Powered by Techcity

Đánh thức một vùng núi hoang

Sau nhiều năm loay hoay thử nghiệm với các cây trồng, vật nuôi, ông Đào Duy Toàn đã tìm cho mình đối tượng con nuôi phù hợp là lợn rừng và cây thanh long ruột đỏ. Từ đó, một vùng núi đồi trùng điệp, hoang sơ thuộc phố Trung Sơn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã trở thành mẫu hình phát triển trang trại sinh thái hiệu quả.

Đánh thức một vùng núi hoangHệ thống núi đá Tam Điệp dựng đứng và hoang vu là nơi đàn lợn rừng của trang trại ông Đào Duy Toàn lên kiếm ăn hàng ngày.

Quanh co hàng chục phút đồng hồ trên con đường cấp phối men theo chân dãy Tam Điệp hùng vỹ, chúng tôi mới đến được mô hình nuôi lợn rừng bán hoang dã của ông Đào Duy Toàn. Từ xa, tiếng nhạc của những bài ca cách mạng phát ra từ ngôi nhà cấp 4 như xua tan đi sự hoang vu của khu đất giáp tỉnh Ninh Bình này. Theo cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Bỉm Sơn đồng hành cùng chúng tôi, đây chính là vùng đất xa xôi bậc nhất của thị xã Bỉm Sơn, chỉ cách đây ít năm học sinh đi học và người dân còn được hưởng chế độ 135 của vùng miền núi.

Do được gọi điện thông báo từ trước, chủ trang trại đã pha trà chờ sẵn. Qua những câu chuyện cải tạo và gây dựng cơ nghiệp ở vùng núi đồi khó canh tác này, càng cho thấy ý chí và tư duy phát triển sản xuất của gia chủ. Vùng đất phía đông của thị xã công nghiệp đa phần là đồi và núi đá khó canh tác, nhất là khu Trường Sơn. Tuy nhiên, với tư duy dám nghĩ dám làm, năm 2012 ông Đào Duy Toàn đã mạnh dạn đấu thầu 2,6 ha đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” để cải tạo.

“Những năm đầu, gia đình gặp không ít khó khăn. Đã không có nhiều kinh nghiệm trồng cây hàng hóa và chăn nuôi quy mô lớn, lại thiếu vốn cải tạo và xây dựng hạ tầng nên chỉ sản xuất cầm chừng. Mặt khác, do chưa áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nên các loại cây, con thử nghiệm đều cho năng suất và giá trị kinh tế không cao. Một số lứa cây trồng, vật nuôi thất bại, nhiều người đã khuyên tôi bỏ cuộc”, ông Toàn chia sẻ.

Thế nhưng với ý chí làm giàu và niềm đam mê nông nghiệp, ông đã từng bước tái cơ cấu sản xuất, dần tìm cho mình những đối tượng cây trồng phù hợp. Cùng với nhiều chuyến khăn gói đi tìm hiểu, học kinh nghiệm tại nhiều mô hình trang trại tổng hợp trong và ngoài tỉnh, ông đã kiên định nuôi lợn rừng và trồng thanh long làm hướng phát triển chính.

Theo ông, nếu không có ý chí và quyết tâm, không thể biến một khu đất ít mặt bằng, nhiều núi đá dựng đứng với toàn cây bụi thành mô hình kinh tế trù phú như hôm nay. Lấy ngắn nuôi dài, lợi nhuận hàng năm tiếp tục được ông đầu tư cải tạo, hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đến nay tổng đầu tư đã hơn 3 tỷ đồng.

Nói rồi, ông dẫn những vị khách đi thăm khu chuồng trại nuôi lợn rừng thuần chủng và giới thiệu toàn bộ khu sản xuất. Lý giải cho khu chuồng chạy dài nhưng trống không bóng lợn, ông Toàn chỉ về những dãy núi trùng điệp và các thung lũng phía sau nhà, nói: Toàn bộ những dãy núi hoang vu kia là nơi lợn lên sinh sống, kiếm ăn. Mỗi sáng, tôi dậy cho lợn ăn thân chuối thái nhỏ và ngô hạt một lần, sau đuổi chúng lên những dãy núi kiếm ăn. Đến chiều muộn, lại rải thức ăn trong chuồng, gõ đồ vật gọi chúng về.

Cũng theo ông Toàn, từ nhiều năm qua các lứa lợn gối nhau đã quen tập tính và nhịp sinh học là sáng lên rừng kiếm ăn, tối về chuồng. Rồi chúng cứ thế lớn lên, sinh sản gần như hoang dã. Trung bình gia đình ông duy trì 300 đến 400 con lợn. Trong đó luôn có khoảng 40 lợn mẹ, mỗi năm sinh sản 2 lứa, cho thêm gần 400 lợn giống. Số lợn con sinh ra được ông bán đi 1 nửa, còn lại tiếp tục để nuôi thành lợn thịt nên không tốn tiền mua giống như những mô hình khác.

Đây là loài vật nuôi có nguồn gốc hoang dã được thuần hóa nên sức đề kháng tốt, gần như chưa thấy bệnh tật đáng kể. Lợn được chạy nhảy, vận động như ngoài tự nhiên, lại không dùng thức ăn công nghiệp khiến chất lượng thịt thơm ngon. Hàng tháng, thương lái từ tỉnh Ninh Bình đưa xe tải vào tận trang trại thu mua lợn cung ứng cho hệ thống nhà hàng ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc.

Đánh thức một vùng núi hoangKhu chuồng nuôi, ao cá tại gia đình ông Đào Duy Toàn được nhiều người đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Duy trì đàn lợn hàng trăm con, nhưng gia đình ông Toàn lại khá nhàn nhã bởi phương thức chăn nuôi sáng tạo này. Không quá quan tâm đến tăng trọng nhanh như nhiều nơi, nói không với cám công nghiệp cũng chính là giải pháp giảm tốt đa chi phí trong chăn nuôi.

Để có thêm thu nhập, vị bí thư chi bộ, trưởng khu phố Trường Sơn này còn xây dựng khu nuôi chim bồ câu sinh sản với tổng đàn duy trì 12.500 con. Quanh nhà là khu đất được cải tạo trồng 1.600 trụ thanh long ruột đỏ, 50 gốc bưởi chuyên canh và nhiều cây ăn quả như mít Thái, hồng, nhãn chín muộn. Khu đất đồi trũng thấp chạy dọc khu chân núi được ông đào ao rộng 7.000m2 để nuôi cá nhằm tận dụng phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi.

Hơn thập kỷ nỗ lực gây dựng, đến nay mô hình sản xuất theo hướng sinh thái của gia đình ông Toàn đã khẳng định được hiệu quả và sự phát triển bền vững. Theo hạch toán của ông, năm 2023 trang trại tổng hợp này cho doanh thu khoảng 1,57 tỷ đồng, trong đó thu từ 10 tấn lợn rừng thương phẩm trị giá 1,2 tỷ đồng. Phần còn lại là thu từ chim bồ câu, 25 tấn quả thanh long và các loại cá. Không chỉ 3 lao động thường xuyên, mà 7 lao động thời vụ ở địa phương cũng có thêm việc làm với mức bình quân 7 triệu đồng/người/tháng.

Vài năm gần đây, trong khi nhiều người chăn nuôi lợn, nhất là nuôi quy mô lớn theo hướng công nghiệp đa phần cho biết thua lỗ, phải treo chuồng, thì mô hình này càng cho lợi nhuận cao bởi không phải đầu tư nhiều. Kiên trì với hướng sản xuất sạch, trang trại của gia đình ông Toàn đã trở thành một khu tiểu sinh thái ở phía Đông của thị xã Bỉm Sơn. Tuy đã bước sang tuổi 72, nhưng ông vẫn nung nấu một ngày không xa sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan, nuôi thêm đà điểu, công, hươu, nai… và đầu tư hạ tầng để biến nơi đây thành khu tham quan đón khách theo hình thức sinh thái.

Theo khẳng định của cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Bỉm Sơn, mô hình trang trại sinh thái hữu cơ của hội viên Đào Duy Toàn là hướng đi mới và độc đáo trong phát triển kinh tế địa phương. Tính bền vững được thể hiện qua quy trình sản xuất ra sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đã được khách hàng tin dùng.

Bài và ảnh: Linh Trường

Nguồn

Cùng chủ đề

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

HTX do phụ nữ làm chủ

Trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ không chỉ phát triển kinh tế gia đình hiệu quả mà còn khẳng định sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, thành công ở mô hình kinh tế hợp tác. Ngày càng nhiều HTX do phụ nữ làm chủ đã trở thành điểm tựa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ thành viên.Sản xuất bánh lá răng...

Hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ khôi phục sản xuất, kinh doanh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 vào giữa tháng 9 vừa qua, nhiều khách hàng vay vốn bị thiệt hại nặng nề và đang rất cần các ngân hàng trên địa bàn có chính sách hỗ trợ để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau mưa lũ. Theo đó, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh...

Cuộc hội ngộ của những yêu thương…

70 năm đã qua đi nhưng ký ức, hoài niệm về những ngày sinh sống, học tập trong các ngôi trường học sinh miền Nam trên đất Bắc mãi là “tài sản tinh thần” vô giá mà học sinh miền Nam nâng niu, trân trọng trên mỗi bước đường đời. Để rồi hôm nay, trong ngôi nhà nhỏ của gia đình thầy giáo Lê Ngọc Lập (đường Bùi Thị Xuân, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa), cả thầy và...

Cơ quan chức năng đã vào cuộc

Vụ việc cô giáo Võ Thị T., giáo viên Trường Tiểu học Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) dùng tay “tác động” khiến em T.P.N học sinh lớp 1B, Trường Tiểu học Ba Đình bị tổn thương vào ngày 10/10/2024, hiện đang được cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý.Hình ảnh trích xuất camera trong giờ học môn Toán tại lớp 1B, Trường Tiểu học Ba Đình chiều ngày 10/10/2024.Theo báo cáo tường trình của Trường Tiểu học...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Vũ Thế Nam - Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025.Toàn cảnh buổi làm việc.Trọng tâm là nêu rõ việc...

Đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án

Trước tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng (VLXD) khan hiếm, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác cung ứng VLXD cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn.Thực hiện khai thác vật liệu xây dựng ở mỏ đá của Công ty TNHH Hoàng Tuấn...

Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt

Một trong những mục tiêu của “ngành công nghiệp không khói” Thanh Hóa là đưa các tỉnh Tây Bắc trở thành thị trường khách quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách. Theo đó, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường này đã và đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả.Đoàn famtrip các tỉnh Tây Bắc khảo sát tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (tháng 3/2024).Các tỉnh...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp

Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, Ban...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất