Powered by Techcity

Dẻo, thơm bánh lá răng bừa “tiến vua”

Chỉ với gạo tẻ, nhân thịt lợn, hành khô băm nhuyễn gói trong lá chuối xanh, bánh lá Thọ Xuân trở nên một món ăn dân dã khó quên…

Một hộ làm bánh lá răng bừa truyền trống của xã Xuân Lập (Thọ Xuân) đang gói bánh để kịp phục vụ các đơn hàng cho khách.

Thọ Xuân – vùng đất sinh ra 2 vị vua, khởi đầu 2 vương triều phong kiến Việt Nam là Tiền Lê và Hậu Lê, vốn rất nổi tiếng với nhiều sản vật tiến vua được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến như: bưởi Luận Văn, bánh gai Tứ Trụ… Và gần đây, khi bánh lá răng bừa Xuân Lập “góp mặt” trong thực đơn của mỗi gia đình trong các ngày lễ, tết hay được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị thì người dân lại được biết thêm về nguồn gốc một món ăn “tiến vua” nữa của vùng đất “địa linh nhân kiệt”.

Theo sách địa chí xã Xuân Lập và những chia sẻ của người dân trong xã, thì: Bánh lá răng bừa Xuân Lập có nguồn gốc từ làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân), liên quan đến nghi lễ “cày ruộng tịch điền” xưa kia. Thuở ấy, dẹp xong giặc Tống, đất nước thái bình, cứ vào dịp đầu xuân năm mới, Vua Lê Đại Hành lại đích thân xuống đồng cày ruộng để mở đầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, động viên Nhân dân tích cực lao động sản xuất. Để tỏ lòng biết ơn vua, người dân nơi đây đã dành những hạt gạo ngon nhất để làm nên một loại bánh với hương vị riêng dâng lên vua. Hình dáng chiếc bánh gợi liên tưởng đến chiếc răng bừa, nên có lẽ tên bánh cũng bắt nguồn từ đây. Gạo để làm bánh lá răng bừa Xuân Lập phải là gạo từ lúa 13/2, một giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng dài, hạt gạo trắng, dẻo, thơm ngon. Gạo đem vò cho thật kỹ, ngâm nước 4 – 5 tiếng rồi vớt ra để xay trong cối đá theo tỷ lệ gạo, nước vừa phải. Xay bột xong thì lại chuyển sang công đoạn ráo bột (tức cho nước bột xay vào xoong hoặc nồi đặt trên bếp lửa rồi dùng đũa bếp đánh đều tay cho đến khi bột đông đặc nhưng còn mềm dẻo). Bột ráo, người ta dùng thìa hoặc đũa bếp để cho bột vào lá. Lá để gói bánh răng bừa thường là lá chuối đã được lau rửa và hơ nóng cho mềm. Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn với một ít hạt tiêu, muối. Đây cũng là một sự khác biệt so với nhiều địa phương khác cũng làm bánh lá răng bừa. Theo chị Đỗ Thị Thương, thành viên Hội bánh lá răng bừa xã Xuân Lập, thì: Thường bánh lá răng bừa ở hầu hết các nơi đều có thêm mộc nhĩ nhưng riêng nhân bánh lá răng bừa Xuân Lập có sự khác biệt là không bỏ mộc nhĩ bởi nếu bỏ thêm mộc nhĩ bánh sẽ bớt đi vị ngậy, béo, thơm của thịt và mộc nhĩ nếu để qua nhiều ngày cũng gây chua bánh và không tốt cho sức khỏe. Về cách làm bánh lá răng bừa, chị Thương cũng chia sẻ thêm: Bánh sau khi gói, cứ 5 cái bánh lại xếp thành một buộc. Kích thước mỗi chiếc bánh chỉ dài độ 20cm và tròn, to chỉ hơn ngón tay cái một chút. Bánh sống gói xong xếp chồng một chỗ, nếu thời tiết nắng nóng, chưa ăn liền thì để bảo quản trong ngăn đá, khi nào ăn chỉ cần luộc, hấp trong 20 – 30 phút là bánh chín.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Minh Sơn, Chủ tịch Hội bánh lá răng bừa Xuân Lập, chia sẻ: Hiện nay, toàn xã Xuân Lập có khoảng hơn 200 hộ sản xuất, kinh doanh bánh lá răng bừa. Sản phẩm được bán quanh năm, đặc biệt bán chạy vào dịp lễ hội, tết cổ truyền… Trung bình mỗi hộ bán khoảng 300 – 500 cái bánh lá răng bừa mỗi ngày. Mỗi năm, xã Xuân Lập cung ứng ra thị trường hàng chục triệu cái bánh lá răng bừa. Những năm gần đây, bánh lá răng bừa Xuân Lập đã được mở rộng ra thị trường và được tiêu thụ ở nhiều địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh, thậm chí được đóng gói gửi sang nước ngoài.

Hiện nay, để duy trì, phát triển nghề truyền thống một cách bền vững, cùng với việc đảm bảo chất lượng bánh, chính quyền và người dân địa phương đã quan tâm nhiều đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm bánh lá răng bừa Xuân Lập. Đặc biệt, việc làng nghề Trung Lập được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống đã tạo điều kiện để địa phương tổ chức sản xuất một cách quy củ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Theo ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND xã Xuân Lập: Tháng 4/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quyết định chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 383662 cho sản phẩm “Bánh lá răng bừa Xuân Lập”. Trước đó, tháng 10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định chứng nhận OCOP cho sản phẩm “Bánh lá răng bừa Xuân Lập”. Vì vậy, để tiếp tục hỗ trợ cho sản phẩm bánh lá răng bừa phát triển, tới đây, xã sẽ tập trung quy hoạch vùng trồng lúa và vùng trồng chuối để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu làm bánh. Tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm, gia vị liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện về hành lang pháp lý và các cơ chế, quỹ đất để Hội bánh lá răng bừa Xuân Lập có địa điểm hoạt động thuận lợi.

Bánh lá răng bừa Xuân Lập không chỉ là một món ăn ngon, mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử của một vùng đất giàu truyền thống. Vì vậy, việc duy trì, phát triển nghề làm bánh lá răng bừa gắn với hoạt động quảng bá du lịch cũng đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả rõ rệt, qua đó không chỉ góp phần tạo việc làm cho lao động của địa phương mà còn đem theo hương vị, hồn quê, tình người xứ Thanh đến với mọi nhà, mọi người.

Bài và ảnh: Lê Phượng

Cùng chủ đề

Gieo niềm tin, mầm hy vọng đến với hộ nghèo, gia đình chính sách

Gần 22 mùa xuân đồng hành với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, ủy thác của các tổ chức, đoàn thể, bảo đảm nguồn vốn đến đúng người thụ hưởng. Với phương châm “nơi nào có người nghèo, nơi đó có mạch nguồn tín dụng ưu đãi”, các cán bộ NHCSXH Thanh Hóa đang...

Khát vọng mùa xuân – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới với bao khát vọng đang mở ra khi thiên nhiên rạo rực non tơ đâm chồi nảy lộc mới, khi lòng người hồ hởi với bao náo nức trước những thành quả đã đạt được qua một năm.Cùng với cả nước, Thanh Hóa đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: Hoàng ĐôngĐó chính là những tiền đề đặt ra và kế tiếp hành trình phát huy sức mạnh...

Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa trải qua một năm bứt phá, tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, cao nhất từ trước đến nay. Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao, ngành NN&PTNT đang thực hiện quyết liệt các biện pháp tái cơ cấu, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.Giám đốc Sở...

Một năm với nhiều dấu ấn

Với chủ đề công tác năm: “Tận tụy - Chuyên nghiệp - Tinh thông - Hiện đại - Đoàn kết - Kỷ cương - Tăng tốc về đích”, năm 2024 ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, triển khai quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ đề ra. Nhờ đó, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh...

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa trao quà của Thủ tướng Chính phủ  tặng  người lao động

Sáng 27/1, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã trao 140 suất quà của Thủ tướng cho đoàn viên, người lao động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn.Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Võ Mạnh Sơn cho biết, thời gian qua, với tinh thần không để đoàn viên, người lao động không có Tết, các cấp...

Cùng tác giả

Trò diễn Xuân Phả nghìn năm tuổi chỉ có ở Thanh Hóa

Mùa lễ hội, nếu có dịp về Thanh Hóa ghé huyện Thọ Xuân, nơi được mệnh danh là đất hai vua, lữ khách đừng bỏ lỡ cơ hội tận mắt chứng kiến một di sản độc nhất vô nhị của người địa phương: Trò diễn Xuân Phả. Năm 2016, trò Xuân Phả trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của Thanh Hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh. Ảnh: Nhân vật cung...

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Đặc sản nem ống tre người sành ăn mới biết ở Thanh Hóa

Ngoài đặc sản nem chua Thanh Hóa đã thành thương hiệu, du khách không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức nem ống tre nổi tiếng. Nhắc đến Thanh Hóa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món nem chua đặc sản với nhiều cách chế biến, đóng gói khác nhau. Trong đó, vùng đất Như Thanh nổi tiếng với món nem ống tre, hay còn gọi là nem lợn mán hay nem lợn cắp nách. Khác với hầu hết các loại...

Khám phá “bí kíp” tăng trưởng khách du lịch Sầm Sơn hè này

Sầm Sơn - tâm điểm du lịch mùa hè của xứ Thanh đón khoảng 6 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm, chiếm 65% lượng khách toàn tỉnh. Bên cạnh lợi thế bãi biển đẹp cùng giao thông thuận tiện, Công viên nước Sầm Sơn cùng các công trình do Sun Group đầu tư chính là “át chủ bài” đóng góp vào sức nóng của du lịch phố biển hè này. Du khách hào hứng với các trò chơi tại...

Cùng chuyên mục

Trò diễn Xuân Phả nghìn năm tuổi chỉ có ở Thanh Hóa

Mùa lễ hội, nếu có dịp về Thanh Hóa ghé huyện Thọ Xuân, nơi được mệnh danh là đất hai vua, lữ khách đừng bỏ lỡ cơ hội tận mắt chứng kiến một di sản độc nhất vô nhị của người địa phương: Trò diễn Xuân Phả. Năm 2016, trò Xuân Phả trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của Thanh Hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh. Ảnh: Nhân vật cung...

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Đặc sản nem ống tre người sành ăn mới biết ở Thanh Hóa

Ngoài đặc sản nem chua Thanh Hóa đã thành thương hiệu, du khách không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức nem ống tre nổi tiếng. Nhắc đến Thanh Hóa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món nem chua đặc sản với nhiều cách chế biến, đóng gói khác nhau. Trong đó, vùng đất Như Thanh nổi tiếng với món nem ống tre, hay còn gọi là nem lợn mán hay nem lợn cắp nách. Khác với hầu hết các loại...

Khám phá “bí kíp” tăng trưởng khách du lịch Sầm Sơn hè này

Sầm Sơn - tâm điểm du lịch mùa hè của xứ Thanh đón khoảng 6 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm, chiếm 65% lượng khách toàn tỉnh. Bên cạnh lợi thế bãi biển đẹp cùng giao thông thuận tiện, Công viên nước Sầm Sơn cùng các công trình do Sun Group đầu tư chính là “át chủ bài” đóng góp vào sức nóng của du lịch phố biển hè này. Du khách hào hứng với các trò chơi tại...

Đẹp nao lòng mùa lúa chín Pù Luông

Đã hơn 10 năm nay, địa danh Pù Luông dần trở nên quen thuộc trong cộng đồng người yêu du lịch trong cũng như ngoài nước. Vốn là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa, trước đây vùng đất này chẳng bao giờ xuất hiện trong bản đồ du lịch, có chăng chỉ những ai ưa khám phá, yêu nhiếp ảnh mới tìm đến. Vậy mà giờ...

Ghé Pù Luông thưởng thức đặc sản ốc đá

Ốc đá là món ăn đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp ghé thăm vùng núi xinh đẹp Pù Luông. Ốc đá luộc là cách chế biến được ưa chuộng nhất, dùng kèm chẻo - một loại gia vị chấm độc đáo do người Thái sáng tạo nên. Đây là món ăn thú vị và độc đáo với hương vị thơm ngon đặc trưng mà có lẽ khó có thể tìm thấy ở nơi nào...

Ngôi đền hơn 1.500 năm thờ Bà Triệu

Đền thờ Bà Triệu được dựng từ thời vua Lý Nam Đế, toạ lạc trên núi Gai, để tưởng nhớ công lao của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân Đông Ngô. Đền thờ Bà Triệu nằm gần quốc lộ 1A, ngay dưới chân núi Gai ở thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc. Ngôi đền cổ cách TP Thanh Hóa gần 18km về phía bắc và cách Hà Nội khoảng 140km về...

Rực rỡ mùa vàng trên đỉnh Pù Luông

Những ngày tháng 10 này, đi dọc các cung đường bên những thửa ruộng bậc thang tại các xã Thành Sơn và Thành Lâm (Bá Thước), du khách sẽ bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của mùa vàng lúa chín...

Nem chua Tuyên Minh – Món quà đặc sản xứ Thanh

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong sản xuất và kinh doanh, nem chua Tuyên Minh (cơ sở nem, giò, chả Tuyên Minh), có địa chỉ số 115, đường Lê Lai, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa mang hương vị thơm ngon, cùng công thức chế biến gia truyền đã và đang là địa chỉ uy tín, lựa chọn của người dân, du khách trong và ngoài tỉnh. Đặc sản ẩm thực xứ Thanh Đất nước hình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất