Powered by Techcity

“Cuội chót” nặng lòng với dân ca, dân vũ Đông Anh

“Lên chùa bẻ một cành sen ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…” – lời hát da diết, thân thương của bài dân ca “Đi cấy” thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam từ thuở lọt lòng, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở Đông Khê (Đông Sơn). Bởi, đây là quê hương của những làn điệu dân ca, dân vũ (DCDV) Đông Anh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, DCDV Đông Anh đã có thời bị lãng quên và chính những nghệ nhân dân gian đã dày công khôi phục, bảo tồn, mang di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia này trở lại với cuộc sống cộng đồng.

“Cuội chót” nặng lòng với dân ca, dân vũ Đông AnhNghệ nhân Ưu tú Lê Bá Tuất cùng đội văn nghệ trong một lần biểu diễn trò Múa đèn. Ảnh: Phan Thị

Năm 2002 là dấu mốc quan trọng với người dân Đông Khê nói chung và với các nghệ nhân DCDV Đông Anh nói riêng. Khi đó, Viện Âm nhạc Việt Nam triển khai dự án “Khôi phục văn hóa phi vật thể”, trong đó phối hợp cùng Nhân dân và chính quyền Đông Khê tổ chức khôi phục các trò diễn thuộc “Ngũ trò Viên Khê”.

Nhớ lại thời điểm đó, ông Lê Bá Tuất, Nghệ nhân Ưu tú DCDV Đông Anh (thôn Viên Khê 1, xã Đông Khê) vẫn còn vẹn nguyên niềm xúc động: “Chúng tôi rơi nước mắt khi được chính quyền thông báo tin này. Đặc biệt, với những người đã từng sống ở thời vàng son của “Ngũ trò Viên Khê” là con trò, diễn viên “đình đám” một thời của làng, xem trò diễn là hoạt động văn hóa đặc trưng, là niềm tự hào của làng”.

Ký ức của ông Tuất cứ trôi dần về thời xa xưa, cái thời khi ông còn là một chàng thiếu niên đứng lén sau bức rèm sân khấu mà say sưa nhìn con trò biểu diễn. Với những chàng trai trẻ làng Đông Khê thời bấy giờ, được góp mặt trong trò diễn là ước mơ của họ lúc trưởng thành. Bởi để trở thành con trò hay người đánh trống trò không hề đơn giản. Với con trò, ngoài hình thức ưa nhìn thì con gái phải là những người chưa chồng, con trai chưa vợ, tuổi từ 12 đến 16, nhà không có chuyện buồn. Còn người đánh trống trò với vai trò cầm cân “trống sao trò vậy”, phải nhớ lời ca, thuộc các tích trò. Đội văn nghệ của làng ngoài việc phục vụ giải trí cho Nhân dân thì còn thay mặt làng tham gia lễ hội nghè Sâm. Đây là lễ hội lớn nhất của làng, được tổ chức 3 năm 1 lần. Tham gia lễ hội, mỗi làng có 1 trò diễn tiêu biểu, các con trò được làng chọn lựa kỹ lưỡng, tập luyện chỉn chu nhằm vượt qua cuộc thi cụm, để có thể trình diễn tại nghè Sâm. Được biểu diễn tại nghè Sâm là mang vinh dự về cho làng, là một diễn viên tài năng, được dân làng xem trọng.

Kể lại thời kỳ “vàng son” của DCDV Đông Anh, ông Tuất luôn cười hạnh phúc. Ông cao hứng đánh trống, rồi cất giọng hát đoạn Tiên cuội tỏ tình trong trò “Tiên cuội”: “Ô Kiều, ô thước bắc sang/ Chức Ngưu kia cũng một đoàn vầy vui”. Đây là một trong những trò tiêu biểu của “Ngũ trò Viên Khê”, con trò gồm Cuội và 12 tiên nữ. Nội dung là câu chuyện tình yêu của Cuội và nàng tiên nữ đẹp nhất, với nội dung ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước. Thuở đó, ông Tuất là chú “cuội” được dân làng yêu thích nhờ hình thức điển trai cùng lối diễn tự nhiên. “Mỗi lần cuội lên sân khấu đều nhận được sự vỗ tay từ khán giả. Có những hôm nhận được tiền “thướng”, “trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, chúng tôi vui mừng vô cùng khi được khán giả công nhận”, ông Tuất tâm sự.

Tuy nhiên, vai diễn tâm đắc nhất cũng là nỗi day dứt khôn nguôi của ông Tuất những năm về sau. Bởi cũng như bao loại hình nghệ thuật dân gian khác, DCDV Đông Anh rơi vào thời kỳ mai một, bị lãng quên. Nghè Sâm mất đi, lễ hội không còn, con trò cũng tan rã, thế hệ sau không chỉ biết đến DCDV Đông Anh qua lời kể của người đi trước, ông Tuất còn được gọi là “cuội chót”, tức chú cuội cuối cùng.

Chính vì lẽ đó, khi người của Viện Âm nhạc Việt Nam về làng triển khai việc phục dựng, ông Tuất như “bắt được vàng”, đề xuất cho họ lưu trú tại nhà mình. Thời gian về sau, ông tạm gác mọi công việc gia đình, cung cấp tất cả những hiểu biết của mình về DCDV Đông Anh cho các nhà nghiên cứu; đồng thời, hỗ trợ tích cực, cùng với họ trên con đường tìm tư liệu “sống” phục dựng hệ thống các trò diễn. “Không khí làng lúc đó vui như trẩy hội, mỗi thôn được giao phục dựng từ 1 – 2 trò, các cụ cao niên trong làng, con trò xưa giúp đỡ đội văn nghệ làng không quản ngày đêm. Tuy hoàn cảnh lúc đó thiếu thốn, kinh tế nhà nào cũng khó khăn, không có đạo cụ, trang phục, sân khấu trình diễn… nhưng mọi người đều rất nhiệt tình và tâm huyết, ai cũng mong muốn một di sản văn hóa phi vật thể được “sống” lại, bởi đó là trách nhiệm của thế hệ chúng tôi”, ông Tuất cho biết.

Với những trò ít phổ biến, thời gian thất truyền lâu như trò Thiếp, Sim, thành thử việc khôi phục giống như “mò kim đáy biển”. Ông Tuất cùng với các nhà nghiên cứu đi đến hết tất cả các cụ cao niên còn lại của làng và vùng lân cận, những nguyên cán bộ văn hóa, con trò có thâm niên để hỏi thông tin, hình ảnh của trò. Lần theo từng chút trí nhớ, từng lời hát điệu múa còn sót lại, ông Tuất ghi chép cẩn thận, rồi cùng mọi người chắp nối, hoàn thiện từng chút một. Mỗi lần phục dựng lại mời các cụ đến “thẩm” xem đã đúng nguyên tác chưa. Cứ như vậy, từng trò một được hoàn thiện dưới sự nhiệt tình, tâm huyết của những nghệ nhân dân gian như ông Tuất và nhà nghiên cứu. “Có những cụ sau khi được mời đến để thẩm định đã khóc và nói “cám ơn mọi người đã cho tôi sống lại một thời của tuổi trẻ”. Đó cũng là lúc chúng tôi biết trò diễn được khôi phục thành công”, ông Tuất cho biết. Để rồi từ đó, hệ thống 13 trò diễn DCDV Đông Anh như Múa đèn, Tiên cuội, Nữ quan, Trống mõ, Bắt cọp, Thiếp, Ngô, Hà Lan, Thủy, Thủy phường… dần được khôi phục và phát triển cho đến ngày nay.

Hiện tại, biệt danh “cuội chót” của ông Tuất đã không còn, những chú cuội có sức sống, trẻ trung đã và đang tiếp nối trò Tiên cuội. Đến nay, ở Đông Khê, nhất là ở làng Viên Khê ai cũng có thể thuộc từ 1 – 2 trò, đã có nhiều em học sinh là “con trò” giỏi. Vào dịp lễ hội của làng, hay ngày đại đoàn kết toàn dân thì làng Viên Khê ai cũng là con trò. Đây là niềm vui của những nghệ nhân dân gian như ông Tuất khi nhìn thấy “gia tài” văn hóa cha ông truyền lại được tiếp nối và phát huy từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Phan Thị

Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành VH, TT&DL Thanh Hóa xác định mục tiêu đề ra cho năm 2025 có tính phấn đấu cao và giải pháp thực hiện...

Sáng 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024,...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 25/12/2024

Hôm nay (25/12), Thanh Hóa công bố các sự kiện văn hóa, du lịch năm 2025 và liên kết hợp tác du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước; Yên Định đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Đồng Cổ...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-25-12-2024-234713.htm

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

“Thổi” sức sống mới cho di sản

Nhiều di sản đã bị mai một hay đang đứng trước nguy cơ mai một. Trước tình trạng đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.Chương trình sân khấu hóa tại Lễ hội Lam Kinh.Di sản trong thời số hóaSố hóa di sản là xu hướng tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời số hóa. Trong 2...

Cùng tác giả

Hà Trung tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Hà Trung, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Tết Nguyên đán bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình, tạo khí thế mới, động lực mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, tạo đà để hoàn thành...

Khởi công Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn

Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn không chỉ phát điện lên lưới quốc gia mà còn cung cấp nước tưới cho khoảng 240ha đất sản xuất và nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 4.000 nhân khẩu trên địa bàn huyện Mường Lát.Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án.Sáng 27/12, tại huyện Mường...

Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết

Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các làng hoa và vườn cây cảnh ở Thanh Hóa đã bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Các chủ vườn kinh doanh đang tích cực chăm sóc từng luống hoa, gốc cây, đồng thời nhập thêm nhiều loại hoa và giống hoa mới để đáp ứng nhu cầu trang trí, chơi hoa ngày tết của người dân. Những loại hoa truyền thống như...

Thanh Hóa có tân Giám đốc Sở Công Thương

Sáng 27/12, tại Sở Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao quyết định và tặng hoa chúc mừng tân Giám đốc Sở Công Thương.Dự buổi lễ công bố có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái

Chính sách phải hướng đến người dân, hay lấy người dân là trung tâm của việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội - là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, xây dựng nhà ở cho các đối tượng yếu thế là chính sách hết sức nhân văn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vừa khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần “Tương thân...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất