Powered by Techcity

Để những mô hình không “chết yểu”

Những năm qua việc hình thành và nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm đưa các loại cây, con mới vào sản xuất không những thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp, mà còn giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều mô hình đã được nhân rộng thì vẫn còn không ít mô hình không phát huy được hiệu quả, chỉ duy trì trong thời gian ngắn, gây rủi ro và làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân.

Để những mô hình không “chết yểu”Mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu của chị Lê Thị Tuyết ở xã Xuân Hòa (Thọ Xuân) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với đặc tính dễ nuôi, cho giá trị kinh tế cao, nên trước đây rùa câm được nhiều hộ gia đình ở xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa) lựa chọn là con nuôi để phát triển kinh tế hộ. Thời điểm mô hình được nhân rộng, toàn xã có gần 170 hộ nuôi rùa kết hợp ba ba, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Ông Đỗ Hữu Thịnh, một trong những hộ nuôi rùa câm đầu tiên trên địa bàn xã, cho biết: Rùa câm là loại động vật hoang dã dễ sống, tạp ăn, ít bệnh tật, phát triển nhanh, chịu rét rất tốt, thức ăn chính là giun, nhái đồng, cá tạp… Chính vì những đặc điểm đó cùng với giá bán cao nên gia đình ông đã mạnh dạn mở rộng quy mô.

Thời điểm đó đàn rùa câm của gia đình ông Thịnh được các nhà hàng trên địa bàn tỉnh tìm mua với số lượng lớn mà không cần phải tìm kiếm nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, khoảng 3 năm gần đây giá rùa câm giảm sâu mà vẫn không có người mua, trong khi số rùa thương phẩm và rùa con sinh sản ngày một tăng lên.

Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp Phùng Bá Duy cho biết: Trước thực trạng đầu ra của rùa câm gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình đã phải giảm đàn hoặc bán rẻ con giống để dừng sản xuất. Bên cạnh rùa câm, một số con nuôi đặc sản trên địa bàn xã như ba ba cũng gặp tình trạng tương tự. Hiện toàn xã chỉ còn khoảng 100 hộ đang duy trì mô hình nuôi con đặc sản với quy mô nhỏ lẻ, với số lượng đàn đã giảm hơn nhiều so với trước đây. Nguyên nhân được xác định là sản phẩm phần lớn được xuất sang thị trường Trung Quốc nên đầu ra bị phụ thuộc, thường hay xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”.

Không thể phủ nhận, việc phát triển mô hình nuôi con nuôi đặc sản có thời điểm mang lại thu nhập rất cao cho người dân, tuy nhiên, nếu nuôi theo phong trào mà không quan tâm đến đầu ra thì sản phẩm con nuôi đặc sản rơi vào cảnh ế ẩm, dư thừa, rớt giá là không thể tránh khỏi.

Những năm gần đây, mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu được người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định… đầu tư nhân rộng. Mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa được trồng trong nhà lưới nên năng suất, chất lượng mẫu mã đẹp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, một số địa phương đã xây dựng dưa Kim Hoàng Hậu thành sản phẩm đặc trưng và có đầu ra ổn định. Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế mà mô hình dưa Kim Hoàng Hậu mang lại, tuy nhiên cũng có không ít mô hình đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Chị Lê Thị Tuyết – một trong những hộ dân đã có nhiều năm kinh nghiệm trồng dưa trong nhà lưới tại xã Xuân Hòa (Thọ Xuân) cho biết: Để mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân phải nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, vốn đầu tư lớn, từ 300 đến 500 triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng cho 1.000m2. Bên cạnh đó, khi mô hình được nhân rộng ồ ạt, nếu sản phẩm không đạt chất lượng, đầu ra không ổn định thì sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá sản phẩm giảm. Mặt khác, một số hộ còn làm theo phong trào, chưa quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, dẫn đến khó khăn cho sản xuất.

Có thể nói, xây dựng và phát huy hiệu quả các mô hình sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với các địa phương. Vì vậy, để các mô hình sản xuất nông nghiệp được nhân rộng và phát huy hiệu quả, các địa phương cần quan tâm rà soát các mô hình trên địa bàn để có kế hoạch quản lý, định hướng phát triển, tránh việc phát triển ồ ạt, theo phong trào. Đối với các mô hình triển vọng cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trong đó, ưu tiên các mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng khoa học- kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chăn nuôi an toàn dịch bệnh… nhất là phát triển các mô hình gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hàng năm, các địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho người dân; đồng thời, tiếp nhận khảo nghiệm, chuyển giao nhanh các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt để người dân đưa vào sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Ngọc

Nguồn

Cùng chủ đề

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 1): Điểm đến hấp dẫn của du lịch...

Quan Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da, là huyện vùng cao phía Tây xứ Thanh, với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ nên nơi đây có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.Văn hóa rượu cần của đồng bào dân tộc Thái ở Quan Hóa. Ảnh: Đình GiangBản Bút, xã Nam Xuân cách trung tâm huyện Quan Hóa chưa đầy 10km,...

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”

Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ gợi nhắc về một miền quê “cổ tích”, với mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,... đều thấm đẫm sắc màu huyền thoại, mà còn nổi danh với nghề chiếu cói từ xưa. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị của ông cha; đồng thời du nhập những...

Có cơ chế để xem xét trách nhiệm đối với các trường hợp ban hành văn bản trái pháp luật

Sáng 15/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tham gia góp ý về phân cấp cho chính quyền địa phương (Điều 14), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tán thành việc...

Khánh thành và gắn biển công trình Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô

Sáng 15/2, Công ty TNHH BOB Thanh Hóa và phối hợp với UBND huyện Triệu Sơn tổ chức lễ khánh thành Dự án Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô tại xã Thọ Tiến và gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện Triệu Sơn. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh.Các đại biểu tham dự buổi lễ.Đại diện Công ty TNHH...

Cùng tác giả

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 2): Sớm đưa du lịch trở thành ngành...

Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 40 cơ sở lưu trú với sức chứa khoảng 600 người, trong đó, có 20 homestay. Năm 2024, huyện đón 30.000 lượt du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn, doanh thu từ du lịch đạt 7,8 tỷ đồng... Đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của huyện.Khu di tích hang Co Phương ở bản Sạy, xã Phú Lệ là một trong những...

Khởi công Dự án số 1 – Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt...

Sáng 17/2, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức Lễ khởi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ...

Thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên

Năm 2025, thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên, đồng thời tổ chức thành công các lớp khởi sự doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh.Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa.Để đạt được mục tiêu đề ra, thị xã Nghi Sơn và 30 xã, phường trên địa bàn thị xã tiếp tục tăng cường sự...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ra quân huấn luyện năm 2025

Sáng 17/2/, đoàn công tác Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Dũng, Phó Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện, lễ ra quân huấn luyện năm 2025 tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Đại tá Vũ Văn Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.Đoàn...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Cùng chuyên mục

Khởi công Dự án số 1 – Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt...

Sáng 17/2, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức Lễ khởi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ...

Thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên

Năm 2025, thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên, đồng thời tổ chức thành công các lớp khởi sự doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh.Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa.Để đạt được mục tiêu đề ra, thị xã Nghi Sơn và 30 xã, phường trên địa bàn thị xã tiếp tục tăng cường sự...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Tiếp tục đầu tư lưới điện truyền tải đồng bộ, hiện đại

Bên cạnh phát triển các dự án nguồn điện mới, ngành điện không ngừng đầu tư mới và nâng cấp hệ thống truyền tải qua địa bàn tỉnh. Cùng với giải tỏa công suất cho các nhà máy, lưới truyền tải điện đã đáp ứng nguồn cung chất lượng cao cho sản xuất và tiêu dùng; đồng thời chuyển tải nguồn điện liên miền hiệu quả.Cán bộ kỹ thuật Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa sử dụng máy soi...

Đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước từ đầu năm

Năm 2024 thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh đạt 57.052 tỷ đồng, vượt 60% dự toán và tăng 32% so với cùng kỳ. Đây là số thu cao nhất từ trước đến nay.Cán bộ ngành thuế Thanh Hóa tăng cường quản lý, hạn chế nợ đọng thuế, góp phần tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và khai thác tăng thêm nguồn thu cho NSNN.Năm 2025 dự toán thu NSNN tỉnh Thanh Hóa được...

Phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Bắc Hoằng Hóa”

Sáng 17/2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp Hội) đã tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Bắc Hoằng Hóa, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.Toàn cảnh hội thảoCăn cứ vào Dự thảo Quy hoạch và các tài liệu có liên quan được Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu...

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn tạo giống cây trồng

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa có hơn 200 đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và khoảng 20 đơn vị ngoài tỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Bình quân hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao.Cán bộ...

Bài toán cân đối nguồn lực vận chuyển

Thanh Hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó, logistics giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bài toán cân đối nguồn lực vận chuyển vẫn là một thách thức lớn khi hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu...

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”

Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ gợi nhắc về một miền quê “cổ tích”, với mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,... đều thấm đẫm sắc màu huyền thoại, mà còn nổi danh với nghề chiếu cói từ xưa. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị của ông cha; đồng thời du nhập những...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 1)

So sánh trên bình diện cả nước, Thanh Hóa không phải là điểm “nóng” về tập kết hay buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hình thức trung chuyển đa dạng khiến vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả tại Thanh Hóa vẫn diễn biến khó lường, với nhiều vụ việc quy mô rất lớn. Đặc biệt, sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT), các mạng xã hội xuyên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất