Powered by Techcity

Chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (gọi tắt là Chỉ thị 13-CT/TW) được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm thực hiện quyết liệt, tình trạng cháy rừng giảm qua từng năm, không xảy ra điểm nóng, vụ việc nổi cộm về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép.

Chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý, bảo vệ rừngLực lượng kiểm lâm tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh rừng giáp ranh tại thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân (Như Xuân).

Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có

Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 43-KH/TU ngày 30/3/2017 và tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Chỉ thị số 13-CT/TW tới cán bộ chủ chốt toàn tỉnh; chỉ đạo các huyện, thị xã, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai chỉ thị đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, kế hoạch, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Các cấp, ngành, địa phương đã kiện toàn 252 trung đội dân quân tự vệ, duy trì hoạt động 1.600 tổ đội bảo vệ rừng. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, BV&PTR từng bước được hoàn thiện. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh tăng lên 53,6%, vượt chỉ tiêu đề ra; tình trạng cháy rừng giảm qua từng năm; không xảy ra điểm nóng, vụ việc nổi cộm về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép. Rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt, an ninh rừng được giữ ổn định. Từ năm 2017 đến nay, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng có liên quan đã phát hiện và xử lý 2.446 vụ, giảm 2.578 vụ so với cùng kỳ giai đoạn 2011-2016; lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính 2.420 vụ và khởi tố hình sự 26 vụ; tịch thu 1.842,736m3 gỗ các loại; 2.063,53 kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng; 807 cá thể động vật rừng còn sống; 107.455,4 kg thực vật rừng ngoài gỗ…

Các địa phương tích cực phát triển trồng rừng gỗ lớn, khôi phục rừng cây bản địa, nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao từng bước được khảo nghiệm và đưa vào trồng rừng; thực hiện tốt quy hoạch, phát triển 3 loại rừng. Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã trồng rừng tập trung được 64.723 ha và hơn 19 triệu cây phân tán các loại. Hàng năm, các địa phương đã thực hiện trồng rừng gỗ lớn được 3.500 ha, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn hơn 700 ha; thực hiện hiệu quả việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và cấp chứng chỉ rừng FSC theo quy định. Các địa phương phát triển, khai thác sử dụng rừng trồng hiệu quả, gắn với bảo vệ rừng. Công tác hợp tác, hội nhập quốc tế trong quản lý, BV&PTR được tăng cường, đẩy mạnh hợp tác song phương với tỉnh Hủa Phăn – nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thường xuyên trao đổi thông tin, bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, BV&PTR và quản lý lâm sản khu vực biên giới 2 tỉnh. Nhận thức của người làm nghề rừng và thu nhập từ sản xuất nghề rừng được nâng lên, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ rừng

Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang quản lý 647.677,11 ha rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, rừng đặc dụng 82.123,44 ha; rừng phòng hộ 163.538,25 ha; rừng sản xuất 402.015,42 ha… Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý BV&PTR theo Chỉ thị số 13-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 164-KH/TU ngày 11/9/2023 về việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; ngày 24/10/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 261/KH-UBND về việc thực hiện Kế hoạch số 164-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp và các địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về công tác quản lý BV&PTR, nhất là Chỉ thị số 13-CT/TW, Luật Lâm nghiệp năm 2017… và thực hiện đầy đủ các chính sách để duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, chủ rừng, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân đối với công tác quản lý BV&PTR. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý BV&PTR, PCCCR. Đồng thời, tiếp tục phát huy vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị – xã hội, cộng đồng dân cư đối với công tác quản lý BV&PTR. Các ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất rừng; hoàn thành giao đất, giao rừng trên diện tích UBND cấp xã đang tạm quản lý cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về BV&PTR. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phát triển rừng, sử dụng rừng, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tích tụ đất đai, liên kết trong sản xuất, liên kết với các cơ sở chế biến và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp. Các địa phương tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực khai thác, chế biến gỗ rừng trồng theo chuỗi giá trị phục vụ trong nước và xuất khẩu để nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế rừng.

Ông Đàm Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, cho biết: Sau khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý BV&PTR theo tinh thần Nghị quyết số 13-CT/TW, ngành nông nghiệp đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện đến các ngành, địa phương và các đơn vị liên quan trong tỉnh. Lực lượng kiểm lâm tích cực phối hợp với các lực lượng và địa phương thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, tạm dừng việc khai thác tận thu, tận dụng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để ưu tiên áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng, duy trì diện tích rừng tự nhiên hiện có; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác. Đồng thời, thực hiện hiệu quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm tỉnh phối hợp với các địa phương thực hiện tốt Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ, nhằm bổ sung thêm nguồn lực thực hiện công tác quản lý BV&PTR.

Bài và ảnh: Lê Hợi

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy hiệu quả các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phát triển, năm 2024 các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN. Nhờ đó, tỉnh đã thu hút được 3.683 DN thành lập mới, đứng thứ 7 cả nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.Bộ...

Cần có phương án tài chính đánh giá rất cụ thể về hiệu quả của dự án

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 14/2 Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai...

[Cập nhật] – Xúc động lễ giao nhận quân tại các địa phương

Hôm nay (14/2), hơn 4.000 thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chính thức lên đường về các đơn vị huấn luyện để bắt đầu một trang sử mới trong cuộc đời. Để buổi lễ giao nhận quân thật sự trang trọng, xúc động, truyền cảm hứng, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã có sự chuẩn bị tốt nhất. Trước ngày tổ chức lễ giao nhận quân đã diễn...

Phát triển đồng bộ, liên thông dữ liệu quốc gia đảm bảo dữ liệu đúng, đủ, sạch, sống

Chiều 13/2, Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động công tác Đề án 06/CP năm 2024; đánh giá kết quả thực hiện Đề án 06/CP tháng 1/2025, triển khai nhiệm vụ tháng 2/2025 và thời gian tới. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ chủ trì hội...

Huy động vốn, tăng trưởng dư nợ an toàn, hiệu quả

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngay từ những ngày làm việc đầu tiên, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động nhằm thực hiện các chương trình khuyến mãi, lì xì khách hàng đến giao dịch. Từ đó, thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ khách hàng, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của các tổ chức,...

Cùng tác giả

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 2): Sớm đưa du lịch trở thành ngành...

Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 40 cơ sở lưu trú với sức chứa khoảng 600 người, trong đó, có 20 homestay. Năm 2024, huyện đón 30.000 lượt du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn, doanh thu từ du lịch đạt 7,8 tỷ đồng... Đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của huyện.Khu di tích hang Co Phương ở bản Sạy, xã Phú Lệ là một trong những...

Khởi công Dự án số 1 – Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt...

Sáng 17/2, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức Lễ khởi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ...

Thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên

Năm 2025, thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên, đồng thời tổ chức thành công các lớp khởi sự doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh.Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa.Để đạt được mục tiêu đề ra, thị xã Nghi Sơn và 30 xã, phường trên địa bàn thị xã tiếp tục tăng cường sự...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ra quân huấn luyện năm 2025

Sáng 17/2/, đoàn công tác Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Dũng, Phó Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện, lễ ra quân huấn luyện năm 2025 tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Đại tá Vũ Văn Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.Đoàn...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Cùng chuyên mục

Khởi công Dự án số 1 – Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt...

Sáng 17/2, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức Lễ khởi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ...

Thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên

Năm 2025, thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên, đồng thời tổ chức thành công các lớp khởi sự doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh.Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa.Để đạt được mục tiêu đề ra, thị xã Nghi Sơn và 30 xã, phường trên địa bàn thị xã tiếp tục tăng cường sự...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Tiếp tục đầu tư lưới điện truyền tải đồng bộ, hiện đại

Bên cạnh phát triển các dự án nguồn điện mới, ngành điện không ngừng đầu tư mới và nâng cấp hệ thống truyền tải qua địa bàn tỉnh. Cùng với giải tỏa công suất cho các nhà máy, lưới truyền tải điện đã đáp ứng nguồn cung chất lượng cao cho sản xuất và tiêu dùng; đồng thời chuyển tải nguồn điện liên miền hiệu quả.Cán bộ kỹ thuật Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa sử dụng máy soi...

Đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước từ đầu năm

Năm 2024 thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh đạt 57.052 tỷ đồng, vượt 60% dự toán và tăng 32% so với cùng kỳ. Đây là số thu cao nhất từ trước đến nay.Cán bộ ngành thuế Thanh Hóa tăng cường quản lý, hạn chế nợ đọng thuế, góp phần tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và khai thác tăng thêm nguồn thu cho NSNN.Năm 2025 dự toán thu NSNN tỉnh Thanh Hóa được...

Phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Bắc Hoằng Hóa”

Sáng 17/2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp Hội) đã tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Bắc Hoằng Hóa, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.Toàn cảnh hội thảoCăn cứ vào Dự thảo Quy hoạch và các tài liệu có liên quan được Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu...

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn tạo giống cây trồng

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa có hơn 200 đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và khoảng 20 đơn vị ngoài tỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Bình quân hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao.Cán bộ...

Bài toán cân đối nguồn lực vận chuyển

Thanh Hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó, logistics giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bài toán cân đối nguồn lực vận chuyển vẫn là một thách thức lớn khi hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu...

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”

Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ gợi nhắc về một miền quê “cổ tích”, với mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,... đều thấm đẫm sắc màu huyền thoại, mà còn nổi danh với nghề chiếu cói từ xưa. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị của ông cha; đồng thời du nhập những...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 1)

So sánh trên bình diện cả nước, Thanh Hóa không phải là điểm “nóng” về tập kết hay buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hình thức trung chuyển đa dạng khiến vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả tại Thanh Hóa vẫn diễn biến khó lường, với nhiều vụ việc quy mô rất lớn. Đặc biệt, sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT), các mạng xã hội xuyên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất