Powered by Techcity

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”


Chợ Thiều ở làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào ngày 26 tháng Chạp. Được xem là phiên chợ cầu may với ý nghĩa tâm linh nên ai cũng náo nức với phiên chợ độc đáo này.

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”Một góc chùa Sùng Ân ở làng Thiều Xá.

Tích truyện

Nằm bên hữu ngạn dòng sông Lèn, bên kia là núi Bình Lâm, làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) là vùng đất ảnh hưởng văn hóa Phật giáo từ rất sớm. Vì vậy, nơi đây từng có rất nhiều công trình văn hóa tâm linh. Sách “Tên làng xã Thanh Hóa” tập 1, có đoạn viết: “Ở làng Thiều Xá có đền thờ Thánh Thiều; đền thờ Lê Phúc Đồng, đền thờ Quan nghè Mai Quang Thanh, nghè Thượng, chùa Sùng Ân và đền thờ thành hoàng”. Cũng bởi “ăn theo” tên làng mà các di tích ở đây hầu hết gắn với chữ Thiều.

Trong đó, tài liệu ở địa phương chép nguồn gốc ra đời của đền Thiều rất cụ thể. Nghĩa quân thời Lê do tướng Lê Phúc Đồng dẫn đầu đi dẹp loạn giặc ngoại xâm trên sông Mã, đến khúc sông Lèn chân núi Thiều thì thuyền mắc cạn. Sau khi ra lệnh cho quân lính nghỉ ăn cơm trưa chờ con nước lớn, tướng quân Lê Phúc Đồng lên bờ và bắt gặp một miếu thờ nhỏ nằm ngay bên chân núi do những đứa trẻ mục đồng của làng Thiều dựng lên. Ông thắp nén nhang cầu cho thuận buồm xuôi gió, đánh thắng giặc ngoại xâm. Thắp nhang xong, quay lại ông nhìn thấy con nước lên, thuyền có thể xuôi dòng và tiến thẳng về cửa Thần Phù đánh giặc. Thắng trận, tướng quân Lê Phúc Đồng về lại làng Thiều cho dân làng ăn mừng chiến công vào ngày 26 tháng Chạp. Từ đó, cứ vào ngày này, chợ Thiều lại được mở.

Những điều đặc biệt

Sáng sớm ngày 26 tháng Chạp, cũng như các hộ dân trong làng Thiều Xá, bà Nguyễn Thị Hải đi chợ Thiều sắm tết và không quên mua 3 đĩa bánh về dâng hương. Đây là tục lệ của làng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chắp tay đứng trước ban thờ, bà Hải báo cáo: “Hôm nay, đến phiên chợ, con cháu trong nhà có chút quà chợ dâng ông bà, gia tiên. Cảm tạ ông bà đã phù hộ độ trì cho con cháu có một năm thuận lợi”.

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”Tấp nập bán – mua ở chợ Thiều, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc).

Theo chân ông Nguyễn Văn Loan, Trưởng ban di tích và lễ hội làng Thiều Xá, chúng tôi đến chùa Sùng Ân (hay còn gọi là chùa Thiều), nơi có nhiều quán hàng tập trung đông người mua bán nhất. Trên là chùa dưới là chợ, ai dù bán dù mua cũng đều vào chùa thắp nén nhang thơm tạ ơn một năm cũ hanh thông thuận lợi và xin cho một năm mới nhiều phước lành. Ông Nguyễn Văn Loan, cho biết: “Trước đây, chợ được họp ở ngay sát bờ sông nên rất thuận tiện cho giao thông đường thủy với kiểu buôn bán trên bến dưới thuyền. Vì thế, đến chợ Thiều không chỉ có người dân trong vùng, trong tỉnh, mà từ nhiều nơi khác như Nghệ An, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định… Sau này, trong khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1972 thì chợ dừng hoạt động. Nhưng kể từ năm 1973 đến nay, chợ họp trở lại chỉ một phiên duy nhất trong năm”.

Mỗi năm chỉ họp một lần nên không chỉ người dân làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc mà người dân ở các nơi khác trên địa bàn huyện Hậu Lộc cũng náo nức về dự phiên chợ để “mua may bán rủi”. Chợ Thiều họp từ khoảng 5 giờ sáng cho đến cuối chiều, tập trung đông nhất từ 8h đến 11h trưa. Người dân đến chợ mong bán đi những rủi ro của năm cũ và mua về cho mình những may mắn trong năm mới. Hàng hóa ở chợ chủ yếu là cây nhà lá vườn, các sản vật vùng quê… Trong đó, nhiều nhất vẫn là những hàng bán lá dong bởi với người dân nơi đây, nồi bánh chưng không thể thiếu trong ngày tết.

Đến với chợ Thiều, người bán không nói “thách” giá. Giá đưa ra bao nhiêu, người mua mua bấy nhiêu. “Về cơ bản, giá bán ở đây rẻ hơn các nơi khác. Người dân đến chợ Thiều, mua bán, chơi chợ đều có quan niệm, vì đây là phiên chợ cầu may với ý nghĩa tâm linh nên mua bán cầu may là chính. Dù là lỗ hay lãi thì người bán cũng mong bán được hết hàng để lấy may. Còn người mua, thì cũng mong mua được món hàng ưng ý”, bà Oanh, một người dân làng Thiều Xá, cho biết.

Một điều rất đặc biệt là vào thời điểm cuối chiều, chợ gần tàn, người bán dù còn bất kể thứ hàng gì cũng dồn vào một khu vực, để ai thiếu thì có thể đến lấy. Ý nghĩa về sự sẻ chia càng được nhân lên.

Chia sẻ với chúng tôi về mỹ tục này, ông Nguyễn Văn Hòa, công chức văn hóa – xã hội xã Cầu Lộc, nói: “Chợ Thiều là một trong những nét văn hóa lâu đời được giữ lại ở làng Thiều Xá hàng trăm năm nay. Ngày nay, chợ Thiều mỗi năm họp một lần để nhắc nhở con cháu luôn hướng về quê hương bản xứ, hướng về những phong tục tốt đẹp của quê mình. Vì vậy, nhiều người con của làng, dù có đi làm xa thì cứ đến 26 tháng Chạp lại có mặt ở nhà để tham dự phiên chợ”.

Trong cái giá lạnh, chúng tôi chen chúc giữa dòng người bán – mua vui vẻ và hồ hởi lựa chọn cho mình một chậu cúc vàng nhỏ xinh những mong một năm mới bình an, may mắn.

Bài và ảnh: KIỀU HUYỀN



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/cuoi-nam-di-cho-thieu-mua-may-ban-rui-238072.htm

Cùng chủ đề

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Để hàng Việt được tin dùng

Trong những năm qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, góp phần thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng của người dân. Nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ hàng Việt và chiến dịch tuyên truyền đã giúp người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sản phẩm trong nước. Để đạt được kết quả này,...

Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc

Tôi về quê xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày tháng hai âm lịch, thực sự ấn tượng và xúc động khi được hòa mình vào không khí sôi động, thiêng liêng của Lễ hội Cầu Ngư năm 2025 - một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia mang đậm bản sắc vùng biển Diêm Phố.Biểu diễn trống hộiTừ sáng sớm, từng dòng người nô nức đổ về trung tâm văn...

Về Đông Môn thăm đền thờ nàng Bình Khương

Nằm ở phía Đông Di sản văn hóa thế giới (DSVHTG) Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) có ngôi đền thờ nàng Bình Khương với sự tích đập đầu vào đá đến chết để kêu oan cho chồng. Câu chuyện về ngôi đền được người dân địa phương lưu truyền gắn với nhiều câu chuyện lịch sử xây dựng Thành Nhà Hồ.Đền thờ nàng Bình Khương ở thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Ảnh: Khắc CôngTương truyền, năm...

Cùng tác giả

Góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt vai trò cầu nối giữa các HTX, doanh nghiệp với thành viên trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng thời, xây dựng nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể (KTTT), HTX của tỉnh phát triển bền vững.Mô hình trồng lan ứng dụng công nghệ cao tại HTX dịch vụ cơ giới hóa...

Đoàn công tác của Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI) Hoa Kỳ khảo sát thực tế tại huyện Như Xuân 

Ngày 11/4, đoàn công tác của Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI) Hoa Kỳ do ông Doseba Tua Sinay, Trưởng đại diện Tổ chức WVI tại Việt Nam cùng đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế các chương trình, dự án do WVI tài trợ tại huyện Như Xuân.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi cùng đoàn công tác của Tổ chức WVI đã đi kiểm tra thực tế công trình 4 phòng...

Cơ cấu thị trường khách du lịch đến Thanh Hóa đã thực sự đa dạng?

Với việc làm mới sản phẩm hiện có và đưa vào khai thác một số sản phẩm mới, hấp dẫn, cơ cấu thị trường khách đến Thanh Hóa đang từng bước có sự đa dạng. Tuy nhiên, lượng khách từ các thị trường mới hiện vẫn chủ yếu tập trung tại một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh.Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn - điểm đến được đông đảo du khách yêu...

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số

Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để các địa phương tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.Sản phẩm tương ớt Phúc Lộc Thọ được Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) quảng bá mạnh mẽ trên các...

Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững và có trách nhiệm

Ngày 11/4, tại TP Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững và có trách nhiệm. Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&MT; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Thủy sản và Kiểm ngư.Toàn cảnh hội nghị.Hội...

Cùng chuyên mục

Cơ cấu thị trường khách du lịch đến Thanh Hóa đã thực sự đa dạng?

Với việc làm mới sản phẩm hiện có và đưa vào khai thác một số sản phẩm mới, hấp dẫn, cơ cấu thị trường khách đến Thanh Hóa đang từng bước có sự đa dạng. Tuy nhiên, lượng khách từ các thị trường mới hiện vẫn chủ yếu tập trung tại một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh.Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn - điểm đến được đông đảo du khách yêu...

Ứng dụng mạng xã hội trong quảng bá du lịch

Việc tìm kiếm thông tin điểm đến, dịch vụ du lịch trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) như facebook, zalo, tiktok... ngày càng được đông đảo du khách lựa chọn. Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã, đang đẩy mạnh quảng bá, tương tác với du khách thông qua các nền tảng MXH này.Hiệu ứng lan tỏa trên MXH khiến Ông Hướng Farm Stay (TP Thanh Hóa)...

Phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Thanh Hóa năm 2025  

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoằng Trạch (Hoằng Hóa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Thanh Hóa năm 2025 cho học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Tiết mục văn nghệ của học sinh Trường Tiểu học Hoằng Trạch tại buổi lễ phát động.Các đại biểu...

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Đẩy mạnh kết nối hành trình du lịch xanh Ninh Bình – Thanh Hóa

Chiều 10/4, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2025 (TP Hà Nội), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch với chủ đề “Hành trình du lịch Xanh”.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt...

Tập huấn, truyền thông về ứng xử văn minh du lịch, kỹ năng giao tiếp 

Trong 2 ngày 9 và 10/4, Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá tổ chức tập huấn, truyền thông về ứng xử văn minh du lịch, kỹ năng giao tiếp cho 240 cán bộ, hội viên và phụ nữ tại điểm du lịch thác Mây, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) và khu du lịch làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).Giảng viên truyền thông tại Khu du lịch thác Mây, xã Thạch Lâm (Thạch Thành).Trong khuôn khổ chương...

Đoàn văn công Quân khu 4 tổ chức chương trình nghệ thuật “Tự hào là người lính”  

Tối 9/4, Tại Trung đoàn 762, Đoàn văn công Quân khu 4 tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tự hào là người lính” để phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Toàn cảnh chương trìnhChương trình nghệ thuật gồm các tiết mục ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi quê hương, đất nước, Quân đội, LLVT Quân khu, truyền thống đơn vị. Các tác phẩm đã được dàn dựng...

Quảng bá sâu rộng các điểm du lịch xanh Thanh Hóa đến du khách trong nước và quốc tế

Với chủ đề “Phát triển các điểm đến Xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam”, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2025 là dịp để các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quảng bá đến khách hàng, đối tác các điểm đến xanh, sản phẩm du lịch xanh của xứ Thanh. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, tìm kiếm cơ hội và chia sẻ những giải pháp...

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất