Powered by Techcity

Để hành trình “lên rừng, xuống biển” đầu năm thêm ý nghĩa

Dịp đầu xuân người dân xứ Thanh lại nô nức hành hương “lên rừng, xuống biển”. Hành trình này không chỉ đưa mỗi người về các điểm đến văn hóa tâm linh, để chiêm bái, cầu mong một năm mới vạn sự hanh thông, mà hơn cả, đó chính là nét đẹp văn hóa, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Để hành trình “lên rừng, xuống biển” đầu năm thêm ý nghĩaDi tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh) đón hơn chục nghìn lượt khách mỗi ngày trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Những ngày này các trọng điểm văn hóa tâm linh trong hành trình “lên rừng, xuống biển” trên địa bàn tỉnh như Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa – Am Tiên (Triệu Sơn), Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), Khu di tích lịch sử thắng cảnh Cửa Đạt (Thường Xuân), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn (TP Sầm Sơn)… thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi ngày đến dâng hương, vãn cảnh. Để góp phần mang đến cho du khách chuyến hành hương ý nghĩa đầu xuân, ngay từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn các địa phương đã thành lập ban tổ chức lễ hội, xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn điểm đến. Cùng với đó, ban quản lý di tích cũng bố trí đặt công khai biển nội quy ở các khu vực để du khách thực hiện sinh hoạt tín ngưỡng, tham quan di tích biết và thực hiện.

Tuy nhiên, ở những thời gian cao điểm tại một số di tích vẫn còn diễn ra tình trạng người dân chen lấn, xô đẩy lẫn nhau, thậm chí có những lời lẽ không phù hợp… làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm ở chốn linh thiêng.

Ngày mùng 4 tết vừa qua, chúng tôi có dịp gặp gia đình chị Lê Thị Thúy ở Đông Sơn tại Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na. Chị Thúy cho biết: “Năm nào gia đình cũng dành thời gian đi Phủ Na, sau đó đi đền Độc Cước cầu mong cho một năm mới công việc thuận lợi, hanh thông. Cũng như những người khác, khi đến với Phủ Na chúng tôi thường tản bộ đến tận khu vực đền Cô Chín để xin “nước thánh”. Năm nay đường lên khu vực này quá đông, trong khi rất nhiều người chờ đến lượt để lấy nước thì một số người phía sau chen lấn, xô đẩy, thúc giục… khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu, bực bội. Còn riêng bản thân tôi cảm thấy chuyến đi vơi đi một phần ý nghĩa”.

Thực tế, ở tất cả các trọng điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh đều bố trí các cụm loa tuyên truyền về các nội dung như thực hiện ứng xử văn minh, giới thiệu về điểm đến, nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; các giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống… Tuy nhiên, một số người hành hương “lên rừng, xuống biển” đầu năm chỉ là theo “phong trào”, ứng xử chưa thực sự phù hợp, thậm chí không cần biết di tích thờ ai, nhân vật được thờ phụng có công gì với đất nước. Đi lễ nhưng mang nặng sự tính toán, cố tình nhét tiền lẻ lên tay phật hoặc các ban thờ mặc dù đã có biển khuyến cáo và nội quy đặt tại di tích.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch TP Sầm Sơn Lê Trung Thành, hành trình “lên rừng, xuống biển” đầu năm kết nối với các điểm di tích trên địa bàn TP Sầm Sơn như đền Độc Cước, đền Cô Tiên và đền thờ Tô Hiến Thành thu hút đông đảo Nhân dân và du khách, vì vậy chỉ trong 7 ngày của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thành phố đón khoảng hơn 65 nghìn lượt khách, trong đó chủ yếu là khách đến các di tích. Theo đó, cùng với việc thực hiện có hiệu quả công tác đón tiếp, phục vụ khách đến dâng hương, vãn cảnh, mỗi điểm di tích đều được bố trí các cụm loa phát thanh, tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ nơi thờ tự. Bên cạnh đó, tại khu vực di tích nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan như xem quẻ, bói tay… Ban Tổ chức lễ hội sẽ phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh tiêu cực diễn ra tại các điểm di tích, với mong muốn hành trình “lên rừng, xuống biển” của mỗi người dân đều khép lại một cách trọn vẹn, ý nghĩa. Qua đó, góp phần xây dựng hình ảnh các điểm đến văn hóa tâm linh trên địa bàn TP Sầm Sơn văn minh, an toàn và hấp dẫn.

Có thể nói, những năm gần đây hành trình “lên rừng, xuống biển” đầu năm của người dân và du khách khi đến với xứ Thanh ngày càng trở nên ý nghĩa, bởi công tác quản lý và tổ chức lễ hội được các địa phương, ban quản lý di tích chú trọng thực hiện có hiệu quả, thường xuyên đổi mới, phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, có lúc, có nơi ở một số địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng ăn xin, chèo kéo khách rút quẻ, bói tay… trong khu vực di tích. Đây là tình trạng cần được các địa phương, lực lượng chức năng chấn chỉnh kịp thời. Và hơn hết, để hành trình “lên rừng, xuống biển” thật sự trở nên trọn vẹn, ý nghĩa, cùng với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, mỗi người dân, du khách cần nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành nội quy, quy định điểm đến, thực hiện ứng xử văn minh khi đi lễ chùa đầu năm và chủ động lên án, bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan ở chốn linh thiêng.

Bài và ảnh: Lê Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường 

Sáng 24/10, tại xã Yên Trường (Yên Định) đã tổ chức khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường ngày 11/12/1961.Các đại biểu dự lễ khởi công dự ánThanh Hóa luôn là địa phương được Bác Hồ quan tâm, dành tình cảm đặc biệt. Người đã 4 lần về thăm, biểu dương thành tích của Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa trong...

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự...

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất cao với báo cáo...

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp...

Tâm Bình – Hành trình khẳng định thương hiệu dược phẩm Việt

Trong ngành dược phẩm Việt Nam, khi nhắc đến những sản phẩm như Viên Khớp Tâm Bình, Mỡ Máu Tâm Bình hay Đại Tràng Tâm Bình, nhiều người sẽ ngay lập tức nhớ đến slogan quen thuộc: "Tâm Bình - Mang cả tâm tình trong từng sản phẩm". Công ty Dược phẩm Tâm Bình đã trở thành một trong những thương hiệu Đông dược uy tín, khẳng định vị thế vững chắc của mình trong thương trường đầy cạnh...

Hành trình “có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc” của chàng trai phố biển

Danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa có sự góp mặt ngày càng đông đảo của những người trẻ. Vì sao chương trình OCOP lại có sức hấp dẫn đối với người trẻ như vậy? Câu trả lời không dừng lại ở giá trị kinh tế, hào quang của người làm chủ... Điều quan trọng mà chương trình OCOP mang lại chính là cơ hội, điểm tựa để nuôi dưỡng và chinh phục ước mơ, niềm đam...

Cùng tác giả

Quảng Tiến – Biểu tượng của tình đoàn kết hai miền Bắc – Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Với vị trí chiến lược và truyền thống cách mạng, Thanh Hóa được Trung ương Đảng tin tưởng, giao nhiệm vụ cùng với các địa phương khác như Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An đón tiếp đồng bào,...

Bộ Chính trị điều động Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Chiều 25/10, tại Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương trao quyết định của Bộ Chính trị cho đồng chí Nguyễn Doãn Anh.Các đại biểu dự hội nghị công bố.Các đồng chí: Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ...

Hội nghị trực tuyến về chống khai thác IUU

Chiều 25/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lần thứ XI Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các bộ, ngành và các địa phương ven biển trên cả nước.Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên,...

Triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 6 

Chiều 25/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến với các Bộ, ngành và các địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về công tác ứng phó với bão số 6.Điểm cầu Trung ương và các địa phương.Dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên...

Tiểu sử tân Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh

Chiều 25/10, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnhThanh Hóa tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau đây là tiểu...

Cùng chuyên mục

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường 

Sáng 24/10, tại xã Yên Trường (Yên Định) đã tổ chức khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường ngày 11/12/1961.Các đại biểu dự lễ khởi công dự ánThanh Hóa luôn là địa phương được Bác Hồ quan tâm, dành tình cảm đặc biệt. Người đã 4 lần về thăm, biểu dương thành tích của Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa trong...

Lực lượng cộng tác viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh

Ngày 24/10, tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh đã tổ chức hội nghị gặp mặt cộng tác viên (CTV) năm 2024. Đây là hoạt động thường niên nhằm để đánh giá và nhìn lại một năm hoạt động của Tạp chí, cũng là dịp khích lệ và tri ân sâu sắc tới lực lượng CTV trong và ngoài tỉnh đã hăng hái cộng tác với Tạp chí trong suốt thời gian qua. Tạp chí Văn...

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập huấnTrong...

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập...

Xây dựng sản phẩm du lịch huyện Thạch Thành gắn liền với tiềm năng và giá trị văn hóa đặc trưng

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Thạch Thành.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.Đại biểu tham dự hội nghị.Tiềm năng phát...

Đổi mới công tác tuyên truyền lưu động

Để tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch (VH,TT,TT&DL) trong tỉnh đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền lưu động (TTLĐ).Xe tuyên truyền lưu động của các địa phương tham...

Khơi nguồn cảm hứng ẩm thực

Có lẽ bất cứ ai đã từng đặt chân đến khu nghỉ dưỡng cũng đều phải thốt lên một từ “đẹp”, đẹp huyền ảo, đẹp đến xao xuyến lòng người. LAMORI Resort & Spa nằm ẩn mình sau những ngọn đồi Lam Kinh xinh đẹp và đầy thơ mộng. Khu nghỉ dưỡng không chỉ “ghi điểm” với du khách bởi phong cảnh hữu tình và khí hậu trong lành. Mà hơn hết, nơi đây còn chính là “thánh địa”...

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp...

Ngân nga… điệu chèo

Các câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ dân gian được xem như “hạt nhân” của phong trào văn nghệ quần chúng, thúc đẩy cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Và chính hoạt động sôi nổi, tích cực của các CLB này đã góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo.Các thành viên CLB chèo thờ đền Mưng,...

Tạo “sân chơi” âm nhạc cho thế hệ trẻ

Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ hay văn hóa, âm nhạc nhẹ nhàng đi sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người, trở thành ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Những năm qua, nhiều chương trình, cuộc thi về âm nhạc mang tính chuyên nghiệp, bài bản đã và đang được các trường học, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện, góp phần khơi dậy tình yêu, niềm đam mê âm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất