Powered by Techcity

Đất làng Trinh Hà


Không chỉ nổi tiếng với nghề nhuộm vải, làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa) còn có đền thờ Triệu Việt Vương – vua của nước Vạn Xuân, người kế nghiệp Lý Nam Đế đánh đuổi nhà Lương phương Bắc xâm lược…

Đất làng Trinh HàĐền thờ Triệu Việt Vương. Ảnh: Vân Anh

Những ngày này, không khí xuân vẫn tràn ngập tại làng Trinh Hà. Từ đường làng, ngõ xóm rộn ràng tiếng trống, điệu hát,… để chuẩn bị cho lễ hội Kỳ phúc, lễ hội lớn nhất trong năm của làng, được tổ chức tại Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương. Lễ hội thường niên được tổ chức từ 11 đến 13/2 âm lịch.

Lễ hội Kỳ phúc làng Trinh Hà tái hiện nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh. Một trong những nét đặc sắc của lễ hội, được người dân háo hức nhất là hội thi nấu cơm, tái hiện tinh thần nuôi quân thời xưa. Mỗi đội tham gia thi gồm 3 thành viên: người quẩy gậy, người đun lửa nấu cơm và người chuẩn bị nguyên liệu, vừa đi vừa nấu. Thành viên của đội được làng chọn thường là những cặp trai gái, thanh niên tiêu biểu, có sức khỏe và sự khéo léo. Các đội mặc trang phục truyền thống.

Chiếc quẩy cơm dùng trong hội thi đầu có hình rồng, phượng, nét đẹp văn hóa này được người làng giữ gìn đã hàng trăm năm, thể hiện lòng tự hào, tưởng nhớ vua Triệu Việt Vương. Trên gậy có treo chiếu dóng bằng thép, mang theo một chiếc niêu nhỏ đựng gạo và nước. Khi tiếng trống khai cuộc vang lên, các đội bắt đầu vừa đi vừa nấu cơm vòng quanh sân đình. Các thành viên có sự phối hợp nhịp nhàng trong từng bước chân, nhịp thở để niêu cơm được cân bằng, nước không chắt ra ngoài, lửa được giữ ổn định, để cơm chín tới ngon dẻo, bùi ngậy. Nồi cơm chiến thắng sẽ được dâng lên cúng tế Triệu Việt Vương. Nồi cơm còn lại sẽ được mọi người chung vui liên hoan ngay tại sân đình. Ông Đỗ Minh Nghĩa, Trưởng làng Trinh Hà, vui vẻ cho biết: “Hội làng là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu, từ đó cùng tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa làng… Năm nào hội cũng được tổ chức trong không khí vui tươi, đầm ấm”.

Theo các vị cao niên, Trinh Hà là tên mà vua Triệu Việt Vương đặt cho làng. Tương truyền, trong thời kỳ xây dựng bản doanh tại đây, binh lính trong đoàn có trêu đùa các cô gái, tuy nhiên các cô không bông đùa theo mà vẫn luôn giữ dáng vẻ “thục nữ” của con gái nhà lành. Thấy vậy, vua liền đổi tên từ Vạn Hà thành Trinh Hà, chữ “Trinh” với ý nghĩa khen ngợi đức hạnh, tinh khôi của người phụ nữ.

Thời bấy giờ, người dân trong làng đều ủng hộ nghĩa quân. Trong đó có hai người rất hảo tâm đã giúp tiền của và lương thực. Hai người giúp Triệu Quang Phục được dân gian gọi là “Già Nuôi đại vương” và “Xã U vương”. Trên văn bia làng Trinh Hà do Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh soạn năm 1897 còn ghi: Triệu Việt Vương đóng quân lúc hành quân tên là Quang Phục. Quãng năm Đại Đường nhà Lương, ông cùng với cha là Triệu Túc, làm quan thời Tiền Lý. Gặp giặc Lâm Ấp vào cướp nước ta, vua sai làm tướng đuổi đánh. Đóng quân ở ngách sông Tây Hà (còn gọi là sông Kim Trà, sông Ấu, sông Dọc), cùng quân giặc đánh nhau ở châu Cửu Đức, phá tan quân giặc, được phong Đại Việt tướng quân. Vài năm sau vua Lý Nam Đế bị quân Lương đánh thua, chết ở động Khuất Liêu (Khuất Lạo). Triệu Việt Vương bèn đem quân đánh phá tướng giặc nhà Lương là Dương Sàn và lên làm vua” (theo sách Địa chí văn hóa Hoằng Hóa).

Đến nay, dấu ấn của cuộc khởi nghĩa vẫn còn lưu tên ở những cánh đồng, đường đi lối lại trong làng. “Triệu Việt Vương đã xây dựng bản doanh ở Trinh Hà để làm căn cứ chống giặc Lương phương Bắc và giặc Lâm Ấp phương Nam. Đến nay các cánh đồng và đường đi ở vùng này còn những tên gọi mang dấu ấn lịch sử như đồng Bản Phủ, đồng hạ Mã, đường Cán Cờ, hang Trống, hang Chiêng…” (Sách Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của Nhân dân xã Hoằng Trung).

Ghi nhớ công lao to lớn, người dân làng Trinh Hà đã lập đền thờ Triệu Việt Vương, trước đây còn có tên gọi là nghè “Quốc tế”. Năm 1879 dưới thời Tự Đức, đền được tôn tạo to đẹp vào hạng nhất nhì trong huyện. Đền được dựng trên khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, có nghinh môn 3 tầng, chính tẩm bề thế. Tầng 3 của nghinh môn vẫn còn lưu 4 chữ “Nam thiên cổ miếu” (tức miếu cổ trời Nam). Thời đó, có các nghệ nhân làng Trinh Hà tham gia tu bổ đền như ông Phạm Văn Sắc, Đỗ Văn Bơn, nổi tiếng một thời với các bức khắc chạm mảng phù điêu công phu, tinh xảo. Trải qua thời gian, đến nay, đền thờ Triệu Việt Vương đã trở thành điểm thờ cúng linh thiêng của làng Trinh Hà và các vùng lân cận.

Đền thờ Triệu Việt Vương nổi bật với kiến trúc gỗ tinh xảo. Những cột đá vững chãi cùng cột gỗ lim chắc chắn được bàn tay khéo léo của người thợ mộc xưa kia tạo nên, giúp di tích chống đỡ ngoại lực tác động. Các mảng chạm khắc gỗ là linh vật mang biểu tượng sức mạnh đặc trưng như hổ phủ, rồng, lân…

Ông Đỗ Văn Chân (80 tuổi), người gắn bó trông coi đền hơn 30 năm cho biết: “Do là đền thờ nhà vua, nên việc tế lễ trước đây diễn ra rất long trọng. Vào những kỳ đại tế, phải có quan đầu tỉnh làm chủ tế, bên cạnh còn có quan phủ, quan huyện và quan viên chức sắc trong vùng. Tại đền thờ còn lưu giữ đôi câu đối, đại ý: Khi xưa là nơi đóng quân, nay là miếu thờ linh thiêng/ Trên thì nhà vua, dưới thường dân muôn năm thờ cúng”.

Bên cạnh đó, làng Trinh Hà xưa còn nổi tiếng với nghề nhuộm. Vải nhuộm của làng nức tiếng một thời tại các chợ Kẻ Quăng, chợ Huyện, chợ Bút… Nghề nhuộm là nguồn thu nhập chính, giúp người dân làm giàu thời bấy giờ.

Đến nay, làng Trinh Hà hay còn gọi là thôn Trinh Hà đã trở thành vùng quê kiểu mẫu sáng – xanh – sạch – đẹp. Đây là thôn thứ 2 của xã về đích NTM kiểu mẫu. Hiện, đời sống người dân trong làng ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.

Vân Anh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/dat-lang-trinh-ha-240336.htm

Cùng chủ đề

Lễ hội Đền thờ Trần Hưng Đạo Xuân Ất Tỵ 2025

Đêm 11/2 (tức 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia Đền thờ Trần Hưng Đạo (thôn Thổ Khối, xã Yên Dương), UBND huyện Hà Trung đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Trần Hưng Đạo Xuân Ất Tỵ 2025.Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đóng ấn tại lễ hội.Dự lễ hội có các đồng chí: Đào...

Thiệu Hóa tổ chức hội thao “Mừng Đảng

Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao và trưng bày sách, báo, ấn phẩm xuân Ất Tỵ 2025 trên tinh thần an toàn, tiết kiệm. Qua đó, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân trong dịp đầu năm mới.Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Hoàng Trọng Cường trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thao.Hội thao gồm...

Thị xã Nghi Sơn phấn đấu trồng hơn 200.000 cây xanh dịp Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 

Chiều 3/2 (mùng 6 tháng Giêng), tại Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ (phường Nguyên Bình), UBND thị xã Nghi Sơn tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025.Các đồng chí Thường trực Thị ủy Nghi Sơn tham gia trồng cây.Trong những năm qua, thị xã Nghi Sơn đã triển khai thực hiện tốt phong trào trồng cây, trồng rừng. Công tác trồng rừng...

Xứ Thanh trong dòng chảy thời đại mới

Như một lẽ tất yếu được tạo hóa sắp đặt, mùa xuân mang ý nghĩa của sự khởi đầu đầy niềm tin và hứng khởi, hay là nền móng của mọi khát vọng đổi mới và sự vươn dậy diệu kỳ. Để rồi, quy luật của tạo hóa dường như cũng ứng nghiệm một cách đầy kinh ngạc với quy luật cuộc sống, khi mà Xuân Ất Tỵ 2025 đầy hứa hẹn sẽ thổi bùng khí thế hào sảng...

Khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê

Sáng 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng), TP Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025.Đội tế Câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật truyền thống phường Quảng Thắng thực hiện nghi thức tế miếu.Dự lễ hội có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ...

Cùng tác giả

Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng

Đi giữa bạt ngàn màu xanh của rừng sản xuất trên địa bàn các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lặc... chúng tôi được lắng nghe nhiều hơn những câu chuyện khát vọng làm giàu từ rừng. Nổi bật là các địa phương, đơn vị, người dân đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng (BVR) tận gốc và trồng rừng bằng...

Sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, quy mô lớn, những năm qua ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.Diện tích sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn tại xã Đồng Thắng (Triệu Sơn). Nắm bắt những vướng...

Các địa phương cơ bản thống nhất với điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện VIII). Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan dự hội nghị.Phó Chủ tịch UBND...

Tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tỉnh Thanh Hóa có sự tăng trưởng mạnh, việc lập phương án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực vận hành lưới điện hạ áp, giảm tổn thất điện năng và giảm số khách hàng điện áp thấp sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cấp điện cho khách hàng.Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa Nghiêm Đình Sơn (đứng giữa) kiểm...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 23/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 23/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-23-2-2025-240547.htm

Cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng

Đi giữa bạt ngàn màu xanh của rừng sản xuất trên địa bàn các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lặc... chúng tôi được lắng nghe nhiều hơn những câu chuyện khát vọng làm giàu từ rừng. Nổi bật là các địa phương, đơn vị, người dân đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng (BVR) tận gốc và trồng rừng bằng...

Sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, quy mô lớn, những năm qua ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.Diện tích sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn tại xã Đồng Thắng (Triệu Sơn). Nắm bắt những vướng...

Tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tỉnh Thanh Hóa có sự tăng trưởng mạnh, việc lập phương án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực vận hành lưới điện hạ áp, giảm tổn thất điện năng và giảm số khách hàng điện áp thấp sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cấp điện cho khách hàng.Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa Nghiêm Đình Sơn (đứng giữa) kiểm...

Nâng cấp mở rộng đường giao thông, tạo diện mạo mới cho thành phố

Nhằm hướng tới đồng bộ hạ tầng giao thông, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, TP Thanh Hóa đang tích cực thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến phố trên địa bàn.Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cầu vượt đường sắt và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa).Trong những năm gần...

Tài chính vi mô Thanh Hóa

Trong bức tranh kinh tế Việt Nam, các hộ thu nhập thấp, yếu thế và doanh nghiệp siêu nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, rào cản tài chính luôn là trở ngại lớn đối với họ. Trong bối cảnh đó, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa ra đời như một luồng gió mới, mang...

Khẳng định là ngân hàng đi đầu, trách nhiệm với cộng đồng

Nhiều năm qua, bên cạnh việc triển khai hiệu quả các hoạt động kinh doanh, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh luôn tích cực phát huy trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội như xây nhà tình nghĩa, trường học, tặng quà tết cho hộ nghèo và các gia đình chính sách... được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương...

Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa kết nối hội viên tháng 2

Chiều 19/2, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP Thanh Hóa đã tổ chức chương trình thăm và làm việc với DN hội viên. Đây là chương trình định kỳ hàng tháng được tổ chức nhằm giao lưu, kết nối các DN trong hiệp hội.Đại diện Công ty CP Thương mại Xây dựng Thái Long chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp.Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa tặng quà lưu niệm cho Công ty CP Thương mại Xây dựng Thái...

Chứng minh vị thế sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ngành công nghiệp Thanh Hóa hiện có 19 sản phẩm công nghiệp chủ lực. Đây chính là những động lực quan trọng thúc đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng trên 15% trở lên kể từ năm 2021 đến nay, thuộc tốp đầu của cả nước.Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn với nhiều sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp Thanh Hóa như xăng, dầu, khí hóa lỏng...Kể từ khi Nhà máy Nhiệt...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài cuối)

Như những bài viết trước chúng tôi đã đề cập, tình trạng buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay diễn ra phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ra hệ lụy không nhỏ đối với thành quả của nhà sản xuất, kinh doanh có uy tín, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa chân chính trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của...

Tăng cường quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản

Ngày 17/2/2025, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh.Theo đánh giá của UBND tỉnh, mặc dù công tác quản lý tàu cá đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong những năm qua như kiểm soát được tàu cá “2 không”, “3 không”, nâng cao nhận thức của ngư dân và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất