Powered by Techcity

Để du lịch lễ hội “đẻ trứng vàng”


Mùa xuân – mùa lễ hội và cũng là dịp cao điểm, “phát súng lệnh” đầu tiên trong năm của ngành du lịch cả nước nói chung, du lịch xứ Thanh nói riêng.

Trong dòng chảy lễ hội đầu năm (Bài 3): Để du lịch lễ hội “đẻ trứng vàng”

Dâng hương, dâng lễ tại đền Cô Bơ (xã Hà Sơn, Hà Trung).

Theo hành trình mùa xuân “lên rừng xuống biển”, chúng tôi lựa chọn các điểm du lịch tâm linh, thắng cảnh tiêu biểu của quê Thanh, hòa mình vào không gian lễ hội nơi đây. Vệt di tích, danh thắng cùng đa dạng các sự kiện văn hóa, lễ hội đủ sức khiến cho những vị khách khó tính nhất cũng phải trầm trồ, yêu mến trước sắc vóc, bề dày lịch sử, vỉa tầng tinh hoa văn hóa của mảnh đất xứ Thanh. Nàng xuân yêu kiều giục giã bước chân người trẩy hội, bởi không khí lễ hội làm lòng người rạo rực trong niềm vui chung. Hòa vào tâm thức ấy, những dòng người đổ về các di tích, danh thắng để vãn cảnh, dâng hương, vui lễ hội đã phác họa nên bức tranh du lịch xứ Thanh đầy sôi động, ấn tượng.

Khu di tích lịch sử văn hóa – thắng cảnh Cửa Đặt (Thường Xuân) không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc. Từ đây, phóng tầm mắt bao quát xung quanh, du khách được “mục sở thị” những ngọn núi cao trên 1.000m so với mực nước biển, mây mù quanh năm bao phủ như: Pù Rinh, Pù Gió, Pù Ta Leo, ngắm nhìn những ngôi đền thiêng ẩn hiện trong màu xanh mướt mát của rừng. Em Đỗ Minh Hiền (thị trấn Quán Lào, Yên Định) hào hứng kể: “Qua tìm hiểu, em biết nơi này có cảnh sắc thiên nhiên đẹp, nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội hấp dẫn nên em cùng các bạn đã lên kế hoạch du xuân ở đây, mở đầu hành trình “lên rừng xuống biển”.

Ông Đỗ Doãn Bảy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Thường Xuân chia sẻ: “Thông qua các hoạt động lễ hội đã quảng bá nét đẹp đất và người Thường Xuân đến với đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, từ đó thúc đẩy du lịch, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương”.

Trong bối cảnh hiện nay, du lịch văn hóa, trong đó có du lịch lễ hội, là một trong những dòng sản phẩm được quan tâm, chú trọng. Ở nhiều địa phương trong cả nước, việc khai thác hiệu quả di sản văn hóa, trong đó có lễ hội truyền thống, vừa là mục tiêu cũng vừa là giải pháp phát triển du lịch.

Không nằm ngoài xu thế chung ấy, cùng với sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hóa, tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát huy tốt giá trị. Theo số liệu thống kê, 2 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã đón gần 1,7 triệu lượt khách du lịch; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.642 tỷ đồng.

Một số lễ hội truyền thống đang từng bước trở thành sản phẩm du lịch để du khách tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm, tiêu biểu như: Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Lê Hoàn (Thọ Xuân), Lễ hội đền Bà Triệu (Hậu Lộc); Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước (TP Sầm Sơn), Lễ hội đền Nưa – Am Tiên (Triệu Sơn), Lễ hội Phủ Na (Như Thanh), Lễ hội đền Cửa Đặt (Thường Xuân), lễ hội đền Đồng Cổ (Yên Định), Lễ hội Cầu Ngư (Hậu Lộc), Lễ hội đền Trần Hưng Đạo (Hà Trung), Lễ hội dâng trâu tế trời đền Chín gian (Như Xuân), Lễ hội Nàng Han (Thường Xuân), Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn), Lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa)…

Những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, lễ hội nói riêng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả ấy vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng đất có hơn 1.535 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê; hàng trăm lễ hội, lễ tục, trò diễn dân gian ở khắp các vùng miền được lưu giữ; hàng chục di sản được “điểm mặt gọi tên” trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong dòng chảy lễ hội đầu năm (Bài 3): Để du lịch lễ hội “đẻ trứng vàng”

Du khách vui xuân, trẩy hội tại Khu Di tích lịch sử – văn hóa, thắng cảnh Cửa Đặt (Thường Xuân).

Để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch có sức hút và trở thành nguồn lực phát triển du lịch, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác quản lý, tổ chức, truyền thông, quảng bá lễ hội. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ giữa các cấp, các ngành; thực hiện việc quản lý, tổ chức lễ hội phù hợp với quy mô, nội dung, tính chất lễ hội và có quy định cụ thể về trách nhiệm của các địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Trong bức tranh lễ hội đa sắc đa thanh, tỉnh Thanh Hóa cần khai thác hiệu quả, có chiều sâu, trọng tâm trọng điểm, làm nổi bật cái hay, cái đẹp, cái mới lạ, cái độc đáo trong các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch từ kho tàng lễ hội để thu hút nhiều “tệp” du khách khác nhau. Song song với đó, tỉnh cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa, tâm linh trong hoạt động lễ hội; tuyên truyền, giáo dục việc thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, xem đây là nhiệm vụ phải được đặt ra ở cả người tổ chức và người tham dự lễ hội.

Lồng ghép thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa… Tiếp tục chấn chỉnh, có biện pháp xử lý các vi phạm giải quyết dứt điểm những tồn tại trong quản lý và tổ chức lễ hội những năm tiếp theo tại các địa phương, không để xảy ra các hành vi chen lấn, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, các đồ chơi có tính bạo lực…; lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh diễn ra trong lễ hội.

Giữa nhịp sống đương đại, lễ hội truyền thống không đơn thuần là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái thực và cái huyền ảo, linh thiêng. Hơn hết, lễ hội được xem như “liệu pháp”, “điểm tựa” tinh thần, hướng con người đến các giá trị chân – thiện – mỹ. Bởi vậy, lễ hội truyền thống luôn có sức lôi cuốn, hấp dẫn riêng, từ đó làm nên vai trò, vị thế không dễ gì “cạnh tranh”, thay thế. Địa phương nào biết nắm bắt thời cơ, khơi nguồn và nâng tầm giá trị lễ hội sẽ tạo nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy du lịch. Đó là “cuộc chơi” sự quyết tâm, bản lĩnh, trí tuệ và văn hóa…

Đăng Khoa



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/trong-dong-chay-le-hoi-dau-nam-bai-3-de-du-lich-le-hoi-de-trung-vang-243035.htm

Cùng chủ đề

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Quảng bá các điểm du lịch tiềm năng

Du lịch Thanh Hóa đã và đang hướng đến đa dạng hóa sản phẩm, trải nghiệm. Trong đó, việc tăng cường quảng bá các điểm đến tiềm năng sẽ góp phần thu hút du khách, nhà đầu tư, đưa du lịch Thanh Hóa phát triển xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh sẵn có.Đồi Hích với nhiều tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.Nằm giữa vùng đất trung du thơ mộng của xã...

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Sáng 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên), giai đoạn 2024-2030.Các đại biểu dự hội nghịDi tích lịch sử,...

Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc

Tôi về quê xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày tháng hai âm lịch, thực sự ấn tượng và xúc động khi được hòa mình vào không khí sôi động, thiêng liêng của Lễ hội Cầu Ngư năm 2025 - một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia mang đậm bản sắc vùng biển Diêm Phố.Biểu diễn trống hộiTừ sáng sớm, từng dòng người nô nức đổ về trung tâm văn...

Trong dòng chảy lễ hội đầu năm (Bài 2): Gạn đục, khơi trong

Dịp đầu năm, không nơi đâu trên dải đất hình chữ S này vắng bóng lễ hội. Và có lẽ, qua biết bao thăng trầm, biến ảo đi chăng nữa, lễ hội vẫn sẽ bền bỉ sức sống, tiếp tục gợi lên bao niềm thương, nỗi nhớ trong lòng các thế hệ người dân. Bởi lẽ, đó là mạch làng, là sử nước, là tiềm thức, hoài niệm và cả tương lai... Điều quan trọng là cách chúng ta...

Cùng tác giả

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 10/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (10/4), diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2025; Hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào công giáo tỉnh Thanh Hóa... Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-10-4-2025-245071.htm

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 10/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 10/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-10-4-2025-245090.htm

[Bản tin 18h] Thanh Hóa đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng FTA Index 2024

09/04/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay ngày 9/4 có những thông tin đáng chú ý...

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chúc mừng lãnh đạo Bộ Quốc phòng Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay

Ngày 9/4, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu đến thăm, chúc mừng Bộ Quốc phòng Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay. Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Ủy viên Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào tiếp đoàn.Quang cảnh buổi toạ đàm.Trong không khí đón tết cổ truyền Bupimay, Trung tướng Hà...

Cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Lễ hội Mai An Tiêm năm 2025 

Sáng 8/4 (tức 11/3 âm lịch) tại đền thờ Mai An Tiêm (xã Nga Phú), Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ huyện Nga Sơn đã khai mạc Lễ hội Mai An Tiêm năm 2025.Nghi thức tế lễ tại lễ hộiLễ hội Mai An Tiêm năm 2025 diễn ra với các nghi thức truyền thống: dâng hương, tế lễ, tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức thánh Mai An Tiêm, người đã có công khai...

Người dân Thanh Hóa đi chơi chỉ với 50.000 đồng

Chào hè 2025, từ ngày 12/4 - 29/4/2025, Sun World Sầm Sơn mở cửa công viên nước với vé vào cổng chỉ 50.000 đồng dành cho người dân Thanh Hóa. Nếu bạn đang lên kế hoạch “giải nhiệt” mùa hè, đây là trải nghiệm không thể bỏ lỡ.Sầm Sơn từ lâu không chỉ là một điểm đến quen thuộc của người Thanh Hóa mỗi mùa hè, mà còn trở thành điểm hẹn “quốc dân” của hàng triệu du khách...

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia

Khi núi rừng Mường Xia thức giấc trong sắc xuân chan hòa, đồng bào Thái xã Sơn Thủy (Quan Sơn) lại nô nức bước vào ngày hội lớn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đó là Lễ hội Mường Xia. Đây được xem là dịp để tri ân Tư Mã Hai Đào, người khai phá và gìn giữ vùng đất biên cương.Tiết mục sân khấu hóa tại Lễ hội Mường Xia năm 2025.Di sản văn hóa...

“Cậu bé đặc biệt” và hành trình theo đuổi ước mơ trở thành nghệ sĩ piano chuyên nghiệp

Nếu một ngày, cuộc sống khắc nghiệt đến mức “dúi” vào tay ta một tờ hóa đơn với đủ “combo” khiến ta tổn thương, suy sụp mặc dù ta chẳng hề nợ nần gì nhau trước đó, bạn sẽ làm thế nào? Có nhiều người chọn cách buông xuôi, phó mặc cho số phận. Nhưng cũng có rất nhiều người chọn cách đối mặt, mạnh mẽ đứng lên, dẫu có khó khăn cũng vẫn luôn tự tin bước về...

Dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ

Sáng 5/4, tại Quần thể Di tích lịch sử Quốc gia điện Thừa Hoa và Phúc Quang Từ đường (xã Định Hòa, Yên Định), Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ.Nghi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thu hút con cháu họ Ngô ở nhiều địa phương trong cả nước tham gia.Trong không khí trang nghiêm của buổi...

Phát triển sản phẩm lưu niệm thủ công gắn với hoạt động du lịch miền núi

Sản phẩm lưu niệm là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và lan tỏa hình ảnh du lịch cộng đồng khu vực miền núi xứ Thanh. Trong đó, các sản phẩm lưu niệm thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn tạo nên sức hút đặc biệt đối với đông đảo du khách.Quầy hàng lưu niệm tại khu nghỉ dưỡng PuLuong Retreat (Bá Thước) với...

Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng đời sống văn hóa

Nhằm gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực tham gia xây dựng để văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững.Cán bộ, hội viên, phụ nữ TP Thanh Hóa đồng diễn dân vũ thể thao với trang phục áo dài, nhằm hiện thực hóa mục...

Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 dự kiến khai mạc vào tối 24/4

Ngày 3/4, UBND thị xã Nghi Sơn đã ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025. Theo đó, chương trình dự kiến khai mạc vào 20h ngày 24/4 tại Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa.Du khách đến với biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.Lễ hội được tổ chức với Chương trình nghệ thuật chủ đề: “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa”;...

Chương trình nghệ thuật “60 năm

Chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), tối 2/4, tại Quảng trường Hàm Rồng,Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Thanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “60 năm - Bản hùng ca Hàm Rồng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Tin nổi bật

Tin mới nhất