Powered by Techcity

Cơ chế “trói buộc” nông nghiệp


Ruộng đồng được coi là “không gian sinh tồn” của người nông dân, song đang bị bỏ hoang ở nhiều nơi. Nguyên nhân chính vẫn là hiệu quả kinh tế kém do những cây trồng, vật nuôi truyền thống khó có đầu ra, cách làm nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ không còn phù hợp. Vấn đề đặt ra là phải tích tụ để phát triển sản xuất quy mô lớn, hiện đại hơn, hoặc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp phù hợp với sự phát triển của thực tiễn…

Cơ chế “trói buộc” nông nghiệp - “Xé rào” để đột phá (Bài 1): “Bờ xôi ruộng mật” bỏ hoang khắp nơiToàn bộ khu đồng sản xuất nông nghiệp của thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa) bị bỏ hoang gần chục năm qua.

Từ 1 xã…

Các vụ lúa thu mùa nhiều năm gần đây, cả cánh đồng Thều bao la bát ngát ven Quốc lộ 47 thuộc huyện Triệu Sơn vẫn phủ thảm xanh… cỏ dại. Đây là cánh đồng lớn của 2 xã Dân Lý và Dân Quyền, nhưng nông dân chủ yếu chỉ cấy vụ chiêm xuân. Có hơn 3 sào đất lúa ở cánh đồng liên xã ấy, bà Lê Thị Cử ở thôn 6, xã Dân Quyền cũng để ruộng hoang như hàng chục hộ khác trong thôn. Theo người nông dân 65 tuổi này, gia đình bà có 4 lao động, gồm 2 ông bà và 2 người con, nhưng những năm gần đây, một người con đi làm công nhân cho công ty ngay trong huyện, người khác mở quán gội đầu. Làm dịch vụ và công nhân mỗi tháng đã có thu nhập cao gấp nhiều lần vụ lúa còng lưng vất vả 4 – 5 tháng trời. Trong khi đó, năng suất lúa vụ thu mùa thường không cao, nhiều năm gặp bão còn bị ngập úng mất mùa nên người dân địa phương không mặn mà.

Cùng thôn 6 với bà Cử có khoảng 50 hộ dân có ruộng tại đồng Thều và đều bỏ hoang. Một số hộ có cày cấy vụ xuân, nhưng đa phần không canh tác vụ mùa với tổng diện tích hơn 20 mẫu đất. Do bỏ hoang nhiều năm, nơi đây còn trở thành bãi chăn thả bầy trâu của một số hộ dân trong vùng. Do thuận lợi giao thông ven quốc lộ nên khu đồng này cũng mới được UBND huyện Triệu Sơn kiến nghị tỉnh cho chuyển đổi thành đất cụm công nghiệp để phát huy quỹ đất, tạo thêm việc làm cho Nhân dân.

Cũng tại xã Dân Quyền, tình trạng bỏ ruộng hoang hầu như diễn ra ở khắp các thôn làng. Những cánh đồng nham nhở chỗ có dấu hiệu sản xuất, chỗ cỏ năn, chỗ cây bụi mọc đầy. Ven con đường vào thôn 4 cùng xã, khu đồng Dọc Khang và Đồng Đầm cũng có nhiều đám ruộng xanh ngát một màu cỏ dại. Ở khu đồng Cao Bước ngay sát khu dân cư thôn 4, những khu ruộng với cỏ cao ngang bụng người lớn. Theo người dân địa phương, khu đồng này đã bị bỏ hoang 6 – 7 năm liên tục… Ông Phạm Hồng Bắc – một trong những hộ dân có ruộng hoang nhiều tại các cánh đồng này với 10 sào đất lúa đã không cấy nhiều vụ.

Cơ chế “trói buộc” nông nghiệp - “Xé rào” để đột phá (Bài 1): “Bờ xôi ruộng mật” bỏ hoang khắp nơiCỏ lác, cỏ năn cao hơn đầu người lớn ở một khu đồng thuộc khu Phú Trung, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc.

Về thực trạng này, ông Lê Gia Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Dân Quyền, cho biết: “Xã có nhiều diện tích đất một lúa, nông dân chỉ cấy vụ chiêm xuân đủ lương thực ăn cả năm nên thường bỏ hoang vụ thu mùa. Với lại ở nhiều khu đồng, vụ mùa trùng mùa mưa bão, không chủ động được tưới tiêu, thỉnh thoảng lại mất do ngập nên dân không mặn mà. Nhiều hộ thiếu lao động phải thuê 100% từ làm đất, phun thuốc bảo vệ thực vật, thuê gặt… nên càng không muốn đầu tư vì sợ rủi ro”.

… đến khắp nơi

Thanh Hóa có số xã, phường nhiều nhất cả nước, nhưng đa số các xã, phường đều ít nhiều có ruộng bỏ hoang. Khảo sát tại huyện đồng bằng Hậu Lộc, từ gần chục năm qua, cánh đồng Ngõ Tháp của người dân làng Sơn thuộc xã Tiến Lộc vẫn được giăng kín bởi vô số cây dại cao cả mét. Cũng dễ hiểu khi nơi đây có nghề rèn truyền thống, cho thu nhập cao hơn nhiều làm ruộng. Cách đó không xa, từng khu ruộng lớn ngay ven Quốc lộ 10 thuộc khu Trung Phú của thị trấn Hậu Lộc với tầng tầng cỏ lác, cỏ năn nhiều năm không được phát dọn, nay cao ngang đầu người lớn. Từ hàng chục năm trước, khu đất kéo dài tới nửa cây số dọc Quốc lộ 10 này được trồng lúa và cây màu bởi đất rất màu mỡ. Khu đất nằm đối diện Trung tâm Y tế huyện Hậu Lộc thuộc xã Thịnh Lộc cũ, sau khi sáp nhập về thị trấn, đến nay cũng trở thành đất hoang.

Xuôi về phía vùng biển của huyện, không khó để bắt gặp những khu ruộng hoang nhiều sào đất ở các thôn Hoa Phú, Cao Xá xã Hoa Lộc. Ngay chân cầu De thuộc xã Minh Lộc, một cánh đồng trũng mênh mông hàng chục héc-ta từ nhiều năm cũng không có dấu hiệu của hoạt động sản xuất. Nơi đây bát ngát những cây dại sống được đất nhiễm mặn như lác, sậy. Chạy dọc khu đất là kênh De nối với cửa sông Lạch Trường nên cánh đồng này hoàn toàn có thể tích tụ hình thành các khu nuôi trồng thủy sản…

Bên kia dòng sông đỏ nặng phù sa ấy là huyện Hoằng Hóa cũng có nhiều “bờ xôi ruộng mật” để lãng phí nhiều năm. Từ phía xã Hoằng Yến qua cầu Cách, khu đất nhiều héc-ta gần nghĩa địa thôn Ngọc Đỉnh thuộc xã Hoằng Hà cũng được phủ kín không một chỗ trống bởi lục bình và đủ loại cây thủy sinh tự nhiên. Tương tự là cánh đồng phía sau nhà thờ Giáo xứ Ngọc Đỉnh cũng phủ kín một màu xanh hoang dại quanh năm. Cánh đồng chạy dọc đê sông Cung này rộng 100 mẫu đất đã bị bỏ hoang hóa gần chục năm qua, gần đây chính quyền địa phương xin được chủ trương quy hoạch đất dọc ven đường làng khoảng 200m chạy dài, sâu về phía đồng hơn 100m thành đất thổ cư nên còn khoảng 80 mẫu vẫn nguyên hiện trạng.

Cơ chế “trói buộc” nông nghiệp - “Xé rào” để đột phá (Bài 1): “Bờ xôi ruộng mật” bỏ hoang khắp nơiMột góc cánh đồng Đầm ở xã Dân Quyền (Triệu Sơn) nhiều năm không được canh tác.

Theo người dân địa phương, cả thôn có gần 300 hộ thì nhà nào cũng có ruộng tại cánh đồng này. Nơi đây có nghề phụ là bán bỏng ngô, đồ chơi, đồ ăn dạo khắp nơi nên nhiều gia đình không còn làm ruộng. Nguyên nhân khác là mỗi hộ lại được chia nhiều mảnh ở nhiều khu khác nhau nên manh mún, khó đưa cơ giới hóa hay áp dụng tiến bộ khoa học để thay đổi cơ cấu cây trồng. “Trước đây là cánh đồng lúa màu mỡ, nhưng khoảng chục năm qua, bắt đầu có hiện tượng không cày cấy và từ hơn 5 năm qua thì bỏ hoang toàn bộ cánh đồng. Nhà tôi có 4 sào nhưng lại phân thành 6 miếng 6 nơi khác nhau, thành ra manh mún cũng không phát triển được gia trại. Nhìn cánh đồng lãng phí cả chục năm trời cũng thấy sốt ruột, nhiều người cũng muốn dồn đổi rồi thuê thêm đất thành một khu rộng để làm trang trại, nuôi trồng thủy sản hay mô hình sản xuất lớn nhưng nhiều hộ không chịu đổi đất hay cho thuê, chính quyền địa phương thì chưa đứng ra kết nối thực hiện tích tụ được. Cũng vì không sản xuất mà những năm qua, người mất cũng không bị thu lại ruộng, người mới sinh cũng không được chia thêm…” – một người dân xin giấu tên cho biết.

Tổng hợp từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, những năm gần đây, tình trạng bỏ ruộng ở Thanh Hóa thường diễn ra ở vụ mùa với tổng diện tích khoảng từ 1.300 đến 1.400ha, chủ yếu là đất lúa, đó là chưa tính vụ đông. Nguyên nhân là quy mô sản xuất nông hộ còn manh mún, nhỏ lẻ; thu nhập từ trồng trọt không còn là thu nhập chính của nhiều gia đình, nó chưa thể bảo đảm nuôi sống và đáp ứng nhu cầu các hộ nông dân; sản xuất nông nghiệp mang nhiều yếu tố rủi ro, thiên tai, dịch bệnh…

Có thể kể ra hàng nghìn ví dụ khác ở khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa về tình trạng bỏ ruộng hoang, đồi hoang. Nhiều người có ruộng không canh tác, nhưng cũng không muốn nhường lại vì nhiều lý do, đang gây nên sự lãng phí đất nông nghiệp một cách ghê gớm. Việc tích tụ để chuyển đổi thành các mô hình nông nghiệp hiện đại, phát triển khu trang trại, gia trại tổng hợp để phát huy quỹ đất hay những mô hình canh nông đón khách… đã trở thành yêu cầu tất yếu.

Bài và ảnh: Nhóm PV

Bài 2: “Điểm nghẽn”



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/co-che-troi-buoc-nong-nghiep-xe-rao-de-dot-pha-bai-1-bo-xoi-ruong-mat-bo-hoang-khap-noi-235105.htm

Cùng chủ đề

Lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái

Chính sách phải hướng đến người dân, hay lấy người dân là trung tâm của việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội - là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, xây dựng nhà ở cho các đối tượng yếu thế là chính sách hết sức nhân văn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vừa khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần “Tương thân...

Xây dựng và phát triển Hoằng Hóa đến năm 2030 trở thành thị xã

“Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân huyện Hoằng Hóa cần phải thật sự đoàn kết, tiếp tục nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, đề ra nhiệm vụ, giải pháp đột phá để sớm hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hoằng Hóa trở thành thị xã ” - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đề nghị tại buổi làm việc với lãnh...

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn

Xác định phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều địa phương đã chú trọng công tác khôi phục các ngành nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Từ đó, giúp sử dụng triệt để lao động nông nhàn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần giảm...

Giao lưu, tọa đàm với chủ đề “Tự hào truyền thống, viết tiếp chiến công, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”

Tối 19/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức chương trình giao lưu, tọa đàm với chủ đề “Tự hào truyền thống, viết tiếp chiến công, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và trao giải Cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và cuộc thi tìm hiểu 80 năm truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam...

Cùng tác giả

Mỗi giọt máu cho đi

Tham gia hiến máu là hạnh phúc của tôiĐại uý Hoàng Đình Trung, đoàn viên thanh niên Chi đoàn Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh, tham gia hiến máu tại Ngày hội hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ lần thứ XVII- năm 2025”.Đại uý Hoàng Đình Trung, đoàn viên thanh niên Chi đoàn Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh chia sẻ: Qua theo dõi thông tin trên mạng xã hội, báo, đài... tôi đã...

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C

   Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế nhiệt độ trung...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 29/12/2024

Hôm nay (29/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ sáu về sắp xếp bộ máy của Chính phủ; bế mạc Giải bóng đá nhi đồng miền Bắc năm 2024 tại Thanh Hóa; Hội LHPN tỉnh tổ chức gặp mặt và trao quà Tết cho trẻ mồ côi...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-29-12-2024-235171.htm

Độc đáo những cung đường mang tên các loài “hoa” ở LAMORI

LAMORI Resort & Spa không chỉ có những công viên hoa rực sắc 4 mùa mà “Kỳ quan nghỉ dưỡng” này còn có những cung đường rất đặc biệt, khi tên gọi nơi đây được đặt theo tên các loài hoa. Điều đó đã tạo thêm sức hấp dẫn, lãng mạn cho khu nghỉ dưỡng mới nổi này.Ngất ngây cung đường đẹp như tranh.Xưa nay người ta vốn quen với tên các con đường gắn liền với các nhân...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 29/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 29/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-29-12-2024-235162.htm

Cùng chuyên mục

Chính thức khai trương Đại lý Skoda Thanh Hóa

Ngày 28/12, Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa phối hợp với Skoda Việt Nam tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động Đại lý Skoda Thanh Hóa tại Tòa nhà Tiên Sơn, số 1A Đại lộ Lê Lợi, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa). Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của Tập đoàn Tiên Sơn, cũng như góp phần mang đến cho khách hàng những trải nghiệm chất lượng từ thương hiệu xe xuất xứ châu...

Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Ngọc Lặc

Những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã có nhiều giải pháp bảo vệ, trồng rừng mới, từng bước hình thành các chuỗi liên kết trồng, chế biến, tiêu thụ lâm sản, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.Sản xuất ván bóc và băm dăm xuất khẩu tại Nhà máy Chế biên gỗ Đăng Sơn ở thôn Quan Thái Bình (xã Quang Trung).Huyện Ngọc Lặc hiện có gần 23.000ha...

Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.Sản xuất phân bón tại Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông.Thời điểm này, 2ha đất lúa của...

Bức tranh kinh tế – xã hội nhiều gam màu sáng

Khép lại năm 2024 với con số ấn tượng: 31/31 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn; đồng thời, cũng cho thấy một bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu tươi sáng.Diện mạo đô thị du lịch biển Sầm Sơn.TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các...

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hoàn thành diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm...

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) vừa phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC&CNCH tại đơn vị.Phổ biến, quán triệt phương án diễn tập PCCC & CNCH.Lãnh đạo và các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ an toàn của TSHPCo đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa...

Đẩy mạnh phát triển thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Chiều 27/12, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển thương mại tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021-2025 nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các khu vực này, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao...

Khởi công Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn

Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn không chỉ phát điện lên lưới quốc gia mà còn cung cấp nước tưới cho khoảng 240ha đất sản xuất và nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 4.000 nhân khẩu trên địa bàn huyện Mường Lát.Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án.Sáng 27/12, tại huyện Mường...

Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết

Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các làng hoa và vườn cây cảnh ở Thanh Hóa đã bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Các chủ vườn kinh doanh đang tích cực chăm sóc từng luống hoa, gốc cây, đồng thời nhập thêm nhiều loại hoa và giống hoa mới để đáp ứng nhu cầu trang trí, chơi hoa ngày tết của người dân. Những loại hoa truyền thống như...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất