Powered by Techcity

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)   


Sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)

Góp ý về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh tham gia một số ý kiến, cụ thể đó là:

Về đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó việc quy định tại khoản 5 Điều 58 Dự thảo “…người lao động được lựa chọn nộp số tiền vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của mình nhưng người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội để làm các thủ tục giải quyết hưởng các chế độ BHTN” chưa hợp lý, bởi:

Để xảy ra tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHTN là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đôn đốc thu, xử lý hành vi vi phạm về việc chậm đóng, trốn đóng BHTN. Khi thất nghiệp người lao động đã khó khăn, không có nguồn thu nhập, lại phải đóng tiếp phần đóng của mình mà doanh nghiệp đã thu nhưng không đóng cho người lao động lại càng thêm khó khăn cho người lao động. Hơn nữa, khi mà các biện pháp quản lý nhà nước không thể xử lý dứt điểm được hành vi vi phạm của doanh nghiệp, đẩy gánh nặng sang cho người lao động, rồi chờ “Khi cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng BHTN của người sử dụng lao động thì hoàn trả lại tiền mà người lao động đã đóng” là chưa đảm bảo quyền của người lao động khi tham gia đóng BHTN.

Thực tiễn thi hành Luật Việc làm cho thấy, vẫn còn một bộ phận người lao động khi nghỉ việc, mất việc không được hưởng quyền lợi về BHTN do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp cố tình bỏ trốn… không đóng, nợ đóng, trốn đóng và có trường hợp chiếm dụng cả tiền đóng BHTN của người lao động, dẫn đến tình trạng thiệt thòi rất lớn cho người lao động đã bị nghỉ việc, mất việc đồng nghĩa với việc mất thu nhập…, người lao động mong muốn được nhà nước có giải pháp hỗ trợ kịp thời đối với trường hợp doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng BHTN để người lao động được hưởng quyền lợi về BHTN đúng quy định, đảm bảo cuộc sống, phát triển việc làm mới.

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đề nghị cần nghiên cứu quy định dành một nội dung Quỹ BHTN hỗ trợ cho người lao động đóng số tiền vào Quỹ BHTN thuộc trách nhiệm đóng BHTN của người lao động nhưng người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội để làm các thủ tục giải quyết hưởng các chế độ BHTN. Khi cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng BHTN của người sử dụng lao động thì hoàn trả lại tiền Quỹ BHTN đã hỗ trợ người lao động.

Thực tế nguồn Quỹ BHTN ngoài phần đầu tư sinh lời, lãi suất… thì cơ bản có từ 3 nguồn chính: Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động đóng, như vậy việc trích từ nguồn Quỹ này vẫn đảm bảo tính chất công bằng, không ảnh hưởng đến phần đóng của các người lao động khác khi tham gia BHTN, nó chỉ nằm trong phần Nhà nước hỗ trợ và phần các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng.

Về thời gian đóng BHTN không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo (điểm đ khoản 2 Điều 60). Theo đó, điểm đ khoản 2 Điều 60 quy định: “Thời gian đóng BHTN không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo trong các trường hợp sau: đ) Thời gian đóng BHTN trên 144 tháng”.

ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc không tính hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với “thời gian đóng BHTN trên 144 tháng” sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người lao động, dễ dẫn đến tình trạng người lao động tìm cách để “bớt thiệt” cho cá nhân, với việc nghỉ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đến ngưỡng. Điều này sẽ gây xáo trộn thị trường lao động, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi mất đi những người lao động làm việc lâu năm hoặc xảy ra tình trạng người lao động phối hợp với người sử dụng lao động trục lợi chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Việc không tính thời gian đóng BHTN trên 144 tháng cũng chưa đảm bảo nguyên tắc về mức hưởng BHTN: “Mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHTN” khoản 3 Điều 54 Dự thảo.

Trợ cấp thất nghiệp là chính sách nhân văn đối với người lao động khi họ nghỉ việc mà chưa tìm được việc làm mới. Khoản trợ cấp này giúp người lao động giảm bớt gánh nặng cuộc sống trong quá trình tìm việc làm. Do đó, chính sách trợ cấp BHTN cần xây dựng trên sự bình đẳng trong đóng góp; chẳng hạn, người có thời gian đóng nhiều thì hưởng nhiều hơn người đóng ít.

Do vậy, đại biểu cho rằng nên xem xét quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp cho tới khi tìm được việc làm mới.

Về công nhận tương đương hoặc miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. Theo đó, điểm b khoản 3 Điều 41 dự thảo quy định về Công nhận tương đương hoặc miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia: …“Người lao động có chứng chỉ, chứng chỉ năng lực thực hiện, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hoặc kỹ năng, khả năng thực hành nghề nghiệp ở trình độ cao theo quy định của pháp luật liên quan được xem xét miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia hoặc công nhận tương đương với trình độ kỹ năng nghề quốc gia”.

ĐBQH Võ Mạnh Sơn đề nghị cần quan tâm làm rõ nội dung xem xét miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia hoặc công nhận tương đương với trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho phù hợp, tương thích với các văn bản quy phạm pháp luật khác, nhất là Luật số 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ 1/1/2024, đối với đối tượng công tác trong ngành y tế, tránh làm phát sinh thủ tục hành chính, chồng chéo giữa các văn bản. Bởi vì người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thường phải trải qua quá trình đào tạo, thử việc dài hạn, nhiều áp lực, kinh phí, mặt khác đã được cấp giấy phép hành nghề. Nếu tiếp tục phát sinh thêm thủ tục đề nghị xem xét miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia hoặc công nhận tương đương với trình độ kỹ năng nghề quốc gia sẽ khó khăn thêm về thời gian, kinh phí cho đối tượng công tác trong ngành y tế.

Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định hiện nay chưa có quy định nào dành cho người người lao động tuân thủ và tham gia đóng đầy đủ BHTN. Để khuyến khích người lao động tích cực tham gia BHTN, đề nghị nên nghiên cứu thêm, cần có quy định hỗ trợ đối với đối tượng này khi về hưu hoặc hỗ trợ thân nhân người lao động khi gặp rủi ro về việc làm.

Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (khoản 1 Điều 65). Theo đó, việc quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng đã đóng BHTN gần nhất trước khi thất nghiệp như hiện nay là thấp, chưa hấp dẫn, thu hút được người lao động tham gia, gắn bó lâu dài với chính sách BHTN.

Thực tế hiện nay đa số các doanh nghiệp đóng BHTN cho người lao động chỉ vừa bằng hoặc cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, trong khi mức lương tối thiểu vùng hiện nay còn thấp, chưa đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Khi thất nghiệp, người lao động không có nguồn thu nhập, cuộc sống của bản thân và gia đình gặp rất nhiều khó khăn, với mức hỗ trợ thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng đã đóng BHTN không đủ để trang trải cuộc sống, thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đề nghị cần xem xét tính toán gia tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động lên 75% thay vì 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc như hiện nay.

Đối với trường hợp người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 Dự thảo quy định: “Người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động…” không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Điều này cần nghiên cứu xem xét thêm, bởi vì:

Thực tế thị trường lao động hiện nay cho thấy, không ít doanh nghiệp muốn sa thải người lao động mà không có lý do chính đáng đã thực hiện rất nhiều hình thức, mánh khóe như đẩy chỉ số đánh giá hiệu quả công việc lên mức không thể thực hiện được, ban hành nội quy trừ lương, thưởng và các khoản thu nhập khác khi không bảo đảm được chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, vi phạm các lỗi nhỏ trong quá trình làm việc… để trừ phần lớn lương, thưởng của người lao động, khiến người lao động rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thu nhập quá thấp, không đủ chi trả cho nhu cầu sống cơ bản hàng ngày. Thông qua đó, ép người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với lao động lớn tuổi, nhất là những lao động nữ, ngoài 40 tuổi trở lên thường bị chủ sử dụng lao động, quản lý của công ty tìm cách cho nghỉ việc vì lý nhiều lý do khác nhau. Với những lao động kiên trì, nhẫn nhịn để làm việc, thì chủ sử dụng tìm cách bắt lỗi, phạt lương, thưởng… để chấm dứt hợp đồng, tuyển dụng lao động trẻ hơn thay thế.

Mối quan hệ lao động giữa chủ sử dụng và người lao động, trên thực tế thường “muôn hình vạn trạng” trong việc bị sa thải hoặc xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Chưa bàn tới chuyện đúng sai trong việc bị thôi việc, nhưng với người lao động luôn ở thế thiệt thòi hơn. Khi bị buộc thôi việc, kỷ luật thì bản thân người lao động sẽ bị giảm cơ hội việc làm tại công ty khác; đặc biệt là ngay lập tức mất đi nguồn thu nhập để lo cho sinh hoạt, gia đình, con cái. Chưa tìm được việc làm ngay thì người lao động chỉ biết trông vào nguồn tiền trợ cấp thất nghiệp. Trong khi đó, dự thảo luật lại không cho phép người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian khó khăn tìm kiếm công việc mới là không bảo đảm được mục đích của chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ cho người lao động thực sự khó khăn về việc làm.

Ngoài ra, việc quy định bị sa thải hoặc xử lý kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp là cũng chưa phù hợp với nguyên tắc “đóng – hưởng” được quy định trong pháp luật về BHXH. Bản thân người lao động phải trích tiền lương đóng BHTN trong quá trình lao động, lại không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị sa thải, buộc thôi việc là không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.

ĐBQH Võ Mạnh Sơn đề nghị xem xét, nghiên cứu quy định phù hợp liên quan đến vấn đề tiếp tục tham gia BHXH của người lao động bị sa thải, trường hợp đơn vị sử dụng lao động không tiếp nhận lao động thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc xem xét nghiên cứu xây dựng quy định mang tính nguyên tắc để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này, có thể nghiên cứu quy định cho phép họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đầy đủ bằng chứng về việc bị từ chối nhận việc vì lý do đã bị sa thải, buộc thôi việc ở doanh nghiệp, đơn vị trước đó. Về góc độ việc làm, cần thiết có quy định hoặc cơ chế kiểm soát phù hợp để tránh phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động liên quan đến vấn đề người lao động bị sa thải, buộc thôi việc trước đó.

Quốc Hương



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/dbqh-vo-manh-son-doan-dbqh-tinh-thanh-hoa-tham-gia-gop-y-ve-du-an-luat-viec-lam-sua-doi-nbsp-nbsp-231633.htm

Cùng chủ đề

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).Tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá) đã góp ý như sau:Về bổ sung nước giải khát theo Tiêu...

Đóng góp của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tham gia Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp, thảo luận, kiến nghị về nhiều nội dung quan trọng cho công tác xây dựng pháp luật cũng như đóng góp các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhằm thúc đẩy kinh tế- xã hội của đất nước, của tỉnh tiếp tục phát triển.ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ...

Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc nhập phường Tân Sơn vào phường Phú...

Chiều 26/11, UBND phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15, ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025.Các đại biểu dự hội nghị.Theo Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,87km2, quy mô...

Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phải thực sự công tâm, khách quan  

Chiều 26/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc...

Tập huấn chính sách thuế và đối thoại với người nộp thuế quý IV/2024

Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, giúp người nộp thuế tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách thuế, ngày 26/11, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn chính sách thuế và đối thoại với người nộp thuế quý IV năm 2024. Tham dự hội nghị tập huấn có giám đốc, kế toán của hơn 400 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký kê khai nộp thuế tại văn phòng...

Cùng tác giả

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).Tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá) đã góp ý như sau:Về bổ sung nước giải khát theo Tiêu...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023”; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong...

Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024

Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 Ngày 26/11/2024, Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 được diễn ra dưới sự điều hành của đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh để thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng nhằm phát triển kinh tế – xã hội tỉnh năm 2025. Page Content Quang cảnh Phiên họp Tham dự Phiên họp có các đồng...

Trang trại triệu đô

Ngay tại vùng đồi xứ Thanh, một trang trại trồng trọt đem về lợi nhuận tương đương khoảng 1,65 triệu đô la mỗi năm, nghe tưởng viển vông nhưng đó là sự thật. Đã là năm thứ 4 cho thu hoạch và mỗi năm doanh thu đều tăng dần, càng khẳng định tư duy và hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại của chủ trang trại.Trang trại cây có múi liền vùng 83ha cho thu nhập khoảng 40 tỷ...

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ...

Cùng chuyên mục

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).Tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá) đã góp ý như sau:Về bổ sung nước giải khát theo Tiêu...

Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024

Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 Ngày 26/11/2024, Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 được diễn ra dưới sự điều hành của đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh để thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng nhằm phát triển kinh tế – xã hội tỉnh năm 2025. Page Content Quang cảnh Phiên họp Tham dự Phiên họp có các đồng...

Ký kết hợp tác giữa Hội Cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa và Hiệp hội Cựu chiến binh tỉnh Hủa Phăn

Sáng 27/11, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Thanh Hóa và Hiệp hội CCB tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) đã có buổi hội đàm đánh giá kết quả thực hiện bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2024 và ký kết biên bản hợp tác giai đoạn 2024-2025.Lãnh đạo Hội CCB tỉnh Thanh Hóa và Hiệp hội CCB tỉnh Hủa Phăn ký kết biên bản hợp tác giai đoạn 2024-2025.Tại buổi hội đàm, lãnh đạo Hội CCB tỉnh...

Đóng góp của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tham gia Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp, thảo luận, kiến nghị về nhiều nội dung quan trọng cho công tác xây dựng pháp luật cũng như đóng góp các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhằm thúc đẩy kinh tế- xã hội của đất nước, của tỉnh tiếp tục phát triển.ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 27/11/2024

Hôm nay (27/11), Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Cụm thi đua số 6, Bộ Công an tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024; Hội đàm đánh giá kết quả thực hiện thoả thuận hợp tác giữa cựu chiến binh 2 tỉnh Thanh Hóa-Hủa Phăn (Lào)...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-27-11-2024-231559.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 27/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 27/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-27-11-2024-231573.htm

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Chỉ thị về việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện tham gia Công an nhân dân năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND về việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện tham gia Công an nhân dân năm 2025. Nội dung Chỉ thị như sau:Năm 2024, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ vào Quân đội nhân dân và Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là công tác tuyển quân) đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn...

Đề nghị xét, công nhận 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Chiều 26/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận...

Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc nhập phường Tân Sơn vào phường Phú...

Chiều 26/11, UBND phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15, ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025.Các đại biểu dự hội nghị.Theo Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,87km2, quy mô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất