Powered by Techcity

Còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 294 của HĐND  tỉnh

Nghị quyết số 294/NQ-HĐND, ngày 13/7/2022 của HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII (gọi tắt là Nghị quyết 294 – PV) được xem là biện pháp mạnh, thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân, nhằm huy động các cấp chính quyền tập trung, kiên quyết xử lý, ngăn chặn tình trạng dự án được giao đất, cho thuê đất chậm tiến độ. Sau hơn 1 năm, việc thực hiện nghị quyết này đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo chuyển biến rõ nét, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn còn tình trạng dự án chậm tiến độ trong thời gian dài song vẫn chưa được xử lý dứt điểm, hoặc chưa thu hồi được đất trên thực địa.

Còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 294 của HĐND tỉnhDự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn (Ngọc Lặc) đã dừng xây dựng từ năm 2010, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Thực hiện Nghị quyết 294, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong công tác quản lý đất đai tại các dự án được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn. Đồng thời thành lập tổ rà soát tiến độ các dự án. Theo đó, đến ngày 10/11/2023, trên địa bàn tỉnh có 212 dự án chậm tiến độ sử dụng đất quá 24 tháng. Trong đó có 114 dự án đã được gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng và gia hạn bất khả kháng; 98 dự án đang được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh để được xem xét gia hạn thời gian sử dụng đất theo quy định. Tính từ năm 2014 đến đầu tháng 11/2023, UBND tỉnh đã quyết định thu hồi đất 21 dự án, trong đó đã có 7 khu đất đã được đưa vào đầu tư mới, 2 khu đất đã lập phương án đấu giá…

Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đôn đốc các chủ đầu tư triển khai dự án theo quy định của pháp luật. Thực hiện rà soát, tổng hợp, phân loại các dự án giao đất, cho thuê đất, dự án vi phạm Luật Đất đai, dự án được gia hạn, dự án đã được thuê đất nhưng qua nhiều năm nhà đầu tư không triển khai thực hiện dù đã được gia hạn nhiều lần. Ví như, thị xã Nghi Sơn đã rà soát, phân loại 36 dự án chậm tiến độ. Theo đó, có 7 dự án đã quá thời gian được gia hạn nhưng vẫn chưa hoàn thành xây dựng các công trình, 24 dự án chưa quá thời gian gia hạn 24 tháng, 1 dự án đã chấm dứt hoạt động, 1 dự án bị thu hồi đất, 1 dự án chậm tiến độ sử dụng đất nhưng do nguyên nhân khách quan, hoàn toàn không thuộc lỗi nhà đầu tư, 2 dự án chậm 24 tháng kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa. Trên địa bàn huyện Nông Cống có 58 dự án đầu tư kinh doanh đã được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, với 41 dự án đã giao, cho thuê 233,1 ha đất. Trong số này có 15 dự án chậm tiến độ…

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự vào cuộc có hiệu quả của nhiều sở, ngành, địa phương, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thông qua việc đôn đốc, hướng dẫn, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, nhiều chủ đầu tư đã đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm đưa dự án đi vào hoạt động. Đồng thời kiên quyết xử lý dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai, ngăn chặn tình trạng nhà đầu tư găm đất dự án để chuyển nhượng kiếm lời.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn tình trạng dự án chậm tiến độ nhiều năm, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Mà nổi cộm là Dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn tại huyện Ngọc Lặc. Dự án này được UBND tỉnh cho thuê đất từ năm 2009, chủ đầu tư tiến hành thi công được một số hạng mục như tường bao, cọc nhồi…, rồi dừng từ năm 2010 đến nay. Hiện tại khu dự án chỉ là một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí tài nguyên đất đai, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bên cạnh đó, còn tình trạng dự án đã có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh nhưng vẫn chưa thực hiện được việc thu hồi ngoài thực địa. Theo Báo cáo số 865/BC-HĐND của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn, kết luận của Thường trực HĐND tỉnh sau giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, trong số 21 dự án được UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất vẫn còn 5 khu đất chưa thu hồi được trên thực địa. Cụ thể là Dự án xây dựng vườn ươm tại phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa); Dự án xưởng sản xuất, kinh doanh, gia công cơ khí Thanh Xuân tại phường Bắc Sơn (thị xã Bỉm Sơn); Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung tại xã Yên Phú (Yên Định); Dự án nhà máy sản xuất ferocrom các bon cao tại xã Tân Khang (Nông Cống); Dự án sản xuất gạch ngói tại xã Đông Văn (Đông Sơn).

Còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 294 của HĐND tỉnhHiện trạng của Dự án xây dựng vườn ươm tại phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) là nơi tập kết rác thải.

Lãnh đạo nhiều huyện cho rằng, một trong những nguyên nhân của tình trạng dự án đã có quyết định thu hồi đất, nhưng chưa thu hồi được trên thực địa là do chưa liên hệ, đấu nối được với chủ đầu tư để thực hiện các thủ tục còn lại theo quy định của pháp luật. Thậm chí theo báo cáo của UBND huyện Yên Định trong buổi làm việc với đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, thì vẫn còn tình trạng chủ đầu tư cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất.

Cũng theo Báo cáo số 865/BC-HĐND của Thường trực HĐND tỉnh, thì chính quyền một số địa phương chưa làm tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai theo thẩm quyền. Công tác thanh, kiểm tra còn chưa thường xuyên, kịp thời. Còn tình trạng địa phương chỉ phối hợp với đoàn kiểm tra của tỉnh để kiểm tra, chưa chủ động trong công tác này. Vậy nên mới có tình trạng địa phương không nắm bắt chính xác trên địa bàn có bao nhiêu dự án vi phạm. Trên thực tế, khi phóng viên tìm hiểu thực địa dự án, nhiều cán bộ cấp xã gặp khó khăn trong việc xác định địa điểm. Đây vừa là tồn tại, hạn chế, vừa là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết 294.

Đáng chú ý, qua các buổi giám sát chuyên đề việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn, kết luận của Thường trực HĐND tỉnh sau giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay tại các sở, ngành, địa phương, nhiều đại biểu HĐND tỉnh cho rằng, nguyên nhân trên mới chỉ là “ngọn” của vấn đề. Còn gốc vấn đề nằm ở chỗ việc lựa chọn nhà đầu tư còn hạn chế, dẫn đến việc dự án được giao cho doanh nghiệp không đủ năng lực để triển khai. Và khi thực hiện rà soát, xử lý hoặc kiến nghị xử lý thì địa phương gặp khó khăn do số lượng cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở cơ sở còn ít; các quy định, văn bản hướng dẫn thi hành luật đôi khi chồng chéo…

Một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường (xin được dấu tên) cho rằng: “Việc khó khăn trong công tác xử lý các dự án chậm tiến độ không những gây lãng phí tài nguyên đất đai, mà nhiều nhà đầu tư xin đầu tư vào địa bàn, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương, nhưng huyện không còn quỹ đất để bố trí”.

Bàn về giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về đất đai tại các dự án giao đất, cho thuê đất trong thời gian tới, nhiều đại biểu HĐND tỉnh cho rằng các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện cần thường xuyên rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án để kịp thời phát hiện vi phạm, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phối hợp trong kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các dự án sau khi được chấp thuận đầu tư, giao đất, cho thuê đất. Kiên quyết không chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án mà chủ đầu tư yếu kém về năng lực tài chính, quản lý, điều hành. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhiều địa phương cũng cho rằng, đồng hành, hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cũng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn tình trạng dự án đầu tư chậm tiến độ…

Bài và ảnh: Đỗ Đức

Nguồn

Cùng chủ đề

Bầu các chức danh chủ chốt HĐND và UBND thành phố

Sáng 1/1, HĐND TP Thanh Hoá đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất, HĐND TP Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2021-2026 (sau khi nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hoá) để kiện toàn bộ máy chính quyền của TP Thanh Hoá và quyết định các nội dung theo quy định của pháp luật.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng, phó các Ban HĐND thành phốDự kỳ họp có...

Công nghiệp chế biến chế tạo

“Tam giác” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã tạo nên cực tăng trưởng năng động ở phía Bắc của Tổ quốc. Trên hành trình trở thành cực tăng trưởng thứ tư, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo Thanh Hóa đã khẳng định vị thế động lực và đang mở ra nhiều kỳ vọng trong tương lai!Công trường chế tạo trụ chân đế điện gió của PTSC Thanh Hóa tại Khu Kinh tế Nghi Sơn.Trụ...

Kỳ họp thứ 25 HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua nhiều nội dung quan trọng làm cơ sở pháp lý thúc đẩy sự...

Sáng 31/12, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh đã được tổ chức để thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng làm cơ...

Năm 2025, toàn quốc dự kiến sẽ khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án hạ tầng giao thông 

Chiều 30/12, Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.Các đại biểu tại điểm cầu Hà Nội.Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng điểm cầu 62 tỉnh, thành...

Nhanh chóng đưa Nghị quyết Đại hội MTTQ các cấp đi vào cuộc sống

Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự phối hợp của chính quyền, các ngành, các tổ chức thành viên để nhanh chóng đưa Nghị quyết Đại hội MTTQ các cấp đi vào cuộc sống. Thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức bộ máy trong nội bộ của cơ quan, đơn vị mình; đồng thời, tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên cùng thực hiện và tạo sự...

Cùng tác giả

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Sân bay Long Thành: Hình hoa sen dần lộ diện, đường băng sắp về đích

Những ngày đầu năm 2025, không khí làm việc tại công trường dự án sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) nhộn nhịp, khẩn trương. Đội ngũ công nhân, kỹ sư, giám sát và tư vấn làm việc liên tục để đảm bảo tiến độ thi công.Các nhà thầu đã tổ chức hàng trăm mũi thi công, huy động gần 7.000 chuyên gia, công nhân và người lao động, cùng với gần 3.000 thiết bị hiện đại....

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 4/1/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (4/1), Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị và các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-4-1-2025-235750.htm

Du lịch hứa hẹn bùng nổ với kỳ nghỉ tết dài 9 ngày

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là “cơ hội vàng” cho toàn ngành du lịch. Với đa dạng sự kiện, hoạt động văn hóa, du lịch, cùng sự chuẩn bị của các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch, Thanh Hóa hứa hẹn sẽ là điểm đến đầy sôi động, bùng nổ về lượng khách.Làng cổ Đông Sơn hứa hẹn là điểm đến thu hút khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên...

Bắc Bộ, Thanh Hóa lạnh về đêm và sáng, ngày nắng

04/01/2025 06:30 (Baothanhhoa.vn) - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay...

Cùng chuyên mục

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Giá vé máy bay nội địa tối đa 4 triệu đồng/chiều

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định ban hành mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam.Giá vé máy bay nội địa hạng ghế phổ thông vẫn nằm trong khung giá trần được Nhà nước quy định. (Ảnh: PV/Vietnam+)Dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định...

Hành trình 10 năm cho những gắn kết vững bền

Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12/2015, xuyên suốt một thập kỷ với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa và có sức lan tỏa sâu rộng, “Tháng trí ân khách hàng” đã góp phần tạo sợi dây gắn kết bền vững giữa ngành điện với cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng người dân. Sợi dây bền chặt này chính là tiền đề quan trọng...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Sôi động các công trình trọng điểm

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thanh Hóa đã “quyết thắng” cùng cả nước đưa những công trình kiến thiết kỳ vĩ “thần tốc” về đích, đưa khát vọng “vươn cao, bay xa”...Đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa.Niềm vui toàn dân tộc trong “khúc ca khải hoàn” ngày Quốc Khánh năm nay vỡ òa trong “tin chiến thắng”, khi cả nước hân hoan khánh thành công trình trọng điểm - Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng...

Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa vừa vượt qua một năm đầy “giông bão”, đưa tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh năm 2024 là 12,16%.Nông dân xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) thu hoạch lúa vụ mùa 2024.Nhìn lại sản xuất vụ mùa năm 2024, khi các loại cây trồng chính đã và đang chuẩn bị vào kỳ thu hoạch rộ, vào thời điểm tháng 9,...

“Mốc son” mới trong thu ngân sách nhà nước

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp thu ngân sách nhà nước (NSNN), thực thi các chính sách ưu đãi thuế, phí hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thu ngân sách Thanh Hóa đạt con số kỷ lục, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả...

Tin nổi bật

Tin mới nhất