Powered by Techcity

Đánh giá kết quả, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP

Sáng 17-8, Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị giao ban tình hình thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP 8 tháng, giải pháp thực hiện các tháng cuối năm 2023.

Đánh giá kết quả, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP

Toàn cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh phụ trách tiêu chí NTM, lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Đánh giá kết quả, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP

Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Bùi Công Anh trình bày báo cáo đề dẫn.

Tại hội nghị, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Bùi Công Anh đã báo cáo những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và OCOP của tỉnh trong những tháng đầu năm.

Để tạo nguồn lực cho các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các Chương trình, tỉnh Thanh Hóa được Ngân sách Trung ương phân bổ 528,190 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển và 107,637 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp. Cùng với đó, giai đoạn 2021-2023 ngân sách tỉnh đã bố trí 447,432 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương thực hiện các Chương trình.

Đến ngày 15-8, tiến độ giải ngân vốn năm 2021 và 2022 đạt 100%, vốn năm 2023 đạt 19,29%.

Đánh giá kết quả, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP

Các đại biểu dự hội nghị.

Từ nguồn vốn được bố trí, hỗ trợ, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, tích cực thực hiện xây dựng NTM và phát triển chương trình OCOP.

Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM, đạt 76,5% KH, 23 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 104,5% KH và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 62,5% KH.

Ngoài ra, thị xã Bỉm Sơn đang được Văn phòng Điều phối NTM Trung ương hoàn thiện các bước thủ tục trình Hội đồng Trung ương tổ chức hội nghị thẩm định.

Cùng với đó, 8 tháng đầu năm toàn tỉnh có 91 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, đạt 75,8% KH. Trong đó có 22 sản phẩm OCOP được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, Nam Mỹ, Nhật Bản…

Lũy kế đến nay toàn tỉnh đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 359 xã và 700 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM; 81 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 14 xã và 359 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,75 tiêu chí/xã. Toàn tỉnh có 354 sản phẩm OCOP, trong đó có 300 sản phẩm 3 sao, 53 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với báo cáo phân tích, đề dẫn của Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh. Đồng thời, tập trung thảo luận, đưa ra những khó khăn, bất cập, như: Số lượng đơn vị đạt chuẩn theo kế hoạch năm 2023 còn thấp, dẫn đến khối lượng đơn vị phải hoàn thành trong 4 tháng cuối năm rất lớn; còn 211/359 xã không duy trì được tiêu chí NTM; 28/81 xã không duy trì được tiêu chí NTM nâng cao và 7/10 huyện không duy trì được tiêu chí huyện NTM theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025.

Các địa phương đang thực hiện xây dựng NTM hầu hết đều gặp khó khăn trong thực hiện tiêu chí 17.1 về tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí số 13.3 về thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương và tỉ lệ hộ nghèo đa chiều…

Đối với chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh có 19 sản phẩm hết hạn công nhận nhưng chưa được đánh giá, công nhận lại. Việc tư vấn, hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm OCOP còn bộc lộ những bất cập, chưa bắt kịp với những yêu cầu mới. Mặc dù số lượng sản phẩm được công nhận nhiều, song chất lượng chưa thực sự tốt, chưa có nhiều sản phẩm độc đáo, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nhất là trong việc ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm…

Đánh giá kết quả, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP

Là địa phương có 25 xã, thị trấn, song Thạch Thành mới có 10/23 xã đạt chuẩn NTM, nên khối lượng nhiệm vụ xây dựng NTM của huyện còn bộn bề. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để xây dựng NTM, song việc duy trì tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao theo bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 rất khó khăn. Các xã đang xây dựng NTM đều gặp khó khăn trong thực hiện tiêu chí 17.1 về tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch; tiêu chí văn hóa; tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.

Đối với Chương trình OCOP, huyện Thạch Thành mỗi năm đạt 3 – 4 sản phẩm OCOP, dự kiến năm 2025 có 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Song gặp khó khăn về kinh phí để duy trì việc phát triển hoàn thiện bao bì, nhãn mác và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Thạch Thành mong muốn các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị các bộ, ban ngành ở Trung ương có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn về nước sạch, nhất là đối với các địa phương miền núi. Hỗ trợ, tập huấn và tháo gỡ khó khăn để ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm.

Đỗ Thị Phiến

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành

Hội nghị đã đề ra một số giải pháp trọng tâm để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm 2023. Đối với Chương trình Xây dựng NTM, các địa phương đã đạt chuẩn cần tập trung chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, đảm bảo đạt chuẩn các tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025. Các địa phương đang triển khai thực hiện cần nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành thêm các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định.

Các ngành phụ trách tiêu chí, theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí. Chủ động đấu mối với các bộ, ngành ở Trung ương để tranh thủ sự hướng dẫn trong thực hiện xây dựng NTM thuộc tiêu chí do ngành phụ trách.

Đánh giá kết quả, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP

Đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham gia ý kiến.

Cùng với đó, căn cứ vào Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 và năm 2023, các địa phương cần cụ thể hóa kế hoạch, đưa ra những giải pháp thiết thực để khắc phục trong thực hiện Chương trình OCOP. Đồng thời, tổ chức thực hiện Chương trình OCOP theo chiều sâu, chất lượng, không chạy theo thành tích; nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP được công nhận; quan tâm đến quy hoạch vùng nguyên liệu, lựa chọn sản phẩm truyền thống, đặc trưng, sản phẩm bản địa… để phát triển sản phẩm OCOP.

Đánh giá kết quả, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP

Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Dương Văn Giang đề xuất một số giải pháp thực hiện các chương trình những tháng cuối năm 2023.

Ngoài phần chính sách hỗ trợ của tỉnh, các địa phương cần chủ động lồng ghép các chương trình, kế hoạch, các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các địa phương thực hiện các tiêu chí NTM và các chủ thể ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị, bao bì nhãn mác… để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP được công nhận.

Để tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện các chương trình, các địa phương cần tích cực tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực và chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo, điều hành, quản lý Chương trình, nhất là các văn bản có liên quan đến quy định thực hiện phần vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, để tổ chức triển khai, thực hiện đúng quy định.

Lê Hòa

Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Tuyên truyền dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính

Chiều 18/9, Sở Công Thương phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường và UBND huyện Hậu Lộc tổ chức hội nghị tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính cho cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn huyện.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, cán bộ, công chức...

Nhanh nhạy nắm bắt xu thế, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số

Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm,... từ đó thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, kiến tạo giá trị mới, mở ra cơ hội phát triển.Anh Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty CP Nông...

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Trung thu

Trong dịp Tết Trung thu năm 2024, UBND TP Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền...

“Giữ chân” du khách những tháng cuối năm

Không chỉ riêng du lịch Thanh Hóa, thị trường du lịch từ tháng 9 đến cuối năm dần trở nên trầm lắng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước. Nhận định rõ những khó khăn, du lịch Thanh Hóa đã, đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp đổi mới sản phẩm gắn với gia tăng trải nghiệm, dịch vụ nhằm “giữ chân” du khách.Sản phẩm du lịch trekking được kỳ vọng sẽ trở thành...

Cùng tác giả

Trong hoạn nạn càng ngời sáng nghĩa đồng bào

Thảm họa từ siêu bão Yagi, những cơn lũ ống, lũ quét bất thình lình, sạt lở đất kinh hoàng, cùng lúc với mưa, lụt ồ ạt tràn về trong hoàn lưu sau bão, đã gây đau thương, mất mát tột cùng cho người dân nhiều tỉnh, thành phía Bắc của Tổ quốc.Lực lượng công an huyện Thạch Thành giúp đỡ người dân xã Thành Trực nhanh chóng ổn định cuộc sống sau lũ. Ảnh: Đỗ ĐứcTrong thời khắc...

Tập huấn phân biệt hàng thật

Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.Toàn cảnh hội nghị.Đại biểu tham gia tập huấn là các cán bộ công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường, Công an tỉnh và Sở khoa học và Công nghệ.Các đại biểu...

Thông tin mới về tình hình mưa lũ ở miền Trung

TPO – Hôm nay (20/9), mưa lớn còn tiếp tục ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hoá, trọng tâm là khu vực phía nam Nghệ An đến Quảng Bình. Lũ đã xuất hiện trên sông Gianh, gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông. Đêm qua và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ Thanh Hóa 100 triệu đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

Sáng ngày 19/9/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn đầu đã đến thăm và trao số tiền 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thanh Hóa khắc phục thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra thời gian qua.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh...

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Cùng chuyên mục

Trong hoạn nạn càng ngời sáng nghĩa đồng bào

Thảm họa từ siêu bão Yagi, những cơn lũ ống, lũ quét bất thình lình, sạt lở đất kinh hoàng, cùng lúc với mưa, lụt ồ ạt tràn về trong hoàn lưu sau bão, đã gây đau thương, mất mát tột cùng cho người dân nhiều tỉnh, thành phía Bắc của Tổ quốc.Lực lượng công an huyện Thạch Thành giúp đỡ người dân xã Thành Trực nhanh chóng ổn định cuộc sống sau lũ. Ảnh: Đỗ ĐứcTrong thời khắc...

Thông tin mới về tình hình mưa lũ ở miền Trung

TPO – Hôm nay (20/9), mưa lớn còn tiếp tục ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hoá, trọng tâm là khu vực phía nam Nghệ An đến Quảng Bình. Lũ đã xuất hiện trên sông Gianh, gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông. Đêm qua và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9...

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Truy tố cựu vụ trưởng, vụ Phó Vụ Thị trường trong nước 

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: baothanhhoadientu@gmail.comLiên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/diem-nong-20-9-truy-to-cuu-vu-truong-vu-pho-vu-thi-truong-trong-nuoc-nbsp-225357.htm

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 20/9/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 20/9/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sụ - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-20-9-2024-225353.htm

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh

Đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cùng với đó, 2 bên vẫn còn rất nhiều cơ hội, nhiều dư địa để tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch trong thời gian tới.Ngày...

Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

   Tối 19/9, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Ảnh: TT KTTV Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia tối 19/9 cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh)...

gần 1.700 doanh nghiệp cần tuyển 45.000 lao động

19/09/2024 18:00(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin nổi bật: Bão số 4 đổ bộ miền Trung, người dân cần tiếp nhận thông tin chính thống; Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để Bộ Y tế thực hiện tiêm chủng mở rộng; Thanh Hóa: gần 1.700 doanh nghiệp cần tuyển 45.000...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/ban-tin-18h-thanh-hoa-gan-1-700-doanh-nghiep-can-tuyen-45-000-lao-dong-225342.htm

Tin nổi bật

Tin mới nhất