Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 sáng 12/12, đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo kết quả giám sát công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉn, giai đoạn 2020-2022. Báo Thanh Hoá giới thiệu báo cáo tóm tắt nội dung này.
Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh trình bày báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp.
Triển khai kịp thời nguồn vốn tín dụng
Thực hiện các văn bản của Trung ương về các chương trình tín dụng, giai đoạn 2020 – 2022; Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06- KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh đến tận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động NHCSXH trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Giai đoạn 2020 – 2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh, phòng giao dịch cấp huyện và cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp đã tích cực tổ chức trỉển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đến với người dân, tạo điêu kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn phát triển sản xuất. Theo đó, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư đến tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển. Dư nợ tín dụng chính sách tập trung chủ yếu vào 9 nhóm chương trình tín dụng lớn, chiếm gần 99%/tổng dư nợ. Kết quả, tính đến 31/12/2022, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh là 17,7 tỷ đồng, chiếm 0,15%/tổng dư nợ (giảm 0,03% so với năm 2020). Trong đó, nợ quá hạn 9,6 tỷ đồng, chiếm 0,08%/tổng dư nợ, giảm 0,05% so với năm 2020; nợ khoanh là 8,1 tỷ đồng, chiếm 0,07%/tổng dư nợ, tăng 0,02% so với năm 2020. Trong 3 năm, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 254,4 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với số tiền 11.484 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ vốn vay đế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới cho gần 158,6 nghìn hộ vay và người lao động; giúp 2.248 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 3.940 học sinh, sinh viên được vay vốn để chi phí học tập; 4.442 học sinh, sinh viên vay vốn đế mua máy vi tính; xây dựng, cải tạo hơn 82,5 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh nông thôn; xây dựng 902 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ; giúp 77 cơ sở giáo dục mầm non được vay vốn được vay vốn…
Kết quả thực hiện chỉ tiêu về nguồn vốn: Năm 2020, tổng nguồn vốn tín dụng đạt 10.122,9 tỷ đồng, tăng 696,2 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương 6.690,3 tỷ đồng, tăng 274,2 tỷ đồng; nguồn vốn huy động trên thị trường đạt 3.148 tỷ đồng, tăng 373,9 tỷ đồng; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là 284,6 tỷ đồng, tăng 48,1 tỷ đồng. Năm 202, tổng nguồn vốn tín dụng đạt 10.831,5 tỷ đồng, tăng 708,6 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó nguồn vốn cân đối chuyến từ Trung ương 7.044,7 tỷ đồng, tăng 354,4 tỷ đồng; nguồn vốn huy động trên thị trường đạt 3.435,4 đồng, tăng 287,4 tỷ đồng; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 351,4 tỷ đồng tăng 66,8 tỷ đồng. Năm 2022, tổng nguồn vốn tín dụng đạt 12.181,7 tỷ đồng, tăng 1.350,2 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương 8.252,4 tỷ đồng, tăng 1.207,7 tỷ đồng…
Với sự tích cực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được triển khai đầy đủ, kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định và phủ khắp đến các xã, thôn, bản; phát huy được hiệu quả vốn vay, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, khẳng định vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát trỉển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tuyên truyền về các chủ truơng, chính sách tín dụng uu đãi của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHCSXH tại một số xã, phường chưa được đầy đủ, thường xuyên. Một số chương trình tín dụng chưa thu hút được đối tượng vay; một số địa phương tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, công tác thu hồi nợ quá hạn chưa được quan tâm thực hiện; công tác kiếm tra, giám sát quá trình tố chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới theo tiêu chí đa chiều còn cao. Công tác kiểm tra, giám sát một số nơi hiệu quả còn thấp, chưa đánh giá hết được hiệu quả thật sự của các chương trình. Việc kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác tại một số nơi vẫn còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, tình làng nghĩa xóm, nên vẫn bỏ sót nhũng tồn tại, hạn chế, không kiên quyết xử lý kịp thời, tạo tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động tín dụng, làm sai lệch về đối tượng được thụ hưởng.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh dự phiên khai mạc kỳ họp.
Bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng
Để tránh tái nghèo, giúp các hộ thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu, tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ cần có chính sách cho vay tín dụng ưu đãi đối với các hộ có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật; xem xét, điều chỉnh nâng mức cho vay, kéo dài thời hạn cho vay và bổ sung một số đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Cần bổ sung, đồng nhất các đối tượng hộ nghèo thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ được vay vốn từ NHCSXH giống như đối tượng thụ hưởng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.
Đề nghị UBND tỉnh, hằng năm, cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ 10% trở lên tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHCSXH trong năm, để thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 128/KH-BĐD của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh về Kế hoạch triền khai thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH tại Thanh Hóa đến năm 2030. Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cấp, các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc nâng cao công tác tuyên truyền chính sách tín dụng; xây dụng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đào tạo nghề để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận và từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu có chính sách tín dụng đặc thù đối với 74 xã thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn do đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, thôi hưởng các chính sách theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ để người dân tại các xã này tiếp tục được vay vốn tổ chức sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống. Đồng thời, trình HĐND tỉnh quyết định quy mô, bố trí ngân sách tự cân đối của địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, quản lý ngân sách nhà nước và quản lý vốn tín dụng chính sách.
Cùng với đó, sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng; khuyến khích sử dụng ngân sách nhà nước ủy thác qua NHCSXH xã hội để triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng năm sớm tố chức rà soát, xác nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện vay vốn để có cơ sở NHCSXH cho vay đúng đối tượng, kịp thời vụ, có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.