Powered by Techcity

Chương trình phát triển kinh tế

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị – xã hội và sự đồng thuận vào cuộc của người dân, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình), đã và đang đạt được nhiều kết quả đáng mừng.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025: Chính sách nhân văn, vì người dân! (Bài 1): Khi “ý Đảng” hợp “lòng dân”Một góc khu tái định cư bản Ón, xã Tam Chung (Mường Lát). Ảnh: Đồng Thành

Vượt lên rào cản

Phải khẳng định rằng, việc xây dựng và triển khai chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi là một chính sách nhân văn, vì con người và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, bước vào đầu nhiệm kỳ này, việc triển khai thực hiện chương trình không hề dễ, do gặp nhiều thách thức, khó khăn chưa từng thấy, nhất là đại dịch COVID-19. Trong khi khu vực miền núi vốn đã gặp nhiều khó khăn, nên càng dễ bị tác động, tổn thương. Đó còn chưa nói mỗi năm khu vực này thường chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bước sang giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thanh Hóa còn 21 xã, 132 thôn đặc biệt khó khăn, giảm 79 xã (trong đó sau sáp nhập giảm 74 xã) và 554 thôn so với giai đoạn 2016-2020. Đây là kết quả đáng mừng, khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Song mặt khác, điều này lại đồng nghĩa nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo ở khu vực miền núi bị giảm. Và trên thực tế, nhiều xã, thôn, bản vừa thoát ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, điều kiện kinh tế – xã hội, mức sống của người dân chưa được cải thiện nhiều.

Trước những khó khăn, thách thức này, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Điển hình như cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ người dân ở các thôn, bản vừa thoát ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn tham gia BHYT…

Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả của các cấp ủy, chính quyền, sự chung tay của các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện Chương trình, diện mạo nông thôn ở nhiều khu vực miền núi đang khởi sắc từng ngày. Như tại Mường Lát, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành chương trình trọng tâm về quy hoạch lại vùng sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế nông, lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã xây dựng được 12 mô hình chăn nuôi, 6 mô hình trồng trọt gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện đã kêu gọi các doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân và lựa chọn các hộ dân có nhu cầu, đủ điều kiện sản xuất nông, lâm sản để tham gia chuỗi liên kết và thành lập 6 HTX. Điển hình như HTX nông lâm Trung Thành (xã Quang Chiểu) đã liên kết với 200 hộ dân trên địa bàn để sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm gạo nếp Cay Nọi và măng khô. HTX thương mại dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp huyện Mường Lát (xã Mường Chanh) đã liên kết với các hộ dân trên địa bàn các xã Quang Chiểu, Mường Chanh sản xuất và cung ứng ra thị trường hơn 50 tấn bí thơm Đồng Sa mỗi năm… Những mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần làm chuyển biến nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất từ tự cung tự cấp sang tư duy sản xuất hàng hóa trong Nhân dân.

Bí thư Huyện ủy Mường Lát Hà Văn Ca cho biết, nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, Mường Lát tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Đáng chú ý là cơ sở hạ tầng được đầu tư và nâng cấp, trong nửa nhiệm kỳ đã có hơn 20 bản được đầu tư lưới điện quốc gia. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, an sinh xã hội luôn được đảm bảo…

Còn tại huyện Lang Chánh, bước vào đầu nhiệm kỳ này Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiều chương trình phát triển kinh tế – xã hội, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, chú trọng thu hút doanh nghiệp vào địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh… Nhờ đó, đã có thêm nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, mà điển hình là Công ty CP Bamboo King Vina. Năm 2021, công ty này đã đầu tư xây dựng dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng tại Cụm Công nghiệp Bãi Bùi (thị trấn Lang Chánh) với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng. Sau khi đi vào hoạt động, nhà máy được kỳ vọng giải quyết việc làm cho 1.500 lao động và hàng nghìn lao động gián tiếp trong khu vực. Không chỉ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở Lang Chánh, căn cứ vào nguồn nguyên liệu phục vụ vận hành, nhà máy này còn được kỳ vọng góp phần tạo nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân trồng tre, luồng ở cả khu vực miền núi.

Nhìn chung, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình, với tinh thần quyết tâm cao vượt khó, diện mạo nông thôn miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày một nâng cao, trên địa bàn không để xảy ra các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự…

An toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết

Trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025, công tác bố trí sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai là một điểm nhấn nhân văn.

Xác định chăm lo cuộc sống, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, ngày 8-9-2021 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 590-KL/TU về việc sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Từ đó, công tác quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất được quan tâm thực hiện. Đến nay, các huyện miền núi đã tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch bố trí tái định cư xen ghép vào 150 điểm dân cư hiện có để bố trí đất ở cho 1.122 hộ. Quy hoạch 51 điểm tái định cư tập trung, tái định cư liền kề, với diện tích quy hoạch khoảng 128 ha, để bố trí cho 1.724 hộ dân đến tái định cư, trong đó có 17 điểm tái định cư tập trung, 34 điểm tái định cư liền kề.

Thực hiện Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025, đến nay các huyện miền núi đã bố trí tái định cư xen ghép cho 145 hộ, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng 4 khu tái định cư tập trung, bố trí cho 151 hộ đến nơi ở mới, gồm khu tái định cư bản Lở, xã Nam Động, khu tái định cư bản Tang, xã Trung Thành (Quan Hóa), khu tái định cư Co Hương, bản Ngàm, xã Tam Thanh (Quan Sơn), khu tái định cư bản Ón, xã Tam Chung (Mường Lát). 11 khu tái định cư tập trung, tái định cư liền kề cũng đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các huyện đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để bố trí nơi ở mới cho 389 hộ. Cùng với đó, quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025), HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng 4 khu tái định cư tập trung, diện tích 9 ha với tổng kinh phí 77.591 triệu đồng, để bố trí nơi ở cho 259 hộ tại các huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa và Lang Chánh.

Niềm vui đến với hàng trăm hộ dân bao năm qua phải ở ven suối, chân đồi, sống chung với nỗi lo sợ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất mùa mưa bão. Trên những khu tái định cư với hạ tầng kiên cố, an toàn, gương mặt người dân lộ rõ niềm vui như chưa từng vui hơn. Như Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Ngàm, xã Tam Thanh (Quan Sơn) Lò Văn Piên chia sẻ: “Đúng là có nằm mơ bà con cũng không thấy mình được sinh sống ở nơi khang trang, sạch đẹp thế này”.

Rồi đây, từ các chương trình, dự án, sẽ có thêm nhiều khu tái định cư được xây dựng, làm nơi ở an toàn cho người dân ở khu vực có nguy cơ cao thiên tai. Đó là những công trình của “ý Đảng” hợp “lòng dân”, hiện hữu minh chứng một quyết tâm chính trị, đặt việc chăm lo cuộc sống, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.

Theo dự thảo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay có 10/28 chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành. Trong giai đoạn 2021-2023, kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được quan tâm đầu tư, với nhiều dự án về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nước sạch, lưới điện được triển khai xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng… Tính chung trên địa bàn các huyện miền núi, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng năm 2022 đạt 26.125 tỷ đồng, tăng 1,34 lần so với năm 2020. Hiện đã có 11 cụm công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 455,52 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,8 nghìn tỷ đồng…

Đồng Thành

Bài 2: Những vấn đề đặt ra.

Nguồn

Cùng chủ đề

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Đà Nẵng: Nhiều chương trình thiết thực, nhân văn dành cho người dân trong dịp Tết

Tết Ất Tỵ năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua nhiều chương trình thiết thực, nhân văn. Với đối tượng chính sách, người yếu thế, tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là hơn 126 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng hơn 108,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách từ Trung ương hơn 7,4 tỷ đồng và nguồn của...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 31/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (31/12), diễn ra Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII; TP Thanh Hóa tổ chức chương trình “Chào năm mới - 2025”. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-31-12-2024-235405.htm

Điện lực TP Thanh Hóa triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Tháng tri ân khách hàng năm 2024

Tiếp nối những hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng và khách hàng sử dụng điện, cùng với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa), Điện lực TP Thanh Hóa đã triển khai nhiều việc làm có sức lan tỏa mạnh mẽ nhân Tháng tri ân khách hàng năm 2024. Chương trình năm nay ngành điện hướng tới các khách hàng sử dụng điện thông qua các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng và...

Gặp mặt, trao quà Tết và kinh phí đỡ đầu cho trẻ mồ côi khó khăn

Sáng 29/12, tại huyện Vĩnh Lộc, Hội LHPN tỉnh,Hội LHPN huyện Vĩnh Lộc phối hợp với Tập đoàn Đại Dũng (TP Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình gặp mặt, traoquà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho 212 trẻ mồ côi khó khăn được Tập đoàn Đại Dũng nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng, chăm sóc.Đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các...

Cùng tác giả

Điểm tin nổi bật ngày 4/1/2025

04/01/2025 06:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Kéo dài thời gian thực hiện...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 4/1/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 4/1/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-4-1-2025-235762.htm

Phát triển trekking tour theo hướng chuyên nghiệp, hấp dẫn

Với địa hình, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, gắn với giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ tháng 12/2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào khai thác loại hình du lịch trekking (đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên) tại một số huyện miền núi. Tuy nhiên, để trekking tour thực sự trở nên chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách vẫn cần có thêm thời gian để hoàn thiện và...

Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các anh hùng liệt sĩ

Với lòng thành kính, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, đời đời ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các anh hùng liệt sĩ đã công hiến, hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc Nhân dân.Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dâng hương...

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi

Chiều 3/12, Tỉnh đoàn đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành, kỳ họp thứ 6, nhiệm kỳ 2022-2027.Các đại biểu dự hội nghị.Năm 2024, với chủ đề “Năm Thanh niên tình nguyện”, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng bằng những việc làm, mô hình, phần việc, hoạt động cụ thể, thiết thực đạt kết quả tốt. Có 12/12 chỉ tiêu công tác năm đề ra đạt và vượt kế hoạch.Bí thư Tỉnh đoàn...

Cùng chuyên mục

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Giá vé máy bay nội địa tối đa 4 triệu đồng/chiều

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định ban hành mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam.Giá vé máy bay nội địa hạng ghế phổ thông vẫn nằm trong khung giá trần được Nhà nước quy định. (Ảnh: PV/Vietnam+)Dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định...

Hành trình 10 năm cho những gắn kết vững bền

Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12/2015, xuyên suốt một thập kỷ với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa và có sức lan tỏa sâu rộng, “Tháng trí ân khách hàng” đã góp phần tạo sợi dây gắn kết bền vững giữa ngành điện với cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng người dân. Sợi dây bền chặt này chính là tiền đề quan trọng...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Sôi động các công trình trọng điểm

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thanh Hóa đã “quyết thắng” cùng cả nước đưa những công trình kiến thiết kỳ vĩ “thần tốc” về đích, đưa khát vọng “vươn cao, bay xa”...Đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa.Niềm vui toàn dân tộc trong “khúc ca khải hoàn” ngày Quốc Khánh năm nay vỡ òa trong “tin chiến thắng”, khi cả nước hân hoan khánh thành công trình trọng điểm - Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng...

Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa vừa vượt qua một năm đầy “giông bão”, đưa tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh năm 2024 là 12,16%.Nông dân xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) thu hoạch lúa vụ mùa 2024.Nhìn lại sản xuất vụ mùa năm 2024, khi các loại cây trồng chính đã và đang chuẩn bị vào kỳ thu hoạch rộ, vào thời điểm tháng 9,...

“Mốc son” mới trong thu ngân sách nhà nước

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp thu ngân sách nhà nước (NSNN), thực thi các chính sách ưu đãi thuế, phí hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thu ngân sách Thanh Hóa đạt con số kỷ lục, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả...

Công nghiệp chế biến chế tạo

“Tam giác” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã tạo nên cực tăng trưởng năng động ở phía Bắc của Tổ quốc. Trên hành trình trở thành cực tăng trưởng thứ tư, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo Thanh Hóa đã khẳng định vị thế động lực và đang mở ra nhiều kỳ vọng trong tương lai!Công trường chế tạo trụ chân đế điện gió của PTSC Thanh Hóa tại Khu Kinh tế Nghi Sơn.Trụ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất