Powered by Techcity

Để di sản văn hóa phi vật thể được giữ gìn, lan tỏa

Với 7 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú đã làm nên một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) xứ Thanh đa dạng và phong phú từ tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, đến các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian… Bằng nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả của các cấp, ngành, các địa phương, nhiều giá trị DSVHPVT ngày càng được gìn giữ, lan tỏa và thấm sâu vào đời sống cộng đồng.

Để di sản văn hóa phi vật thể được giữ gìn, lan tỏaTrò Xuân Phả được trình diễn trong đêm khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên – Thanh Hóa.

Trong Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên – Thanh Hóa tối 19/1 tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa), du khách được thưởng thức trò Xuân Phả – một trong những di sản văn hóa quý báu của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trên sân khấu, những điệu múa, điệu nhảy của các nhân vật tham gia trong từng trò diễn đã mang lại cho người xem cảm giác rộn ràng, vui tươi.

Là người trực tiếp tham gia biểu diễn trò Xuân Phả trong đêm khai mạc, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng ở xã Xuân Trường (Thọ Xuân) cho biết: Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi trò Xuân Phả được lựa chọn biểu diễn tại Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên – Thanh Hóa. Bởi thông qua đây trò diễn Xuân Phả của địa phương lại có thêm cơ hội được quảng bá đến đông đảo bạn bè, du khách.

Để tham gia sự kiện lần này, chúng tôi đã huy động 25 người là những nghệ nhân ưu tú và người am hiểu về trò Xuân Phả của địa phương. Trong số 5 trò diễn của Xuân Phả, chúng tôi đã lựa chọn 3 trò diễn độc đáo và đặc sắc nhất, mà người diễn phải dùng mặt nạ, đó là trò Chiêm Thành, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần) để trình diễn trong đêm khai mạc. Mỗi trò diễn đều mang một sắc thái riêng, không chỉ là nghệ thuật dân gian, mà còn là trí tuệ của dân gian đã lắng đọng trong bản hòa tấu của thanh âm, vần điệu, ca từ, của các động tác lúc mềm mại, uyển chuyển, khi mạnh mẽ, phóng khoáng… Bởi vậy, trò Xuân Phả có một vị thế và diện mạo khác biệt, độc đáo và sức hấp dẫn riêng cuốn hút người xem. Từ đó, làm cho không khí của đêm khai mạc thêm phần vui tươi, nhộn nhịp.

Cùng với trò Xuân Phả, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của Thanh Hóa cũng được biểu diễn tại Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên – Thanh Hóa như các trò chơi, trò diễn dân gian, múa cá sa – trống chiêng – trò diễn sết boóc mạy, hát chầu văn, hát ca trù, hát xẩm; trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Thanh Hóa… Từ các hoạt động đó, không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi, giúp du khách tham dự có cơ hội tìm hiểu thêm về nét văn hóa truyền thống của xứ Thanh, góp phần gìn giữ, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương.

Những năm qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã và đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp hiệu quả khuyến khích các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPVT, như quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân, tập thể, cộng đồng tham gia nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê các DSVHPVT. Đồng thời, tích cực huy động sự vào cuộc của cộng đồng người dân trong việc bảo tồn, phát huy các DSVHPVT. Nhờ đó, tính trong giai đoạn 2021-2023 đã có 7 DSVHPVT được đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia, nâng tổng số DSVHPVT quốc gia toàn tỉnh lên 18 di sản. Cũng nhờ đó, mà nhiều loại hình DSVHPVT đặc sắc đã dần tìm lại vị thế và sức sống trong cộng đồng, tiêu biểu có thể kể đến như xường giao duyên (Ngọc Lặc), diễn trò Xuân Phả (Thọ Xuân), lễ hội trò chiềng (Yên Định), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội đền Mưng, xã Trung Thành (Nông Cống)… Ngoài ra, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án và kế hoạch triển khai Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa”, trở thành căn cứ quan trọng để các địa phương, đơn vị làm tốt công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

DSVHPVT cũng chính là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa. Đồng thời, thông qua du lịch cũng sẽ góp phần quảng bá di sản, làm cho di sản sống trong cộng đồng. Bởi vậy, ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các địa phương trong tỉnh đã tập trung khai thác, phát huy giá trị các DSVHPVT để hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng phục vụ du khách đến tham quan. Xây dựng nhiều DSVHPVT thành sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ khách du lịch như, khặp Thái, khua luống, biểu diễn cồng chiêng, các trò chơi dân gian ném còn, đánh đu… Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng tích cực phối hợp với các địa phương như Thạch Thành, Thường Xuân, Bá Thước… mở các lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn phát huy giá trị DSVHPVT gắn với phát triển du lịch. Tại các lớp tập huấn học viên sẽ được truyền dạy lại các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc mình. Đồng thời, được hướng dẫn cách thức tổ chức, thực hành các chương trình văn nghệ để phục vụ khách du lịch…

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo của các cấp, ngành và các địa phương cùng với sự tham gia tích cực của cộng đồng, các DSVHPVT trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được giữ gìn, phát huy và ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Nguồn

Cùng chủ đề

Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở khu vực miền núi

Sự ra đời của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa - văn nghệ quần chúng ở các huyện miền núi không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa cơ sở. Do đó, trong thời gian qua các địa phương ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để các CLB...

Nhìn từ Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách

Các em học sinh được nhập vai vào câu chuyện và nhân vật, biến nội dung trong cuốn sách thành những tiết mục sinh động qua hình thức kể chuyện kết hợp sân khấu hóa. Hơn thế, từ mỗi câu chuyện, các em biết liên hệ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm ý nghĩa. Đó chính là điểm nổi bật của Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách, góp phần khơi dậy đam mê đọc sách,...

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ngoạn mục, mức cao nhất trong 4 năm

Năm 2024, ngành công nghiệp Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,4% so với năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong sự tăng trưởng kinh tế.Các doanh nghiệp đã đẩy...

16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025

Theo Nghị quyết số 608/NQ- HĐND ngày 14/12/2024 của HĐND tỉnh Thanh Hóa, năm 2025 có 16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.Dự án nhà ở xã hội tại Khu Công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) (tháng 11/2024). Ảnh Đồng Thành.Trong đó có 9 khu đất các dự án trên địa bàn TP Thanh Hóa thuộc các phường: Lam Sơn, Quảng Hưng, Đông Hương, Đông Sơn,...

Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược góp phần xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh thành trọng điểm...

Ngày 4/1, tại LAMORI Resort & Spa, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân), Chi nhánh Tập đoàn Sao Mai – Khu nghỉ dưỡng và Spa Lam Kinh (LAMORI Resort & Spa) và Công ty Tư vấn Quản lý XpRienz Việt Nam (XVMC) đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược trong việc hướng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch.Lãnh đạo LAMORI Resort & Spa và XVMC ký kết hợp tác chiến lược trong lĩnh...

Cùng tác giả

Không cần Quang Hải đá chính, CLB Công an Hà Nội thắng dễ đội bóng Philippines

Câu lạc bộ Công an Hà Nội chạm trán Kaya Iloilo (Philippines) trên sân khách ở lượt trận thứ ba vòng bảng giải vô địch Đông Nam Á 2024-2025. Nhóm tuyển thủ Việt Nam vừa giành chức vô địch AFF Cup 2024 chỉ có Nguyễn Filip ra sân từ đầu, còn lại Nguyễn Quang Hải, Vũ Văn Thanh, Bùi Hoàng Việt Anh, Lê Phạm Thành Long không đá chính. Dù vậy, đại diện của V.League vẫn giành chiến thắng. Lê...

[Bản tin 18h] Thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

09/01/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin 18h của Báo Thanh Hóa có thông tin đáng chú ý...

Năm 2024, các doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp nộp ngân sách 31.100 tỷ đồng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (BQL KKTNS&CKCN) tiên phong trong công tác cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng công tác tham mưu; tập trung nguồn lực cho hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; chủ động hơn nữa trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy DN phát triển sản xuất, kinh doanh...

Năm 2025, lĩnh vực công thương tiếp tục giữ vai trò động lực chính cho tăng trưởng kinh tế

Chiều 9/1, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, hoạt động của ngành công thương tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song, với các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt và sự nỗ lực của tỉnh, ngành...

Chàng trai người Mông cho thuê đào chơi Tết kiếm tiền tỷ

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, khắp các phố phường Hà Nội đang trang hoàng đón Tết; cây cảnh, hoa đào, quất, bưởi… tràn ngập mang lại không khí Tết rộn ràng trên các nẻo đường. Chàng trai người dân tộc Mông Thào A Sáng tỉa tót những cây đào được đưa từ vùng núi xuống thành phố để cho thuê. Ngày Tết, hoa đào là một nét đặc trưng, điểm nhấn dường như không thể thiếu đối...

Cùng chuyên mục

Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở khu vực miền núi

Sự ra đời của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa - văn nghệ quần chúng ở các huyện miền núi không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa cơ sở. Do đó, trong thời gian qua các địa phương ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để các CLB...

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thanh Hóa tổ chức vào ngày 11 và 12/2

Sáng 8/1, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XXIII, năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND thành phố Thanh Hóa cùng các đơn vị, các câu lạc bộ thơ.Họa sĩ Phạm Duy Phương, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh phát biểu tại hội nghị.Nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân...

Nhìn từ Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách

Các em học sinh được nhập vai vào câu chuyện và nhân vật, biến nội dung trong cuốn sách thành những tiết mục sinh động qua hình thức kể chuyện kết hợp sân khấu hóa. Hơn thế, từ mỗi câu chuyện, các em biết liên hệ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm ý nghĩa. Đó chính là điểm nổi bật của Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách, góp phần khơi dậy đam mê đọc sách,...

đầm ấm, đầm đìa, đần đù, đầy đọa

Trong chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa số trước, chúng tôi đã nêu ra bốn từ ghép bị Từ điển từ láy tiếng Việt nhận lầm là từ láy: nôn nao, cồn cào, cơ cực, cục cằn. Trong bài này chúng tôi tiếp tục phân tích nghĩa đẳng lập của 4 từ: đầm ấm, đầm đìa, đần đù, đầy đọa (phần để trong ngoặc kép sau số mục là nguyên văn của Từ điển từ láy tiếng Việt...

Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 6/1, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa khen thưởng 8 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển hội năm 2024.Năm 2024, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đạt kết quả cao các nhiệm vụ, chương trình, trong đó...

Trò diễn Xuân Phả nghìn năm tuổi chỉ có ở Thanh Hóa

Mùa lễ hội, nếu có dịp về Thanh Hóa ghé huyện Thọ Xuân, nơi được mệnh danh là đất hai vua, lữ khách đừng bỏ lỡ cơ hội tận mắt chứng kiến một di sản độc nhất vô nhị của người địa phương: Trò diễn Xuân Phả. Năm 2016, trò Xuân Phả trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của Thanh Hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh. Ảnh: Nhân vật cung...

Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của thị xã công nghiệp

Việc xây dựng con người thị xã Bỉm Sơn có nếp sống văn minh đô thị được triển khai gắn với các phong trào, cuộc vận động do các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể phát động. Trong đó nổi bật là gắn với việc thực hiện có hiệu quả các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH).Phong trào VHVN phát triển rộng khắp ở các khu dân cư trên địa...

Không gian sách cũ

Khu phố trung tâm thương mại lớn nhất ở TP Thanh Hóa san sát những quán hàng, cửa hiệu lúc nào cũng đông đúc. Ở đây thường xuyên có các sự kiện quảng bá được tổ chức, thu hút đông đảo người dân tham gia.Tôi vốn dị ứng với những hoạt động đông người như thế nên dù đi qua khu vực ấy mỗi ngày, nhưng chẳng mấy khi chú ý. Cho đến lần chờ một cuộc hẹn, tôi...

Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược góp phần xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh thành trọng điểm...

Ngày 4/1, tại LAMORI Resort & Spa, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân), Chi nhánh Tập đoàn Sao Mai – Khu nghỉ dưỡng và Spa Lam Kinh (LAMORI Resort & Spa) và Công ty Tư vấn Quản lý XpRienz Việt Nam (XVMC) đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược trong việc hướng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch.Lãnh đạo LAMORI Resort & Spa và XVMC ký kết hợp tác chiến lược trong lĩnh...

Du lịch hứa hẹn bùng nổ với kỳ nghỉ tết dài 9 ngày

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là “cơ hội vàng” cho toàn ngành du lịch. Với đa dạng sự kiện, hoạt động văn hóa, du lịch, cùng sự chuẩn bị của các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch, Thanh Hóa hứa hẹn sẽ là điểm đến đầy sôi động, bùng nổ về lượng khách.Làng cổ Đông Sơn hứa hẹn là điểm đến thu hút khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất