Powered by Techcity

“Con trò” Lê Thị Cảnh và hành trình gìn giữ, phát huy Ngũ trò Viên Khê

Trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hành trình “hồi sinh” và tỏa sáng của Ngũ trò Viên Khê (xã Đông Khê, Đông Sơn) là hành trình đầy khó khăn và thử thách. Trên hành trình ấy không thể không kể đến sự đóng góp của “con trò” Lê Thị Cảnh (thôn Viên Khê 1) – người đã có 35 năm gắn bó với Ngũ trò Viên Khê.

“Con trò” Lê Thị Cảnh và hành trình gìn giữ, phát huy Ngũ trò Viên KhêChị Lê Thị Cảnh tại Liên hoan văn hóa dân tộc lần thứ XX và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024.

Chúng tôi gặp chị Lê Thị Cảnh (sinh năm 1971) tại Liên hoan Văn hóa dân tộc lần thứ XX và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024, diễn ra tại TP Thanh Hóa vào tháng 3/2024. Với dáng người nhỏ nhắn, hoạt bát, chị Cảnh đã thể hiện tốt vai trò là người đồng hành, dẫn dắt cả đội gồm 40 thành viên biểu diễn thành công trò Múa Đèn – tiết mục để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Cảnh cho rằng, Ngũ trò Viên Khê không biết có từ bao giờ, song từ khi còn nhỏ chị đã yêu thích và “nằm lòng” cả 12 tích trò. Với nhiều trò diễn tiêu biểu, như: Múa Đèn, Tiên Cuội, Tô Vũ, Trống Mõ, Thiếp, Vằn Vương (Hùm), Thủy (thủy phường), Leo Dây, Xiêm Thành (Chiêm Thành), Hoa Lan, Tú Huần, Ngô Quốc… Trong đó, Trống Mõ là trò diễn đặc sắc, khó nhất mà chị Cảnh phải dày công luyện tập.

Cho đến nay, chị Cảnh vẫn nhớ như in những quy định khắt khe trong việc tuyển chọn con trò thời xưa khi tham gia Ngũ trò Viên Khê. Các con trò được chọn ngoài hình thức ưa nhìn thì phải là những người con gái chưa chồng, con trai chưa vợ, nhà không có tang, có cớ… Tùy theo từng trò mà lựa chọn số lượng con trò khác nhau. Bởi vậy, khi được chọn làm “con trò”, với chị Lê Thị Cảnh là niềm tự hào vô cùng lớn lao và là kết quả của cả một quá trình nỗ lực tập luyện. Vốn nhanh nhẹn và có năng khiếu nghệ thuật, nên từ năm 1989 chị Cảnh đã vinh dự là một trong những con trò tiêu biểu, vinh dự đem Ngũ trò Viên Khê đi biểu diễn ở nhiều sự kiện, liên hoan văn hóa lớn trong huyện, trong tỉnh.

“Từ nhỏ tôi đã thuộc hết 12 tích trò, thế nhưng để thành thạo tất cả các động tác, kỹ năng và tiếng trống thì mỗi trò phải tập luyện ít nhất 10 – 15 ngày. Để làm tốt, con trò cần phải vừa diễn, vừa hát, nên chỉ những người thực sự đam mê và nhập tâm mới có thể làm được đủ 12 trò” – chị Lê Thị Cảnh chia sẻ.

Ngũ trò Viên Khê vốn đặc sắc là thế, song loại hình di sản văn hóa phi vật thể này cũng từng đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Nhận thấy rõ điều này, khoảng từ năm 1991 đến nay, chị Cảnh luôn nỗ lực trong việc kết nối, tập hợp những người có chung niềm đam mê nhằm gìn giữ, phát huy giá trị Ngũ trò Viên Khê. Cùng với đó, chị thường xuyên tổ chức tập luyện tại nhà cho con cháu, người thân trong gia đình và tham gia truyền dạy cho các trường học, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ của các địa phương trên địa bàn huyện Đông Sơn. Thế nhưng, việc truyền dạy của chị từng gặp phải sự phản đối của một bộ phận người dân trong xã, bởi họ cho rằng Ngũ trò Viên Khê là “tài sản” của riêng họ, không nên trao truyền giá trị văn hóa đặc sắc ấy cho các địa phương khác. “Đứng trước những ý kiến trái chiều, tôi vẫn một mực khẳng định rằng, Ngũ trò Viên Khê không chỉ cần được quảng bá rộng rãi mà cần phải được truyền dạy một cách nghiêm túc, bài bản hơn nữa. Đây chính là cách để bảo tồn, phát huy giá trị di sản mà cha ông để lại” – chị Cảnh cho biết.

Cho đến năm 2000, Viện Âm nhạc Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương và Nhân dân xã Đông Khê thực hiện dự án khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Ngũ trò Viên Khê. Trong suốt khoảng thời gian Viện Âm nhạc Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa lấy tư liệu, hình ảnh phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, chị Cảnh đã đồng hành cùng với đội văn nghệ của thôn, các nhà nghiên cứu trong việc tập luyện, đến từng nhà con trò xưa và những người cao tuổi còn nhớ các tích trò, để ghi chép, phục dựng. Cho đến năm 2017, Ngũ trò Viên Khê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhắc lại thời điểm đó, chị Cảnh không giấu nổi niềm vui mừng xen lẫn xúc động: “Không chỉ tôi mà người dân địa phương lúc bấy giờ vô cùng phấn khởi, tự hào. Đây là động lực để tôi và những con trò xã Đông Khê tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê với Ngũ trò Viên Khê, cùng góp sức trong hành trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ấy”.

Trước khi chia tay chúng tôi, chị Cảnh bày tỏ: “Tôi rất mong muốn Ngũ trò Viên Khê ngày càng đến gần hơn với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh trong các nhà trường và các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện. Theo đó, cần đưa Ngũ trò Viên Khê vào một số hoạt động ngoại khóa hay biểu diễn tại một số hoạt động phong trào của các nhà trường… Từ đó giúp các em yêu thích và tham gia vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa quý báu mà cha ông để lại”.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng “Xã, phường, thị trấn, huyện không ma túy” trên địa bàn huyện Lang Chánh, giai đoạn 2024 – 2025

Sáng 1/11, huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị triển khai Đề án xây dựng “Xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố không ma túy” trên địa bàn giai đoạn 2024 - 2025.Bí thư Huyện ủy Lang Chánh Nguyễn Xuân Hồng phát biểu tại hội nghịThời gian qua, huyện Lang Chánh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp, huy động được sức mạnh tổng hợp của của cả hệ thống...

Làng cổ nổi tiếng ở Thanh Hóa có núi Rồng hang Tiên, đi đâu cũng đụng đồ cổ, chuyện cổ. nhà cổ

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh và thời gian nhưng làng cổ Đông Sơn vẫn cơ bản giữ gìn được những giá trị văn hóa vật chất với những đặc trưng của làng quê miền Bắc Trung bộ.  Làng cổ Đông Sơn Làng cổ Đông Sơn ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn du khách và nhân dân những ngày Tết đến xuân về. Làng cổ Đông Sơn...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

“Thổi” sức sống mới cho di sản

Nhiều di sản đã bị mai một hay đang đứng trước nguy cơ mai một. Trước tình trạng đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.Chương trình sân khấu hóa tại Lễ hội Lam Kinh.Di sản trong thời số hóaSố hóa di sản là xu hướng tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời số hóa. Trong 2...

Triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 6 

Chiều 25/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến với các Bộ, ngành và các địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về công tác ứng phó với bão số 6.Điểm cầu Trung ương và các địa phương.Dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất