Powered by Techcity

ĐBQH Phạm Thị Xuân tham gia góp ý về dự thảo Luật Tổ chức Toà án Nhân dân (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 28/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức Toà án Nhân dân (TAND) (sửa đổi).

ĐBQH Phạm Thị Xuân tham gia góp ý về dự thảo Luật Tổ chức Toà án Nhân dân (sửa đổi)

Tham gia góp ý về đổi mới TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, ĐBQH Phạm Thị Xuân, Thư ký TAND huyện Quan Hóa (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) cho rằng, việc đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử theo hướng tổ chức TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm là phù hợp và cần thiết với các lý do như sau: Việc đổi mới này là để thể chế hóa yêu cầu của Đảng, cụ thể như sau: Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đặt ra yêu cầu “Thống nhất nhận thức về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đó là: “Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; “Hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử”.

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đề ra định hướng “Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử.”

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra nhiệm vụ: “Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”.

Thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND phúc thẩm bị thu hẹp dần để tăng thẩm quyền cho các TAND sơ thẩm. So với trước đây, thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đã được mở rộng hơn nhiều (trước đây, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xét xử các vụ án hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm, thì nay đã xét xử các vụ án hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 15 năm tù; nhiều tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài trước đây thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm đã được chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm…).

Tổ chức lại các Tòa án theo thẩm quyền xét xử (sơ thẩm – phúc thẩm) để khắc phục tình trạng quan hệ giữa cấp Tòa án là quan hệ hành chính; góp phần thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử. Hiện nay, các Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đều được quy định rõ trong các luật tố tụng và trong bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm, TAND cấp cao, TAND tối cao đều nhận định về bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm mà không nhận định về bản án quyết định của Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh.

Tiếp tục khẳng định Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện thẩm quyền tài phán của quốc gia chứ không phải là Tòa án của tỉnh, huyện; không thực hiện quyền tài phán của tỉnh, huyện. Các luật tố tụng hiện hành đều quy định về thủ tục xét xử tại Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm.

Đây là bước tiến lớn về đổi mới tư duy chính trị – pháp lý, phù hợp định hướng cải cách tư pháp chứ không đơn thuần là thay đổi tên gọi.

Quy định này không ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương. Cơ chế lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của cơ quan dân cử đối với Tòa án; quan hệ phối hợp công tác với các Cơ quan thực thi pháp luật vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành.

Việc thành lập các Tòa án này sẽ không phải sửa các luật liên quan vì đã quy định trong điều khoản chuyển tiếp của dự thảo Luật.

Việc đổi mới TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử có phát sinh chi phí sửa con dấu, biển hiệu của Tòa án nhưng không đáng kể so với lợi ích to lớn, lâu dài của việc đổi mới các Tòa án này (như: tăng được hiệu quả, chuyên môn hóa được hoạt động của ngành toà án và đặc biệt bảo đảm tính nhất quán trong áp dụng pháp luật; phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay và trong tương lai; bảo đảm tính minh bạch; tránh được việc các cơ quan hành chính có thể tác động đến tính độc lập của Tòa án…).

Tham gia góp ý về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp (khoản 3 Điều 141), đại biểu Phạm Thị Xuân đề nghị chỉnh lý khoản 3 Điều 141 dự thảo Luật như sau: “Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp” với lý do sau: Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định tại Điều 3 Hiến pháp “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

Để bảo vệ quyền con người, quyền công dân đối với hình ảnh, bí mật cá nhân, gia đình…, quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố tại phiên tòa nhưng chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh… Các thông tin, chứng cứ này cần được Hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.

Để bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác.

Việc quy định tại khoản 3 Điều 141 dự thảo Luật không hẹp hơn so với Luật Báo chí. Luật báo chí quy định hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật. Luật này và pháp luật có liên quan cho phép đến đâu thì báo chí được thực hiện đến đó.

Để thuận lợi cho hoạt động chuyên môn của Tòa án và các cơ quan chức năng khác, dự thảo Luật đã bổ sung khoản 4 với nội dung: Tòa án tiến hành ghi âm lời nói, ghi hình ảnh toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật là phù hợp. Việc bổ sung quy định nêu trên vừa đảm bảo cho phiên tòa được tiến hành đúng pháp luật, chất lượng, trang nghiêm; vừa đảm bảo tính khả thi và tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Sau này Viện kiểm sát có giám sát hay cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cần kiểm tra thông tin thì kiểm tra trên kết quả ghi âm, ghi hình của Tòa án.

Quốc Hương

Nguồn

Cùng chủ đề

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên chung vui, chúc mừng Giáo phận Thanh Hóa và đồng bào Công giáo nhân...

Tối 24/12, tại Nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến chung vui, chúc mừng Giám mục Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa; các linh mục, chức sắc, chức việc cùng đồng bào...

[Cập nhật] – Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và trả lời...

Sáng 24/12, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, chủ trì hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (22/12/1989

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt...

Cùng tác giả

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Cùng chuyên mục

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Liên tiếp đón không khí lạnh tăng cường, miền Bắc lại chìm trong rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25-12, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, từ khoảng đêm 26 và ngày 27-12, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Không khí lạnh tăng cường mạnh khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ rét đậm, rét hại. Ảnh: Văn Duẩn Từ đêm 27-12,...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ...

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng thăm, chúc mừng lễ Giáng sinh 2024 tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Giám mục Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa; Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đoàn kết Công giáo Việt Nam; Giám mục Nguyễn Hữu Long, Giám mục giáo phận Vinh; Giám mục Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh trân trọng đón Đoàn. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng thăm, chúc mừng Giám mục Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh nhân lễ Giáng sinh 2024 Trong không khí ấm...

14 doanh nghiệp FDI ở Thanh Hóa đã có kế hoạch thưởng lương tháng 13 cho người lao động

Đến nay, có 14/38 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch thưởng lương tháng 13 cho người lao động với mức trung bình là 1 tháng lương cơ bản.Các đại biểu dự hội nghị giao ban.Sáng 25/12, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban với các doanh nghiệp (DN) FDI trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp...

Ngành VH, TT&DL Thanh Hóa xác định mục tiêu đề ra cho năm 2025 có tính phấn đấu cao và giải pháp thực hiện...

Sáng 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024,...

[E-Magazine] – Những anh hùng trên xứ sở của những bản hùng ca Thanh Hóa

Đối với nhiều thế hệ người con Thanh Hóa, đặc biệt là thế hệ sinh ra sau chiến tranh, những năm tháng một thời hoa lửa với những con người của thế hệ anh hùng vẫn là nguồn cảm hứng bất tận. Ấy vậy mà, có ai đã từng thắc mắc đẳng cấp “ách” (Aces) là gì? Phi công nào người Thanh Hóa có thành tích bắn rơi nhiều máy bay nhất? Loại máy bay tiêm kích duy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất