Powered by Techcity

Để xường giao duyên ở Ngọc Lặc ngày càng có sức sống trong cộng đồng

Dưới mái nhà sàn, bên bếp lửa hồng, hay bên dòng suối nước chảy êm đềm… chỉ cần là nơi tập trung đông người thì những câu hát xường giao duyên lại có dịp được ngân nga. Những làn điệu đằm thắm, mượt mà ấy tựa như thanh âm của núi rừng, bày tỏ tình cảm yêu thương của con người, ẩn chứa khát vọng sống của lứa đôi, không chỉ làm đắm say người nghe mà còn hé lộ nhiều điều thú vị về nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc.

Để xường giao duyên ở Ngọc Lặc ngày càng có sức sống trong cộng đồngĐội hát xường giao duyên của đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc.

Ngọc Lặc nơi được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tuyệt vời, với những dãy núi chập chùng ẩn hiện trong mây trời, những con suối quanh năm tấu khúc nhạc róc rách, hòa cùng tiếng gió thổi qua đại ngàn du dương, tiếng chim rừng trầm bổng ngân xa như một bản giao hưởng bất tận. Điểm xuyết vào bức tranh kỳ vĩ ấy là những thảm xanh mướt của lúa, ngô trên những thửa ruộng nơi có đông đồng bào Mường sinh sống. Đến với các bản Mường, chúng ta không chỉ được thưởng thức điệu hát múa Pôồn Pôông say đắm lòng người; hay điệu hát sắc bùa rộn ràng, nhộn nhịp; mà còn được hòa mình trong nghệ thuật diễn xướng xường giao duyên mượt mà, đằm thắm. Trải qua biết bao thế hệ những giá trị văn hóa truyền thống ấy vẫn được người Mường gìn giữ và ngày càng phát huy giá trị, góp phần dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu ở huyện Ngọc Lặc và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của các dân tộc ở xứ Thanh.

Lần theo những ruộng lúa, nương ngô chúng tôi tìm đến nhà Nghệ nhân Ưu tú Lê Thị Hương, thôn Minh Nguyên, xã Minh Sơn, người được coi là “cây đa, cây đề” của nghệ thuật diễn xướng xường giao duyên. May mắn được tham gia một buổi sinh hoạt cùng câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Mường nơi đây. Dưới căn nhà sàn đặc trưng của đồng bào Mường, các thành viên xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu đang tập luyện các điệu múa, lời hát của đồng bào dân tộc Mường. Đón chúng tôi vào nhà, nghệ nhân Hương vui mừng cho hay: Xường giao duyên là một thể loại dân ca trữ tình, đặc sắc và tiêu biểu trong hệ thống dân ca của đồng bào Mường có từ lâu đời và được truyền từ đời này sang đời khác. Xường giao duyên được sử dụng trong hát đối đáp trai – gái để thổ lộ những tâm tình, những khát vọng yêu thương, những nỗi niềm riêng – chung trong cuộc sống tình cảm của mình và cộng đồng.

Thông thường, người ta thường chọn quanh nhà sàn, bếp lửa, hay bên con suối nước chảy êm đềm, hoặc bên ruộng lúa…, chỉ cần là nơi tập trung đông người thì đều có thể hát xường. Nét độc đáo trong điệu xường giao duyên là lời ca được ứng khẩu ngay tại chỗ, không theo một khuôn mẫu có sẵn mà sáng tạo một cách linh hoạt, hài hòa. Nội dung lời hát xường rất phong phú có thể là ca ngợi tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, làng bản, đất nước, tình yêu lứa đôi…

Cuộc xường giao duyên diễn ra có bắt đầu và kết thức, kể cả nghi thức cũng như nội dung. Và chủ yếu là hát về đêm: Đêm nay anh lắng em xường/ Nghe chưa liền anh đừng cố chấp/ Em xường chưa liền khúc anh chớ có cười/ Hát “cho vui áng” hát “cho rạng đêm”. Trong những cuộc hát xường thường có đầy đủ trà, nước, trầu… mọi người dùng chung và đèn đuốc cũng được thắp sáng để tiện cho việc trai gái có thể nhìn mặt chọn bạn tìm hiểu lẫn nhau… (theo quy định khi hát nam ở gian ngoài, nữ ở buồng trong). Đến với áng xường còn có người già và trẻ nhỏ ngồi nghe thưởng thức. Hát xường diễn ra giữa trai gái trong làng hay từ mường xa đến chơi, giữa chủ và khách cùng hát với nhau.

Xường giao duyên có hai phần: phần thứ nhất là xường Áng, với các bài như: xường chào, xường nài, xường xướng (chủ hát trước), xường chân đi (hay còn gọi là xường dậy nhà), xường qua cầu, xường chạm cầu, xường đổ cầu (qua hết cầu)… Ở phần thứ hai, là xường cài va lên bậc (gài hoa lên bậc) hay còn gọi xường bậc trên. Xường cài va lên bậc có 12 bậc (tượng trưng cho 12 tháng trong năm) gồm các bậc, như: cu nhu, cóp nhóp, từng khêênh (đứng gần), lêu lao, lêu lồm, dờm dớm…

Cuộc xường tối nay chưa hết, thì tối mai, tối hôm sau (sau bữa cơm tối) vẫn tiếp tục diễn ra vui vẻ, bình thường. Chủ, khách (bên nam, bên nữ) lại tập trung như những đêm trước đó. Cuộc xường càng kéo dài nhiều đêm thì tình cảm, tình yêu càng nồng thắm và sâu đậm.

Đối với cuộc xường giao duyên có những cuộc xường thành công, bên nam cũng giỏi, bên nữ cũng giỏi thì cuộc xường có hậu; nhưng cũng có cuộc xường không thành công với rất nhiều lý do: có thể một trong hai người không giỏi xường, hoặc không ưa thích cá tính của nhau (không hợp) nhau thì người muốn chia tay cuộc xường hát bài xường trẻ giàn (nửa đường đứt gáng) thì người kia có bài đón giàn (có thể hiểu rằng đón giàn như là sự nâng đỡ, đỡ lấy khi bị rơi từ trên giàn xuống). Nghĩa là cuộc xường tuy không thành nhưng cũng không làm ai phải tổn thương, xấu hổ vì kém xường, thua xường.

Đối với mỗi một người con của bản Mường, hát xường giao duyên dường như đã trở thành sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, gắn bó như hơi thở cuộc sống thường ngày. Bởi vậy, trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau xường giao duyên vẫn có sức sống bền bỉ trong lòng người Mường. Để rồi, cho đến nay vượt khỏi ranh giới của “ao làng” xường giao duyên đã được mang đi biểu diễn ở nhiều sự kiện quan trọng của địa phương, của tỉnh. Đặc biệt, xường giao duyên của người Mường thuộc các xã Cao Ngọc, Thạch Lập, Minh Sơn của huyện Ngọc Lặc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Phạm Đình Cường, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ngọc Lặc chia sẻ: Xường giao duyên của người Mường ở Ngọc Lặc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự và tự hào đối với bà con dân tộc Mường cũng như chính quyền địa phương. Song, cũng đặt ra cho người dân và địa phương trách nhiệm trong việc bảo tồn và ngày càng phát huy giá trị của xường giao duyên. Để làm tốt điều đó, thời gian qua huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo người dân về giá trị to lớn của hát xường giao duyên; chú trọng đưa hát xường giao duyên vào các lễ hội; thành lập các câu lạc bộ xường, hội xường, kết hợp với phát triển du lịch. Tích cực tổ chức các cuộc giao lưu, hội thi hát xường nhằm góp phần quảng bá phát huy giá trị di sản văn hóa hát xường. Đồng thời tạo môi trường, đất diễn để các nghệ nhân, những người am hiểu về xường có cơ hội được biểu diễn, thực hành…

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng “Xã, phường, thị trấn, huyện không ma túy” trên địa bàn huyện Lang Chánh, giai đoạn 2024 – 2025

Sáng 1/11, huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị triển khai Đề án xây dựng “Xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố không ma túy” trên địa bàn giai đoạn 2024 - 2025.Bí thư Huyện ủy Lang Chánh Nguyễn Xuân Hồng phát biểu tại hội nghịThời gian qua, huyện Lang Chánh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp, huy động được sức mạnh tổng hợp của của cả hệ thống...

Đảm bảo cấp điện phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết...

Tối 27/10, Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng đại biểu và đông đảo người dân. Trong suốt thời gian trước, trong và sau sự kiên, Điện lực TP Sầm Sơn - Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, góp phần vào thành công của sự kiện hết...

Sầm Sơn đổi mới

Những ngày cuối tháng 10 này, Sầm Sơn bỗng trở nên náo nhiệt, khi thành phố biển vinh dự được lựa chọn là nơi tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. “Những vị khách đặc biệt” từng đặt chân đến Sầm Sơn cách đây tròn 7 thập kỷ, đã có dịp trở lại để tận mắt chứng kiến sự “thay da đổi...

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Quê Thanh – Nghĩa Bắc

Chương trình nghệ thuật “Quê Thanh - Nghĩa Bắc - Tình Nam” tại Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành khu lưu niệm đã để lại ấn tượng không bao giờ phai trong lòng đại biểu và đông đảo người dân. Với sự tham gia biểu diễn của gần 400 nghệ sĩ, diễn viên qua các trường đoạn diễn xuất liên tục...

[Infographics] – Dấu mốc sự kiện 70 năm cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024)

70 năm trước, hàng vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam đặt chân lên mảnh đất miền Bắc theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Thời điểm ấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa vinh dự là địa phương đầu tiên được tin tưởng giao nhiệm vụ đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.Mai Huyền Nguồn: https://baothanhhoa.vn/infographics-nbsp-dau-moc-su-kien-70-nam-can-bo-chien-si-mien-nam-tap-ket-ra-bac-1954-2024-228716.htm

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất