Powered by Techcity

Đền Bát Hải Long Vương trên miền di tích, danh thắng Bỉm Sơn

Bỉm Sơn là miền di tích, danh thắng, tín ngưỡng với những địa danh nổi tiếng như: hồ Cánh Chim, đèo Ba Dội, đền Sòng “thiêng nhất xứ Thanh” gắn với Lễ hội đền Sòng Sơn – Ba Dội, đền Chín Giếng… Ít ai biết rằng, trong bức tranh đa sắc, đa thanh ấy, đền thờ Bát Hải Long Vương (phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn) vẫn luôn bền bỉ sức sống, góp thêm mảnh ghép độc đáo, biểu tượng cho nét đẹp văn hóa – tín ngưỡng địa phương.

Đền Bát Hải Long Vương trên miền di tích, danh thắng Bỉm SơnĐền Bát Hải Long Vương trong khuôn viên xanh rợp bóng cây.

Đền Bát Hải Long Vương tọa lạc trong một không gian thoáng đãng, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, xanh mát bóng cây. Đây là nơi thờ phụng Vĩnh Công đại Vương, được Hùng Vương thứ 18 sắc phong thần hiệu là “Vĩnh Công Bát Hải Động Đình tôn thần”. Sách “Thanh Hóa chư thần lục” ghi chép: Vị thần được tôn thờ ở trang Phú Dương có hiệu duệ là “Bát Hải Long Vương tôn thần” – vị thủy thần hộ dân trên vùng sông, biển.

Thần tích kể lại rằng: Vào thời Hùng Vương thứ 18, ở vùng đất trong bãi bồi cửa sông Lâu xưa dân cư thưa thớt, nghề nông chưa phát triển, chủ yếu làm nghề chài lưới. Trong làng có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, thường mò cua bắt ốc ven sông, được vợ chồng một ngư dân vùng bãi ngoài (Nga Sơn) nhận về làm con nuôi. Một lần nàng xuống tắm dưới sông Lâu, bỗng mây nổi, sóng cồn, một con Giao Long hiện lên quấn lấy nàng, sau đó nàng có thai. Một thời gian sau, trong đêm mưa gió, nàng sinh ra một cái bọc. Quá kinh hãi, nàng ôm cái bọc thả xuống dòng sông Lâu. Cái bọc ấy nhiều lần trôi đến bên bè của ông lão thuyền chài. Ông lão vớt lên, dùng dao rạch cái bọc thì thật bất ngờ từ trong chui ra 3 con hoàng xà (nửa rồng nửa rắn, mào đỏ, vẩy vàng) trong ánh hào quang tỏa ra chói lọi. Con lớn bơi thẳng vào bờ rồi biến mất. Hai con nhỏ bơi về phía cửa biển Thần Phù (Nga Sơn).

Cũng trong một đêm mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng, dân trong vùng nghe âm vang tiếng nói khác thường từ cái giếng ven sông Lâu (nơi mà con hoàng xà lớn từng biến mất khi bơi vào bờ): “Ta là Thái tử Long cung, được vua cha sai lên giúp nước Nam đánh giặc”. Biết là có thần linh hiển báo, hôm sau, các bô lão trong làng đến bên bờ giếng đắp một ụ đất cao, thắp hương, cầu nguyện. Người dân đồng lòng đóng góp công sức, tiền của dựng một cái miếu thờ, gọi là miếu thủy thần để ngày ngày hương khói.

Giữa lúc thanh bình thì giặc phương Bắc tràn xuống bờ cõi nước Nam. Cánh quân thủy của giặc, vì có nội gián hướng đạo, theo 8 cửa biển lấn sâu vào nước ta với khí thế hừng hực, quan quân thua trận, rút dần từng bước. Vua lập đàn cầu, được ứng báo: Tại vùng bãi cửa sông Lâu, có kỳ nhân có thể đánh tan thủy tặc. Vua sai sứ giả về tìm, được dân làng đưa đến bến bên giếng. Chính tại giếng thần, hoàng xà hiện hình thành chàng trai lực lưỡng khôi ngô tuấn tú, theo thỉnh cầu của sứ giả mà linh ứng giúp nước, giúp dân đánh giặc phương Bắc xâm phạm trên 8 cửa biển, được vua phong Vĩnh Công đại Vương. Từ chối công danh, bổng lộc, Vĩnh Công xin được về quê để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, chài lưới, trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, đồng thời cắt cử các quan đã từng theo đi đánh giặc trấn giữ tám cửa biển nước nam. Hằng năm, cứ đến dịp ngày đại thắng, các tướng từ nơi phục nhiệm của mình tề tựu trên đất Phú Dương để tâu trình về việc trông coi cửa biển, khai hoang lập ấp, xây dựng cuộc sống của cư dân. Cùng với đó, Vĩnh Công cho tổ chức bơi thuyền, thi vật, hát đúm khiến một vùng rộn ràng như vào hội… Vĩnh Công cùng tham gia hát đúm với người dân.

Một hôm, Vĩnh Công mời các vị hương lão trong làng Phú Dương đến dặn rằng: Ta cùng các vị là dân lân hương ấp, ăn ở với nhau như tình ruột thịt, nghĩa như cha con. Nay ta sắp phải vâng mệnh về chầu vua cha Lạc Long Quân. Nếu có nhớ đến ta thì nhà ta ở đây là miếu Sở, ngày ta đi sẽ là ngày giỗ”. Dân làng dâng biểu về kinh, vua thương xót ban phong thần hiệu “Vĩnh Công Bát Hải Động Đình tôn thần”, sai cấp tiền cho dân tổ chức táng tế chu đáo và sửa sang nơi ở của thần thành miếu điện, rồi lại hạ sắc miễn thuế cho dân lấy ân lộc ấy hằng năm mà hương khói.

Ngôi miếu thiêng thờ Bát Hải Long Vương được xây dựng thành ngôi đền khang trang vào thời Lê Trung hưng, sau đó đã trải qua trùng tu, tôn tạo. Theo các cụ cao niên trong làng, đền thờ Bát Hải Long Vương xưa được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Đinh (J), gồm tiền tế và hậu cung. Năm 2009, đền Bát Hải Long Vương được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.

Theo thời gian, đền Bát Hải Long Vương xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng ấy, để đáp ứng nhu cầu văn hóa – tâm linh trong vùng; giáo dục và khơi dậy tinh thần yêu nước và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, năm 2018, đền được khởi công xây dựng, tôn tạo từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa. “Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử – văn hóa truyền thống làng, xã vừa là trách nhiệm vừa thể hiện tấm lòng với quê hương, với các bậc tiền nhân. Nhận thức sâu sắc điều đó, khi UBND phường Phú Sơn kêu gọi công đức, đóng góp trùng tu, tôn tạo đền thờ thì nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn, con em xa quê…”, bà Nguyễn Thị Mùi, công chức văn hóa – xã hội phường Phú Sơn chia sẻ. Đền được trùng tu, tôn tạo trên nền cũ, hướng mặt về phía sông Lâu. Nhà hậu cung có diện tích 180m2, được thiết kế hình chữ Đinh với hình thức bốn mái có đao. Phần mái (hoành, rui mè, tàu mái, lá mái) làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài. Cửa gỗ lim được làm theo dạng bức bàn “thượng song hạ bản”… Kết cấu công trình đơn giản nhưng gần gũi, lưu giữ được nhiều nét truyền thống…

Đền Bát Hải Long Vương lưu giữ nhiều giá trị lịch sử – văn hóa – tâm linh, trong đó không thể không kể đến lễ hội hằng năm diễn ra tại đây. Theo thần tích còn lưu lại, từ lệ cũ khi Vĩnh Công còn sống, hằng năm, các tướng đúng kỳ hẹn vẫn hội tụ về Phú Dương để dâng hương, tổ chức hội nhằm gợi lên không khí ngày đại thắng quân giặc năm nao, từ đó mà thành thông lệ, cư dân muôn phương đổ về, thành tâm chiêm bái và vui hội. Lễ hội đền Bát Hải Long Vương trở thành lễ hội truyền thống của địa phương, diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/8 âm lịch. Lễ hội diễn ra với các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa – văn nghệ đặc sắc, mang đậm sắc thái truyền thống, các hoạt động thể dục – thể thao quần chúng như: Lễ dâng hương, nghi lễ tế thần, múa lân mở hội, trang trí thuyền rồng, hạ thủy thuyền rồng, thi đấu bóng chuyền hơi, trò chơi đập niêu đất, chuyền bóng bằng muôi, hội diễn văn nghệ… Được biết, lễ hội đền Bát Hải Long Vương năm 2023 đã thu hút hơn 600 người tham gia…

Giữa nhịp sống hiện đại, trong những nỗi thấp thỏm, trăn trở về việc các di tích, giá trị lịch sử – văn hóa truyền thống dần bị mai một, sức sống của ngôi đền và lễ hội đền Bát Hải Long Vương đã cho thấy sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành đối với hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích và thể hiện lòng tri ân sâu sắc của các thế hệ cháu con đối với công đức của tiền nhân, lòng thành kính với thần linh đã che chở, ban phước lành. Đó cũng là phần nào khẳng định sức sống đền Bát Hải Long Vương trong tâm thức, đời sống văn hóa- tâm linh của người dân nơi đây.

* Bài viết sử dụng một số tư liệu do Ban Quản lý đền Bát Hải Long Vương, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn cung cấp.

Hoàng Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Mở Đường (Bài 2): Một vòng xứ Thanh qua những tuyến đường động lực, kết nối

Đầu tư xây dựng những con đường động lực, kết nối là cách mà tỉnh Thanh Hóa khai phá tiềm năng, lợi thế, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mới, phát triển bền vững, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Nhà thầu gấp rút thi công DA tuyến đường nối cao tốc Bắc - Nam, QL 1A đi Cảng Nghi Sơn. Ảnh: Thảo LinhTừ “trái tim Nghi Sơn”...

Sầm Sơn tích cực chống khai thác IUU

Hiện nay, TP Sầm Sơn đang tích cực thực hiện các biện pháp cấp bách về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) với quyết tâm cùng tỉnh gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu.Đồn Biên phòng Sầm Sơn tổ chức tuần tra, kiểm soát tàu cá ra vào cửa biển Lạch Hới.Trên địa bàn TP Sầm Sơn hiện có 1.625 phương tiện nghề cá. Trong đó, có 1.332...

Phát triển chợ truyền thống vùng nông thôn

Chợ truyền thống là biểu tượng văn hóa gắn liền với đời sống cộng đồng tại các vùng nông thôn Việt Nam. Tại Thanh Hóa - một tỉnh có diện tích lớn và dân số đông, hệ thống chợ truyền thống không chỉ là trung tâm giao thương mà còn là “nhịp đập” kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn. Tuy nhiên, để phát huy tối đa vai trò của chợ trong bối cảnh hội nhập...

Vì sao chậm tiến độ?

Với số vốn đầu tư từ xấp xỉ nghìn tỷ tới nhiều nghìn tỷ đồng, các dự án đầu tư trực tiếp trọng điểm được kỳ vọng sẽ tạo đột phá tăng trưởng kinh tế, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và thu ngân sách, đưa Thanh Hóa sớm đạt các mục tiêu phát triển như hoạch định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhiều dự án quy mô lớn hiện đang trong tình...

Bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy du lịch phát triển

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại các di tích lịch sử - văn hóa, khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ đó, góp phần tạo không gian cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, khám phá.Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) chú...

Cùng tác giả

Điểm tin nổi bật ngày 27/12

27/12/2024 06:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hóa tổng kết Nghị quyết số...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 27/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 27/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-27-12-2024-234956.htm

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Cán bộ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tinh gọn bộ máy 

Chiều 26/12, thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để cơ quan, tổ chức thuận tiện hơn trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Thị Mười...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất