Powered by Techcity

Chuyện bán nhà, vay lãi để khởi nghiệp


Tuổi 43, anh Bùi Văn Công ở xã Đa Lộc (Hậu Lộc) đã có nhà lầu, ô tô tải chuyên dụng, xe con hạng sang và nhiều tài sản giá trị. Không chỉ ở thôn Đông Tân nơi anh sinh sống, mà trên địa bàn toàn xã, anh đã nổi tiếng với thành công trong nuôi chim bồ câu quy mô lớn gắn liên kết đầu ra của sản phẩm.

Chuyện bán nhà, vay lãi để khởi nghiệp

Trang trại nuôi chim bồ câu Pháp của anh Bùi Văn Công thường duy trì quy mô gần 10.000 đôi chim bố mẹ.

Đứng lên từ tay trắng…

Phía sau cánh cổng ngõ hiện đại là những chậu cây cảnh, bonsai được mua từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Nhưng chơi cây chỉ là cái thú với chủ ngôi biệt thự khang trang mái Thái lớn nhất nhì ở đất Đa Lộc này. Trang trại nuôi chim bồ câu Pháp ở khu vườn phía sau nhà mới là hoạt động kinh tế chính của anh Bùi Văn Công.

Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, anh Công đã trải qua những thăng trầm, nhiều thời điểm trắng tay, tưởng chừng sạt nghiệp. “Năm 2010 sau khi bố tôi mất, gia đình như mất phương hướng, kinh tế kiệt quệ. Tôi phải nung nấu khởi nghiệp để gánh vác. Thế rồi tôi khăn gói đi nhiều nơi để tìm hướng làm ăn. Khi đến Bắc Giang, tôi thấy nuôi chim bồ câu phù hợp nên quyết tâm về triển khai tại quê nhà. Để có mặt bằng đủ rộng, năm 2013, tôi miễn cưỡng phải bán đi một mảnh đất và căn nhà của gia đình để mua một ao tù và đất vườn của 3 hộ xung quanh. Sau khi san lấp hoàn thổ, tạo được mặt bằng thì cũng hết vốn. Tôi tiếp tục đi vay ngân hàng, rồi vay lãi bên ngoài mới đầu tư được chuồng trại” – anh Bùi Văn Công nhớ lại.

Từ năm 2014, anh bắt đầu khởi nghiệp với 100 đôi chim bố mẹ ban đầu, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên tỷ lệ chim non bị chết lên đến 30%. Vừa làm vừa đúc rút, gần năm sau, khi ấy chỉ bán 6.000 đồng một chim non mà đã có lợi nhuận 7 triệu đồng mỗi tháng. Rồi liên tục những năm sau đó, anh mở rộng cơ sở sản xuất, tăng số chim bố mẹ lên 2.000, rồi 7.500 đôi. Lợi nhuận ngày càng cao, đầu ra của chim non thương phẩm được thiết lập nên đến những năm 2018-2019, anh đã trả hết nợ nần, có tích lũy.

Chuyện bán nhà, vay lãi để khởi nghiệp

Anh Bùi Văn Công, xã Đa Lộc (Hậu Lộc) kiểm tra và chăm sóc chim bố mẹ.

Cũng theo anh Công, tưởng đến ngày hưởng thành quả thì dịch COVID-19 ập đến, các lệnh giãn cách liên tiếp được ban hành, chim không xuất bán được trong thời gian dài. Gắng gượng từng đồng vốn cuối cùng, rồi tiếp tục đi vay lãi để mua thức ăn duy trì đàn chim qua từng ngày, tưởng chừng như phá sản. Số chim non lớn lên đành phải nuôi thành chim bố mẹ nên tổng đàn tăng vọt. May thay, đến giai đoạn 2021-2022, dịch bệnh dần được khống chế, mọi hoạt động sản xuất của trại chim lại tiếp tục phát triển. Lúc này, tổng đàn chim bố mẹ đã là… 20.000 con, trở thành một trong những trại chim lớn ở Thanh Hóa và các tỉnh phía Bắc.

…đến doanh thu 8 tỷ đồng mỗi năm

Dẫn chúng tôi đi thăm khu sản xuất, anh Công nhiệt tình giới thiệu từng công đoạn, quy trình nuôi. Mỗi đôi chim bố mẹ được nuôi nhốt trong một ô lồng, xếp nhiều tầng, ghép với nhau thành mỗi dãy hàng trăm ô. Đây là loài bồ câu lai nguồn gốc từ nước Pháp nên trọng lượng gần gấp đôi chim bản địa truyền thống, con trưởng thành có thể nặng tới 1,3 – 1,5kg.

“Sau khi chim sinh sản, các công nhân thay trứng nhựa để “đánh lừa” chim mẹ ấp trứng. Trứng chim thật được mang đi ấp bằng máy để rút ngắn thời gian. Thay vì phải mất 15 đến 18 ngày ấp trứng, thì chỉ ít ngày sau, 2 chim non được đưa đến cho chim mẹ hàng ngày mớm mồi nuôi lớn. Bởi thế mà người nuôi chim ở đây rút ngắn được thời gian và năng suất” – anh Bùi Văn Công, chia sẻ bí quyết. Chỉ sau 25 ngày xuất bán chim non thương phẩm, các đôi bố mẹ lại tiếp tục đẻ trứng lứa tiếp theo. Theo anh Công, do được chăm sóc đúng quy trình và khoa học, nhiều đôi chim gần 10 năm vẫn đẻ trứng đều.

Khi đã chiếm lĩnh được kỹ thuật, thì mọi khâu đều trở nên dễ dàng. Không những vậy, nhiều tiến bộ kỹ thuật cũng được du nhập vào sản xuất. Có tới 14 dãy chuồng nuôi, mỗi chuồng dài hàng trăm mét, nhưng anh đã lắp đặt hệ thống cho thức ăn và cung cấp nước tự động theo dây chuyền. Từ đó mà 8 lao động trước kia, nay chỉ còn 4, giảm được chi phí nhân công lao động.

Hiện nay, mỗi tháng, trang trại bồ câu của anh Công xuất bán trung bình 6.000 chim thương phẩm. Với giá bán 150.000 đồng mỗi đôi, tương đương thu nhập 450 triệu đồng mỗi tháng. Những năm gần đây, anh đều có doanh thu hơn 5 tỷ đồng mỗi năm. Cộng với doanh thu từ các khâu dịch vụ liên quan, cung ứng cấp thức ăn, dịch vụ thu gom vận chuyển chim thương phẩm cho hàng chục hộ khác, đã nâng tổng doanh thu của anh lên 8 tỷ đồng mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, vẫn còn lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng. Đó là chưa kể giá trị đàn chim trong trại từng được định giá 3 tỷ đồng, hạ tầng chuồng trại khoảng 6 tỷ đồng. 4 lao động làm việc thường xuyên tại đây cũng có thu nhập ổn định 7 – 8 triệu đồng/người/tháng.

Liên kết cùng phát triển

Từ sự thành công của anh Bùi Văn Công, nhiều người địa phương đến học tập kinh nghiệm và triển khai. Đến nay, toàn xã Đa Lộc đã có 40 hộ phát triển các khu nuôi chim tương tự, trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Anh Công chính là người chuyển giao kỹ thuật, công nghệ nuôi, hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh, thiết kế và xây dựng chuồng trại theo đúng quy chuẩn và truyền đạt kinh nghiệm rút ra sau nhiều năm phát triển đàn chim.

Chuyện bán nhà, vay lãi để khởi nghiệp

Chim bồ câu non được ấp bằng máy trong trang trại để rút ngắn thời gian sinh sản cho chim mẹ.

Không chỉ vậy, chủ trang trại chim bồ câu sinh năm 1982 này còn đứng ra làm đầu mối liên kết với các chủ hộ nuôi chim để trở thành cộng đồng cùng tương hỗ nhau phát triển. Ở đất Đa Lộc, những người nuôi bồ câu Pháp thường gắn cho anh tên gọi trìu mến là “chủ tịch”, bởi không những có trại chim lớn nhất mà anh còn là người đứng ra giúp đỡ, kết nối để các mô hình cùng lớn mạnh.

Nhờ có được các hợp đồng cung cấp chim bền vững với đối tác, anh Công đã đứng ra thu gom toàn bộ chim non đến kỳ xuất bán cho các hộ. Mỗi tháng đều đặn 4 chuyến, chính anh là người lái xe tải gia đình để đưa hàng chục nghìn chim thương phẩm cho các đối tác đầu mối của các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội…

Luôn là người đi đầu trong tìm tòi, nghiên cứu, anh đã mua hệ thống máy sản xuất thức ăn cho chim để giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian, hạ giá thành. Ngô xay rối, rau củ cùng tỏi và mật mía, được ủ lên men chính là công thức tối ưu cho chim bố mẹ phát triển mà anh đã đúc kết được. Không chỉ cung cấp cho trang trại gia đình, anh Công còn cung ứng cho nhiều chủ mô hình khác. Từ loại thức ăn có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên ấy, chim bồ câu ở Đa Lộc đã được công nhận là “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chăn nuôi hữu cơ theo TCVN 11041-3:2017”. Đó cũng chính là “giấy thông hành” để sản phẩm chim bồ câu Pháp của Đa Lộc ngày càng vươn xa đi nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh.

Theo Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại xã Đa Lộc Bùi Chí Công: “Chim bồ câu Pháp đã trở thành đối tượng con nuôi cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở vùng biển Đa Lộc những năm gần đây. Xã coi đây là nghề mới, khuyến khích các hộ hợp tác cùng phát triển bền vững. Ưu điểm của con nuôi này là chất thải khô, lượng nhỏ, hầu như không phát tán mùi đi xa nên không gây ô nhiễm môi trường như các trại lợn hay con nuôi khác”.

Bài và ảnh: Lê Đồng



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/chuyen-ban-nha-vay-lai-de-khoi-nghiep-243941.htm

Cùng chủ đề

Khai mạc Lễ hội Cầu Ngư năm 2025

Sáng 21/3 (tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ), tại Trung tâm văn hóa xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) đã diễn ra khai mạc Lễ hội Cầu Ngư năm 2025, thu hút đông đảo các đại biểu và Nhân dân, những người con xa quê, du khách thập phương về dự.Lễ hội Cầu Ngư thu hút đông đảo các đại biểu, những người con xa quê, Nhân dân, du khách về dự.Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội truyền thống...

Gần 1.200 người tham gia phát động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ” và Ngày chạy Olympic

Sáng 2/3, huyện Hậu Lộc đã tổ chức lễ phát động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Ngày chạy Olympic “Vì sức khỏe toàn dân”, Giải Việt dã huyện Hậu Lộc lần thứ XXIX - năm 2025.Các VĐV xuất phát nội dung chạy 3.000m nữ Giải việt dã.Đây là hoạt động TDTT mừng Đảng - mừng Xuân, chào mừng Lễ công bố quyết định công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn...

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp

Phát huy sức trẻ trong phong trào lập thân, lập nghiệp, những năm qua đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Từ đó, không chỉ giúp thanh niên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.HTX mắc ca Thành Phát, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân thu hoạch sản phẩm từ cây...

Những mô hình trang trại tuần hoàn khép kín cho thu nhập cao

Trang trại tổng hợp của gia đình anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn) có diện tích 1,6ha, được quy hoạch thành 2 khu vực sản xuất chăn nuôi và trồng trọt áp dụng công nghệ cao (CNC) trong nhà lưới, ở giữa là ao thả cá.Cây ăn quả được trồng dọc lối đi vào khu vực chăn nuôi của anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn).Trong lối đi vào khu vực chăn nuôi trồng...

Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

Xác định hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Hội LHPN huyện Hà Trung đã có nhiều hoạt động thiết thực, đồng hành cùng hội viên trong phong trào phát triển kinh tế bằng các hoạt động đa dạng, như: tuyên truyền, vận động chị em tham gia khởi nghiệp, hăng hái thi đua sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn vay, mở các lớp đào tạo nghề... Qua đó,...

Cùng tác giả

Đặc sắc chương trình văn nghệ “Hàm Rồng vang mãi những chiến công”

Nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, tối 1/4, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), tổ chức chương trình văn nghệ “Hàm Rồng vang mãi những chiến công”.Các đại biểu dự chương trình.Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên đến từ các đội văn nghệ, các trường học, các khối đoàn thể trên địa bàn phường Hàm Rồng với nhiều tiết mục biểu diễn. Nội dung các...

[Bản tin 18h] Trong 40 mỏ vàng vừa phát hiện, có 4 mỏ tại Thanh Hóa

01/04/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ban...

Hàm Rồng – Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Mục tiêu chính của cuộc không kích cầu Hàm Rồng lần này được Mỹ giao cho Tập đoàn Không quân chiến thuật số 2 - “Anh cả đỏ” trong lực lượng không quân chiến thuật Mỹ và được trang bị máy bay F105 - loại máy bay tối tân, hiện đại nhất lúc bấy giờ. Loại máy bay này được mệnh danh là “thần sấm”, bởi dựa vào tiếng gầm rít của nó trên bầu trời để uy hiếp...

Tổng duyệt chương trình Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Chiều 1/4, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025) tổ chức tổng duyệt chương trình Lễ kỷ niệm.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự buổi tổng duyệt Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3,4/4/2025).Dự tổng duyệt chương trình có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Hội nghị chuyên đề “Phương pháp xây dựng câu lạc bộ dân ca và nghệ thuật hát chèo”

Hội nghị nói chuyện về chuyên đề “Phương pháp xây dựng câu lạc bộ dân ca và nghệ thuật hát chèo” là hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn TP Sầm Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Chiều 1/4, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” TP Sầm Sơn đã...

Cùng chuyên mục

Góp phần cải thiện đời sống của các đối tượng chính sách, người lao động có thu nhập thấp

Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn tỉnh với lãi suất ưu đãi đã và đang giúp hàng nghìn hộ gia đình cán bộ, công chức, người lao động thu nhập thấp ổn định về nơi ở, thực hiện ước mơ “an cư, lạc nghiệp”, cải thiện cuộc...

Hướng tới Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

Không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ, trưng bày, khai thác, phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa còn là nơi lưu giữ rất nhiều ký ức hào hùng về chiến thắng Hàm Rồng thông qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật, giúp người dân ghi nhớ chiến công lừng lẫy của quân và dân Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống...

Tăng giá trị nông sản bằng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

Những năm gần đây, câu chuyện về tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP không còn xa lạ với nông dân Thanh Hóa. Nếu như trước đây, nông sản chủ yếu tiêu thụ qua thương lái với giá cả bấp bênh, thì nay việc đạt được các chứng nhận này đang giúp sản phẩm địa phương khẳng định vị thế trên thị trường, từ siêu thị trong nước đến các thị trường quốc tế khó tính. Dù hành trình áp dụng tiêu...

Tích cực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nhằm tạo phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các biện pháp tái tạo phát triển NLTS tại các thủy vực tự nhiên nội địa, hồ chứa và vùng biển ven bờ của tỉnh.Các tổ chức phối hợp với huyện Nga Sơn thả tôm giống khu vực ven biển.Theo thống kê của ngành...

Tăng cường kiểm soát tàu cá trên biển

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5, các lực lượng liên ngành của tỉnh đã tích cực phối hợp tuần tra, kiểm soát tàu cá và ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác...

Bá Thước thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng bền vững

Huyện Bá Thước có 54.781,16ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 39.391,57ha, còn lại là rừng trồng. Rừng trên địa bàn huyện được đánh giá còn giàu về trữ lượng, đa dạng về thành phần loài với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, tập trung trên diện tích rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.Cán bộ, kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm Bá Thước kiểm tra rừng tại xã Kỳ Tân.Xác định rừng không...

Hạ tầng giao thông thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế

Hạ tầng giao thông được xem là “huyết mạch”, “xương sống” của nền kinh tế. Thời gian qua, cùng với sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã huy động tối đa các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng lực hấp dẫn, thu hút “đại bàng” về làm tổ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát...

Đưa thương hiệu hàng hóa Thanh Hóa ra thị trường quốc tế

Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đưa hàng hóa sang 68 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 6,3 tỷ USD, Thanh Hóa đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu. Tận dụng tốt cơ hội “mở” của thị trường, các DN đang tiếp tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm;...

Ứng dụng khoa học – công nghệ, nhân lên những “mùa quả ngọt”

Xác định ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, HTX đầu tư sản xuất nông nghiệp thông minh gắn với phát triển sản phẩm chủ lực nhằm gia tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Từ đó, đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân lên...

Nâng cao hiệu quả quản lý vận hành, giảm thiểu sự cố lưới điện 110kV

Nhằm nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện và đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, mới đây, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đã có buổi làm việc với Xí nghiệp lưới điện cao thế về việc đánh giá thực trạng hệ thống lưới điện 110kV, phân tích nguyên nhân các sự cố, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.Toàn cảnh buổi làm việc.Tính đến thời điểm hiện tại, lưới...

Tin nổi bật

Tin mới nhất