Powered by Techcity

Dấu tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên vùng đất Châu Lang

Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Vùng đất Châu Lang (nay là huyện Lang Chánh) tuy không phải là nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa, nhưng đã chứng kiến những tháng ngày gian khổ, nếm mật, nằm gai bảo toàn lực lượng của nghĩa quân.

Dấu tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên vùng đất Châu LangDi tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh chùa Mèo – tương truyền liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Thời gian đầu của cuộc khởi nghĩa, do tương quan lực lượng quá chênh lệch nên Lê Lợi đã chủ động vừa chiến đấu vừa lui quân về Mường Mọt – một mường lớn của châu Lang Chánh, nay là xã Bát Mọt (Thường Xuân) để bảo toàn lực lượng. Quân địch vẫn vây ráp và lùng sục ráo riết, Lê Lợi quyết định rút toàn bộ lực lượng từ Mường Mọt tiến sâu vào vùng núi Chí Linh. Bằng kế “điệu hổ ly sơn” cho Lê Lai cải trang thành “Chúa Lam Sơn” tiến đánh quân Minh, Lê Lợi và nghĩa quân mới thoát cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Giai đoạn này, trước sự truy sát gắt gao của quân giặc, Lê Lợi không ít lần lui quân về địa bàn rừng núi Lang Chánh để củng cố và bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến. Về đây, nghĩa quân Lam Sơn đã được đồng bào các dân tộc huyện Lang Chánh đùm bọc, đồng cam cộng khổ chiến đấu với quân thù.

Chí Linh là một ngọn núi nằm trên dãy Pù Rinh, trên địa bàn các xã Giao An và Trí Nang – là một vùng núi hiểm yếu bậc nhất ở thượng du sông Chu, kéo dài và chiếm một khu vực khá rộng lớn thuộc hai huyện Lang Chánh, Thường Xuân. Nơi đây đóng vai trò là căn cứ thứ hai, là “nơi ra đi, chốn trở về”, “nơi che chở và nuôi dưỡng” nghĩa quân Lam Sơn trong suốt 10 năm chống giặc Minh.

Dấu tích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, không thể không nhắc đến thác Ma Hao ở làng Năng Cát, xã Trí Nang. Tên thác này cùng gắn liền với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Tương truyền, sau khi nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh để củng cố lực lượng, quân giặc lùng sục bủa vây ráo riết khắp nơi, nghĩa quân nhiều phen phải mở đường máu thoát hiểm. Một lần Lê Lợi cùng vài người lính mang theo con chó đi từ núi Pù Rinh gặp một thác nước cao, nước chảy xiết, người và vật mệt rã rời. Quân giặc lại đuổi ráo riết, Lê Lợi cùng quân lính phải bơi vượt sang bờ bên kia, con chó do kiệt sức và lòng suối rộng, lại chảy xiết nên không thể bơi theo. Khi quân giặc đuổi đến, con chó liền quay lại cắn xé lũ giặc rồi nhảy xuống dòng nước xiết. Khi quân giặc rút, Lê Lợi sai quân lính quay lại tìm con chó quý, thì thấy chó đã chết dưới dòng nước. Ông truyền lệnh quân lính chôn con chó bên bờ suối. Sau này Lê Lợi đặt thác nước đó là thác Ma Hao (theo tiếng Thái có nghĩa là chó ngáp).

Sự tích của bản Năng Cát cũng vậy, một lần hành quân qua bản Năng Cát khi trời đã về chiều, Lê Lợi cho ba quân hạ trại, nấu cơm, quân sĩ mang nồi niêu ra khe suối để vo gạo, lấy nước nấu cơm. Vì quân đông, lại vội vàng nên làm khe cạn, nước nấu cơm lẫn cả cát dưới khe. Khi dùng bữa, thấy có cát dưới đáy nồi cơm, để khắc ghi dấu ấn những ngày đầu gian khổ, Lê Lợi đặt tên cho vùng đất này là Năng Cát, tên ấy ngày nay vẫn được lưu giữ. Ở bản Năng Cát hiện nay có đền thờ Lê Lợi.

Chùa Mèo, hay còn gọi chùa Chu ở làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến (nay là thị trấn Lang Chánh) được xây dựng từ thời nhà Trần. Tương truyền, một lần Lê Lợi cùng nghĩa quân lánh nạn, khi đi qua chùa Chu, thấy trong chùa chỉ còn lại con mèo, ông đã sai nghĩa quân đem theo con mèo cùng đi lánh nạn. Lòng thương cảm và trách nhiệm của chủ tướng ngay cả đối với con vật nuôi bé nhỏ đã thổi bùng ngọn lửa căm thù giặc, quyết giành lại non sông, cởi ách xâm lăng của giặc Minh làm nức lòng quân sĩ xông lên diệt giặc. Để ghi nhớ sự kiện đó, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, ngôi chùa đã được Lê Lợi cho tu sửa và đổi tên thành chùa Mèo. Hiện chùa này đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Cùng với đó còn rất nhiều địa danh gắn Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn được người dân Lang Chánh như: Suối Lá (Huối Vớ), Huối Láu (suối Rượu) chảy qua địa phận thôn Chiềng Nang, xã Giao An. Hay như làng Chiềng Lẹn, làng Húng, xã Giao Thiện; địa danh Mường Chính (Mường Chánh), xã Tân Phúc; Mường Nanh thuộc địa bàn hai xã Yên Thắng, Yên Khương, núi Doanh Biểu, địa danh vườn cam…

Nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm vóc, giá trị lịch sử, văn hóa quý báu của những di sản về khởi nghĩa Lam Sơn, những năm qua huyện Lang Chánh luôn quan tâm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản. Đặc biệt, năm 2018 UBND huyện Lang Chánh đã phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học “Lang Chánh với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và việc bảo tồn, phát huy di sản lịch sử – văn hóa”, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam. Tại hội thảo, đa phần các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Đất và người Lang Chánh đã có những đóng góp to lớn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vùng rừng núi Pù Rinh đã trở thành căn cứ địa quan trọng thứ 2 của cuộc khởi nghĩa, nơi đây nghĩa quân Lam Sơn ít nhất 3 lần rút quân về để bảo toàn và củng cố lực lượng, góp phần vào thắng lợi vĩ đại cuối cùng của cuộc khởi nghĩa.

Hiện 3 cụm di tích, danh thắng liên quan đến cuộc khởi nghĩa quân Lam Sơn đã được xếp hạng di tích – danh thắng cấp tỉnh đó là thác Ma Hao – bản Năng Cát, chùa Mèo và thác Huối Láu. Những năm qua huyện Lang Chánh đã có nhiều giải pháp trùng tu, bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử. Cùng với đó, tập trung đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, kết nối với giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng mới các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng bản Ngàm Pốc (xã Yên Thắng), bản Ngày (xã Lâm Phú), các điểm du lịch Thung Bằng (xã Đồng Lương); làng Thiền, làng Năng Cát (xã Trí Nang); điểm du lịch đền thờ Lê Lợi (xã Trí Nang); điểm du lịch làng Húng (xã Giao Thiện); điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh. Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh công nhận quần thể núi Chí Linh là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, hướng tới công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia…

Bài và ảnh: Khắc Công

Nguồn

Cùng chủ đề

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ...

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023”; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong...

Đề nghị xét, công nhận 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Chiều 26/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận...

Thảo luận, cho ý kiến vào một số tờ trình, kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế

Sáng 26/11, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp UBND tỉnh tháng 11/2024 để nghe và cho ý kiến vào một số tờ trình, kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại phiên họp.Tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên...

Cùng tác giả

Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hoá tổng kết dự án VIE071

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án VIE071 - Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” năm 2024.Các đại biểu dự hội nghị.Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển xã hội...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 28/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức hội nghị tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Lãnh đạo Công ty Sông Chu chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu (gọi tắt Công ty Sông Chu), các chi nhánh trực thuộc; đại diện các đơn vị...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ...

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 28/11/2024

Hôm nay (28/11), Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh ra quân Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-28-11-2024-231691.htm

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất