Làng cổ Đông Sơn...

Con tàu của ký ức, hiện tại và tương lai

Trong lịch sử, Sầm Sơn từng là địa điểm đầu tiên đón những chuyến tàu cập bến cảng Hới cùng với hàng chục nghìn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc theo chủ trương nhân văn, đúng đắn của Đảng, Bác Hồ. Để hôm nay, 70 năm sau sự kiện lịch sử ấy, khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc...

Chuyện thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Những năm gần đây, Thanh Hóa luôn nằm trong top đầu khu vực về thu ngân sách Nhà nước (NSNN). Năm 2024 đã bước sang chặng đường cuối, việc thu NSNN trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Đó là minh chứng cho thấy sự tăng trưởng, chuyển động tích cực của nền kinh tế; đồng thời phản ánh nỗ lực, cố gắng từ phía cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp...

Hội thi trình diễn, giới thiệu, thuyết trình trang phục truyền thống và thi người đẹp dân tộc trong trang phục truyền thống

Chiều 17/10, tại huyện Cẩm Thủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi trình diễn, giới thiệu, thuyết trình về trang phục truyền thống và thi người đẹp dân tộc trong trang phục truyền thống tỉnh Thanh Hoá, năm 2024.Lãnh đạo Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao cờ lưu niệm cho các đội thiHội thi thu hút 110 thí sinh đến từ các huyện Mường Lát, Quan Sơn,...

Cùng tác giả

Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam

Phiên ngày 13/11, Quốc hội nghe về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam dự kiến nguồn vốn khoảng hơn 67,34 tỷ USD. (Ảnh: PV/Vietnam+)Ngày 13/11, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có chủ trương đầu...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Theo cơ quan khí tượng, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 13/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 13/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-13-11-2024-230212.htm

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký ban hành Quyết định số 2500/QĐ-BKHĐT ngày 30/10/2024 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2024 Theo đó, về tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra năm 2024, trong ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 100% đơn vị ứng dụng Nền...

Cùng chuyên mục

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất